Phương pháp nghiên cứu thông qua thiết kế bảng hỏi

Một phần của tài liệu Hoạch định nguồn nhân lực của ngân hàng TMCP sài gòn hà nội (SHB) giai đoạn tái cấu trúc (Trang 34)

6. Kết cấu đề tài

2.2. Phương pháp nghiên cứu thông qua thiết kế bảng hỏi

Tác giả sẽ trình bày cụ thể về quy trình nghiên cứu, các biến nghiên cứu, phương pháp thu thập thông tin, cách thức phân tích và xử lý số liệu, các công cụ. Quá trình nghiên cứu qua các bước sau:

- Bước 1: Xác định các biến nghiên cứu. - Bước 2: Xác định mẫu nghiên cứu.

- Bước 3: Xây dựng thang đo và thiết kế bảng hỏi. - Bước 4: Thu thập số liệu.

22

- Bước 6: Kết luận về kết quả nghiên cứu được.

2.2.1. Xác định các biến đƣợc nghiên cứu

Dựa trên những yếu tố mang lại lợi ích và thách thức đối với hoạt động sáp nhập ngân hàng (chương 1) cùng với những tìm hiểu của tác giả - tác giả đưa ra 4 biến nghiên cứu để đánh giá hiệu quả của quá trình HĐNNL của tổ chức và được xác định cụ thể như sau.

23

Bảng 2.1: Mô tả các yếu tố đánh giá hiệu quả công tác HĐNNL tại SHB Biến nghiên

cứu Mô tả biến nghiên cứu

1. Sự phù hợp trong công

việc

1.1 Công việc phù hợp với khả năng, năng lực của anh/chị 1.2 Anh/chị thấy hài lòng với vị trí công tác hiện tại

1.3 Anh/chị được tạo điều kiện học tập, nâng cao trình độ để thích nghi với vị trí công việc hiện tại 1.4 Công việc của anh/chị đang làm mang tính ổn định, lâu dài 1.5 Anh/chị nhận thấy cơ hội thăng tiến trong tổ chức

2. Chính sách và chế độ đãi

ngộ

2.1 Kế hoạch sáp nhập được thông báo chi tiết rõ ràng tới anh/chị 2.2 Anh/chị được thông báo đầy đủ về chính sách chế độ của tổ chức 2.3 Anh/chị có thấy yên tâm với chính sách chế độ của tổ chức 2.4 Chế độ thời gian làm việc của tổ chức có tính hợp lý 2.5 Thu nhập của anh/chị sau sáp nhập tốt hơn trước

2.6 Thu nhập xứng đáng với công sức anh/chị bỏ ra trong quá trình lao động

3. Môi trƣờng và điều kiện

làm việc

3.1 Anh/chị dễ dàng hòa nhập với tổ chức mới sau sáp nhập

3.2 Anh/chị thấy môi trường làm việc tốt hơn trước 3.3 Tổ chức có những giá trị, triết lý, nền tảng văn hóa tốt 3.4 Mối quan hệ của anh/chị với đồng nghiệp rất tốt

3.5 Cơ quan thường xuyên tổ chức giao lưu văn hóa, văn nghệ cho cán bộ công nhân viên

4. Sự hỗ trợ của cấp trên

4.1 Anh/chị luôn được cấp trên tôn trọng

4.2 Anh/chị thấy hài lòng với ứng xử của cấp trên

4.3 Cấp trên rất thân thiện, thường xuyên quan tâm, thăm hỏi anh/chị

4.4 Cấp trên thường khuyến khích, động viên anh/chị trong công việc

24

2.2.2. Xác định số lƣợng mẫu nghiên cứu

2.2.2.1. Những vấn đề chung về mẫu nghiên cứu

Mẫu nghiên cứu có nghĩa là khi tiến hành nghiên cứu thống kê, chúng ta sẽ chọn một số đơn vị cụ thể trong tổng số các đơn vị trong tổ chức để nhằm tiết kiệm thời gian và chi phí. Từ những đặc điểm và tính chất của số lượng mẫu, ta sẽ đưa ra được đặc điểm và tính chất của toàn tổ chức. Do đó, việc chọn mẫu là rất quan trọng, sao cho số lượng mẫu lấy nghiên cứu có thể phản ánh chính xác nhất. Quá trình chọn mẫu gồm các bước sau:

- Bước 1: Xác định số lượng tổng thể của ngân hàng.

- Bước 2: Xác định danh sách chọn mẫu: Danh sách chọn mẫu được lấy từ Hội Sở và một vài Chi nhánh để làm tăng quy mô và tính hiệu quả của mẫu nghiên cứu.

- Bước 3: Lựa chọn phương pháp chọn mẫu: Dựa vào mục đích nghiên cứu, tầm quan trọng của công trình nghiên cứu, thời gian nghiên cứu, số lượng mẫu nghiên cứu, kinh nghiệm và hiểu biết về vấn đề chọn mẫu.

- Bước 4: Xác định quy mô mẫu: Dựa trên yêu cầu về độ chính xác, danh sách chọn mẫu, phương pháp nghiên cứu và thu thập dữ liệu.

- Bước 5: Xác định đơn vị mẫu thực tế: Từ danh sách chọn mẫu và xác định được quy mô mẫu, thì chúng ta sẽ tiến hành xác định đơn vị mẫu thực tế sao cho phù hợp nhất nhằm đem lại kết quả cao nhất cho quá trình nghiên cứu.

- Bước 6: Kiểm tra quá trình chọn mẫu: Sau khi xác định được đơn vị mẫu thực tế, ta phải kiểm tra xem mẫu lấy nghiên cứu có đúng đối tượng nghiên cứu không?

2.2.2.2. Mẫu nghiên cứu về thực trạng công táchoạch định nguồn nhân lực

- Phương pháp chọn mẫu: Tác giả sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên phi xác suất.

- Kích thước mẫu: Tác giả dự kiến số lượng mẫu phục vụ cho nghiên cứu này là 120 mẫu.

25

- Tiêu chuẩn mẫu: Là lãnh đạo, cán bộ, nhân viên của Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội, trong đó lãnh đạo, cán bộ phòng Tổ chức Hành chính Nhân sự chiếm đa số với 60% số phiếu được phát ra và được lấy theo thứ tự từ trên xuống dưới của danh sách mẫu cho đến khi kích thước mẫu.

2.2.3. Xây dựng thang đo và thiết kế bảng hỏi

2.2.3.1. Xây dựng thang đo

Khi xây dựng thang đo chúng ta cần phải đánh giá để đảm bảo chất lượng đo lường của công trình nghiên cứu. Đánh giá một thang đo dựa trên 4 tiêu chí cơ bản:

- Độ tin cậy

- Giá trị của thang đo. - Tính đa dạng của thang đo - Tính dễ trả lời của thang đo

Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng thang đo 5 bậc để đánh giá thực trạng HĐNNL tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội như sau:

- Bậc 5: Hoàn toàn đồng ý. - Bậc 4: Đồng ý.

- Bậc 3: Bình thường. - Bậc 2: Không đồng ý.

- Bậc 1: Hoàn toàn khồng đồng ý.

Ngoài ra với các đặc điểm cá nhân tác giả kết hợp với một số thang đo định danh đối với thông tin về giới tính, tuổi tác, trình độ văn hóa, công việc...

2.2.4. Thu thập dữ liệu

Trên cơ sở mẫu điều tra 120 cán bộ, nhân viên của ngân hàng tác giả tổng hợp số liệu cụ thể như sau:

26

- Bước 2: Gửi bảng hỏi cho cán bộ nhân viên có tên trong danh sách mẫu đã chọn. - Bước 3: Nhận lại bảng hỏi đã được trả lời (hợp lệ) từ các đáp viên.

- Bước 4: Tổng hợp bảng hỏi.

2.2.5. Phân tích số liệu bằng phƣơng pháp thống kê

Bằng cách tổng hợp dữ liệu thu được thông qua bảng hỏi tác giả tiến hành thông kê, tổng hợp dữ liệu dựa trên phần mềm Excel, phân tích và đánh giá kết quả thông qua giá trị trung bình và độ lệch chuẩn theo công thức như sau:

Giá trị trung bình:

Độ lệch chuẩn:

Trong đó:

: Là giá trị của mẫu i n : Là tổng số mẫu N : Là giá trị trung bình

: Là độ lệch chuẩn

2.2.6. Kết luận về kết quả nghiên cứu

Sau khi phân tích số liệu thu thập được của quá trình điều tra, tác giả tiến hành phân tích số liệu theo phương pháp thống kê dựa trên phần mềm Excel, từ đó tác giả sẽ đánh giá được các yếu tố được và chưa được của quá trình HĐNNL tại SHB. Từ kết quả đó, tác giả sẽ đưa ra được kết luận của vấn đề nghiên cứu và đưa ra giải pháp hợp lý nhất.

27

TIỂU KẾT CHƢƠNG 2

Trong chương này tác giả tập trung chủ yếu vào việc trình bày phương pháp nghiên cứu, cụ thể là phương pháp thu thập và xử lý số liệu.

Về phương pháp thu thập số liệu tác giả tập trung sử dụng 2 phương pháp cơ bản: - Phương pháp định tính: sử dụng số liệu thứ cấp

- Phương pháp định lượng: sử dụng số liệu sơ cấp

Quá trình nghiên cứu dựa vào lý luận ở chương 1 tác giả đưa ra 4 yếu tố nhằm đánh giá hiệu quả của công tác HĐNNL tại SHB giai đoạn tái cấu trúc là: (1) Sự phù hợp với công việc, (2) Chính sách và chế độ đãi ngộ, (3) Môi trường và điều kiện làm việc, (4) Sự hỗ trợ của cấp trên. Dựa trên 5 mức thang đo để đánh giá giá trị trung bình và độ lệch chuẩn của các yếu tố, cụ thể: Bậc 5: Hoàn toàn đồng ý. Bậc 4: Đồng ý. Bậc 3: Bình thường. Bậc 2: Không đồng ý. Bậc 1: Hoàn toàn khồng đồng ý.

Với 120 phiếu điều tra được phát ra, sau khi thu thập thống kê tác giả sử dụng phần mềm Excel để đưa ra được giá trị trung bình và độ lệch chuẩn của các biến để làm căn cứ cho những nghiên cứu của tác giả trong chương 3.

28

Chƣơng 3: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC HOẠCH ĐỊNH NGUỒN NHÂN LỰC TẠI SHB GIAI ĐOẠN TÁI CẤU TRÖC

3.1. Giới thiệu chung về SHB

Tên giao dịch: Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB).

Giấy đăng ký doanh nghiệp: 1800278630 do Sở Kế hoạch và đầu tư Thành phố Hà Nội cấp, đăng ký thay đổi lần thứ 22 ngày 17/06/2013.

Vốn điều lệ: 8.865.795.470.000 đồng.

Địa chỉ: 77 Trần Hưng Đạo - Hoàn Kiếm - Hà Nội. Điện thoại: (04) 3942 3388. Fax: (04) 3941 0944. Website: www.shb.com.vn

Mã cổ phiếu: SHB

Người đại diện theo pháp luật: Ông Nguyễn Văn Lê – Tổng Giám đốc.

3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển

Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB) tiền thân là Ngân hàng TMCP Nông Thôn Nhơn Ái được thành lập theo giấy phép số 0041/NH/GP ngày 13/11/1993 do Thống đốc Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam cấp và chính thức đi vào hoạt động ngày 12/12/1993.

Năm 2006 vốn điều lệ của SHB là 301.929.000.000 đồng, mạng lưới hoạt động kinh doanh rộng khắp trong địa bàn TP. Cần Thơ và một phần tỉnh Hậu Giang.

29

Ngày 20/01/2006, Thống Đốc Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam đã ký Quyết định số 93/QĐ-NHNN về việc chấp thuận cho SHB chuyển đổi mô hình hoạt động từ Ngân hàng Thương mại Cổ phần Nông thôn sang Ngân hàng Thương mại Cổ phần, từ đó tạo được thuận lợi cho ngân hàng có điều kiện nâng cao năng lực về tài chính, mở rộng mạng lưới hoạt động kinh doanh, đủ sức cạnh tranh và phát triển, đánh dấu một giai đoạn phát triển mới của SHB và đây là Ngân hàng TMCP đô thị đầu tiên có trụ sở chính tại Thành Phố Cần Thơ trung tâm tài chính - tiền tệ của khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long.

Ngày 11/9/2006 chuyển đổi thành Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội với số VĐL là 500 tỷ đồng.

Năm 2008, chuyển trụ sở chính từ Cần Thơ ra thủ đô Hà Nội. Tăng vốn điều lệ từ 500.000.000.000 đồng lên 2.000.000.000.000 đồng.

Ngày 28/01/2010: SHB chính thức trở thành thành viên của Hiệp hội Ngân hàng Châu Á (ABA).

Năm 2011, SHB chuyển đổi thành công 1.500 tỷ đồng trái phiếu chuyển đổi để nâng vốn điều lệ lên 4.815,8 tỷ đồng và vinh dự đón nhận Huân chương Lao động hạng Ba của Chủ tịch nước, bằng khen của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Năm 2012, SHB thực hiện chiến lược mở rộng ra nước ngoài với việc khai trương và đi vào hoạt động 2 chi nhánh tại Campuchia và Lào .

Tháng 8/2012, ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội (HBB) sáp nhập vào SHB theo văn bản số 3651/NHNN-TTGSNH.

3.1.2. Cơ cấu tổ chức Cơ cấu tổ chức Cơ cấu tổ chức

Về cơ cấu tổ chức, SHB bao gồm Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Ban Tổng giám đốc và các Ủy ban, Trung tâm và các Chi nhánh phòng ban… như sơ đồ dưới đây.

30

- Hội đồng quản trị gồm 6 thành viên, trong đó chủ tịch Hội đồng quản trị là ông: Đỗ Quang Hiển.

- Ban Tổng Giám đốc gồm 7 thành viên trong đó Tổng Giám đốc là ông: Nguyễn Văn Lê.

Hình 3.1 Sơ đồ tổ chức ngân hàng SHB

31

Cơ cấu cổ đông cùng tỷ lệ nắm giữ

Theo báo cáo tài chính năm 2014 thì hiện tại ông Đỗ Quang Hiển và những cổ đông liên quan nắm giữ tỉ lệ cổ phiếu nhiều nhất. Cụ thể tỷ lệ nắm giữ cổ phiếu của các cổ đông tại SHB được thể hiện biểu đồ dưới đây.

Hình 3.2: Tỷ lệ nắm giữ cổ phiếu của các cổ đông

(Nguồn: Báo cáo thường niên SHB 2014 )

3.1.3. Cơ cấu nhân sự

- Tổng số cán bộ, nhân viên của Ngân hàng và các Công ty con của SHB đến 31/12/2014 là 5.553 người, tăng 11% so với năm 2013.

- Về trình độ nhân sự: Số lượng nhân sự có trình độ đại học và trên đại học chiếm 90% tổng số CBNV.

- Về cơ cấu giới tính: Nữ chiếm tỷ lệ 59,9%, Nam chiếm 40,1%.

- Về phân bố độ tuổi: Độ tuổi lao động trung bình tại SHB từ 28-31 là độ tuổi trẻ có nhiệt huyết phấn đấu để đóng góp cho quá trình hoàn thành các mục tiêu chiến lược và sự phát triển của SHB.

32

Dưới đây là biểu đồ về quá trình phát triển nhân sự tại SHB qua các năm, trong đó giai đoạn sáp nhập 2012 có sự biến động rất lớn về quy mô phát triển.

Hình 3.3: Biểu đồ tăng trƣởng nhân sự qua các năm

(Nguồn: Báo cáo thường niên SHB 2014)

3.1.4. Lĩnh vực hoạt động

- Huy động vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn của các thành phần kinh tế và dân cư dưới hình thức tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn; phát hành kỳ phiếu có mục đích sau khi được NHNN cho phép.

- Tiếp nhận vốn uỷ thác đầu tư và phát triển của tổ chức và cá nhân trong nước và ngoài nước khi được NHNN cho phép.

- Vay vốn NHNN và các tổ chức tín dụng khác.

- Cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn đối với các tổ chức và cá nhân sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tuỳ theo tính chất và khả năng của nguồn vốn.

- Chiết khấu thương phiếu, trái phiếu và giấy tờ có giá. - Hùn vốn và liên doanh theo pháp luật hiện hành. - Thực hiện thanh toán giữa các khách hàng.

33

- Thực hiện các hoạt động ngoại hối theo Quyết định số 1946/QĐ-NHNN của Thống đốc NHNN Việt Nam ngày 09/10/2006.

3.1.5. Mạng lƣới hoạt động và tình hình hoạt động kinh doanh a. Mạng lƣới hoạt động

SHB có 408 điểm Giao dịch trên các tỉnh thành trong nước và 2 Chi nhánh Quốc tế tại Campuchia và Lào.

Hình 3.4: Biểu đồ phát triển mạng lƣới

(Nguồn: Báo cáo thường niên SHB 2014)

b. Tình hình hoạt động kinh doanh

SHB được ghi nhận là ngân hàng có sự tăng trường tốt liên tục qua các năm. Trong năm 2014, SHB tiếp tục có những tăng trưởng vượt bậc về quy mô. Các chỉ tiêu tài chính của Ngân hàng đều tăng trưởng với tốc độ cao như: Tổng tài sản đạt 169.035,5 tỷ đồng tăng 17,69% so với cuối năm 2013; Tổng nguồn vốn huy động đạt 155.496 tỷ đồng trong đó vốn huy động thị trường I đạt 127.353,1 tỷ đồng tăng 17,76% so với cuối năm 2013; Dư nợ cho vay cá nhân và tổ chức kinh tế đạt 104.095,7 tỷ đồng tăng 27.586 tỷ đồng so với cuối năm 2013. Với quy mô như vậy SHB hiện nằm trong nhóm các ngân hàng thương mại hàng đầu tại Việt Nam.

34

Hình 3.5: Biểu đồ quá trình tăng tổng tài sản của SHB qua các năm

(Nguồn: Báo cáo thường niên SHB 2014)

3.1.6. Thành tích đạt đƣợc trong những năm qua

Với hơn 20 năm hình thành và phát triển SHB đã đạt được nhiều thành tích đáng khích lệ, được ghi nhận bởi các tổ chức trong và ngoài nước, được sự tín nhiệm của khách hàng. Bên cạnh đó đội ngũ lãnh đạo cũng nhận được nhiều giải thưởng trong nước và quốc tế, cụ thể trong Phụ lục 01. Một số thành tích tiêu biểu như:

- Huân chương Lao động Hạng Nhì trao tặng ngân hàng SHB do Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam.

- Huân chương Lao động Hạng Nhì trao tặng Chủ tịch Hội đồng quản trị SHB - Ông Đỗ Quang Hiển.

- Huân chương Lao động Hạng Ba trao tặng Tổng Giám đốc SHB - Ông Nguyễn Văn Lê.

3.2. Tình hình sáp nhập HBB vào SHB

3.2.1. Sơ lƣợc về HBB trƣớc sáp nhập

35

Tháng 6/1992, sau 3 năm hoạt động thử nghiệm, với sự ra đời của Pháp lệnh

Một phần của tài liệu Hoạch định nguồn nhân lực của ngân hàng TMCP sài gòn hà nội (SHB) giai đoạn tái cấu trúc (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)