- Chế độ vệ sinh:
4. Một số trường hợp lâm sàng hay gặp.
4.1. Apxe má.
Vùng má được giới hạn bởi: phía trước là rãnh mũi má và môi má, phía trên là bờ dưới ổ mắt, phía dưới là bờ dưới xương hàm dưới.
Nguyên nhân: hay gặp là do nhiễm trùng từ các răng hàm nhỏ hàm trên và hàm dưới.
Lâm sàng:
- Toàn thân: toàn thân mệt mỏi, sốt cao, hạch dưới hàm sưng to và đau.
- Tại chỗ: vùng má giai đoạn đầu thấy da căng, mật độ chắc, nóng, đỏ, ấn đau, sau khi khối viêm đã hình thành ổ apxe thấy da căng phồng, đỏ, ấn lún hoặc có dấu hiệu chuyển sóng. Trong miệng thấy niêm mạc má phồng đỏ và in hình dấu răng, ấn mềm hoặc có dấu hiệu chuyển sóng, có thể thấy răng nguyên nhân bị tổn thương viêm quanh cuống, viêm quanh răng…
Xử trí:
- Những ngày đầu cho dùng kháng sinh, giảm viêm, giảm đau.
- Rạch dẫn lưu đường trong miệng hoặc ngoài miệng. Thường rạch đường trong miệng trên niêm mạc má chỗ phồng nhất và song song với cung răng. Sau đó dung kẹp Kocher chọc vào ổ mủ và phanh rộng để tháo mủ.
- Tuỳ thuộc răng nguyên nhân có bảo tồn được hay không mà quyết định nhổ bỏ hoặc giữ lại để điều trị.
4.2. Apxe vùng cơ cắn.
Vùng cơ cắn được giới hạn phía trước là vùng má, phía sau là vùng mang tai, phía trên là bờ dưới cung tiếp gò má, phía dưới là góc hàm và bờ dưới xương hàm dưới.
Nguyên nhân: hay gặp là do biến chứng mọc răng khôn.
Lâm sàng:
- Toàn thân: bệnh nhâ sốt cao, ăn uống khó, mệt mỏi, đau nhức.
- Tại chỗ: Ngoài miệng sưng, nóng, đỏ, đau vùng cơ cắn. Sưng có thể lan ra vùng mang tai, má, dưới hàm.Trong miệng thấy há miệng hạn chế nên khó khám răng nguyên nhân, niêm mạc bờ trước cánh cao nề đỏ, ấn đau, có thể thấy răng khôn viêm quanh cuống, viêm quanh răng, mọc lệch, mọc ngầm. Có dấu hiệu khít hàm dữ dội.
Khi viêm đã tụ mủ( thường là sau 7- 10 ngày) thì triệu chứng toàn thân và tại chỗ giảm đi, lúc này có thể sờ thấy dấu hiệu chuyển sóng và chọc dò thì có mủ chảy ra.
Xử trí:
- Chống nhiễm trùng: dùng kháng sinh liều cao, giảm viêm và giảm đau.
- Chích rạch dẫn lưu: đường trong miệng thì rạch bờ trước cành cao xương hàm dưới, đường ngoài miệng thì rạch song song và cách bờ dưới xương hàm dưới 2 cm, sau đó dùng Kocher chọc vào ổ mủ và phanh rộng rồi bơm rửa và dẫn lưu bằng lam cao su hoặc ống cao su.
- Nhổ răng nguyên nhân.
4.3. Apxe vòm miệng.
Vòm miệng được giới hạn bởi phía trong của cung răng hàm trên.
Nguyên nhân: thường do các răng hàm trên.
Lâm sàng:
- Tại chỗ: vòm miệng sưng, ranh giới tương đối rõ, niêm mạc nề đỏ, ấn chắc. Răng nguyên nhân lung lau, gõ đau.
Xử trí:
- Chống nhiễm khuẩn: dùng kháng sinh , giảm viêm, giảm đau.
- Rạch theo đường cung răng, dùng Kocher chọc vào ổ mủ phanh rộng, bơm rửa bằng nước muối sinh lý hoặc nước oxy già rồi dẫn lưu bằng ống cao su.
- Tuỳ theo từng trường hợp mà chỉ định nhổ hay điều trị bảo tồn răng nguyên nhân.
4.4. Apxe vùng mang tai.
Vùng mang tai được giới hạn phía trên là ống tai ngoài, phía trước là cành cao xương hàm dưới, phía sau là cơ ức đòn chũm, phía dưới là dải hàm ngăn cách tuyến mang tai và tuyến dưới hàm.
Nguyên nhân: Viêm mủ tuyến mang tai, viêm hạch trong tuyến, nhiễm khuẩn từ vùng lân cận đến như gãy lồi cầu hoặc cành lên xương hàm dưới
Lâm sàng:
- Toàn thân: sốt cao, đau.
- Tại chỗ: giai đoạn đầu vùng mang tai sưng nề ít, da nề đỏ, thâm nhiễm, đau khi há miệng, có thể há miệng hạn chế. Giai đoạn sau vùng mang tai sưng nhanh, da căng, thâm nhiễm đỏ, khít hàm, toàn thân có dấu hiệu nhiễm khuẩn. Trong miệng, niêm mạc xung huyết đỏ.
Xử trí:
- Chống nhiễm khuẩn: dùng kháng sinh , giảm viêm, giảm đau.
- Rạch theo đường song song và cách bờ dưới xương hàm dưới 2cm, dùng Kocher chọc vào ổ mủ phanh rộng, bơm rửa bằng nước muối sinh lý hoặc nước oxy già rồi dẫn lưu bằng ống cao su.
4.5. Apxe vùng dưới hàm.
Vùng dưới hàm được giới hạn phía trước là bụng trước cơ nhị thân, phía sau là khoang tuyến mang tai, phía trên là niêm mạc sàn miệng, phía dưới là da và tổ chức dưới da, phía ngoài là mặt trong của cành ngang xương hàm dưới, phía trong là cơ hàm móng.
Nguyên nhân: thường do nhiễm khuẩn răng hàm đặc biệt là răng khôn hàm dưới, gãy xương hàm dưới, sỏi tuyến nước bọt, viêm tuyến dưới hàm, viêm hạch và viêm quanh hạch.
Lâm sàng:
- Toàn thân: sốt, đau nhiều, chảy nước bọt nhiều, nói và ăn nhai đau. - Tại chỗ:
+ Khám ngoài miệng:sưng to vùng dưới hàm và lan sang vùng má, vùng cạnh cổ. Sưng nề thành một khối với xương hàm, mật độ chắc sau mềm lún hoặc chuyển sóng. Da mầu đỏ, căng và bóng.
+ Khám trong miệng: há miệng hạn chế, niêm mạc sàn miệng nề đỏ, sơ thấy mềm lún hoặc chuyển sóng, ấn rất đau. Có thể thấy răng nguyên nhân.
Xử trí:
- Toàn thân: dùng kháng sinh, giảm viêm, giảm đau.
- Rạch vùng góc hàm theo đường song song và cách bờ dưới xương hàm dưới 2cm, dùng Kocher chọc vào ổ mủ phanh rộng, bơm rửa bằng nước muối sinh lý hoặc nước oxy già rồi dẫn lưu bằng ống cao su.
- Giải quyết nguyên nhân: nếu do răng thì nhổ răng, nếu do viêm tuyến dưới hàm thì cắt bỏ tuyến
Viêm tấy sàn miệng là một nhiễm trùng nặng vì bản chất nó là một nhiễm khuẩn yếm khí từ răng, tất cả tổ chức hợp thành vùng sàn miệng chịu một quá trình hoại tử và thâm nhiễm lan rộng, không có giới hạn.
Vùng sàn miệng được giới hạn phía trên là lưỡi và niêm mạc sàn miệng, hai bên là cành ngang xương hàm dưới, phía dưới là cơ hàm móng.
Nguyên nhân: thường do các răng hàm lớn.
Lâm sàng:
- Toàn thân: bệnh nhân sốt cao, rét run, thường tiến triển đến mạch nhiệt phân li, nói và nuốt khó do lưỡi và sàn miệng phù nề. Bệnh nhân ở trong tình trạng kích thích hoặc li bì.
- Tại chỗ: vùng dưới hàm sưng không giới hạn, sưng lan lên má hoặc vùng cạnh cổ. Khối sưng nóng, mật độ chắc, da đỏ tím hoặc loang lổ chỗ đỏ chỗ tím, sờ thấy dấu hiệu lép bép hơi (dấu hiệu tràn khí dưới da). Bệnh nhân ở tư thế nửa há. Niêm mạc sàn miệng nề đỏ, hoại tử, có nhiều giả mạc và nhiều nước bọt, sờ thấy cứng như gỗ. Lưỡi nề to bị đẩy lên trên và ra sau gây khó thở, bờ lưỡi in hình dấu răng. Răng nguyên nhân lung lay, gõ đau.
Tiến triển và biến chứng: nếu không điều trị kịp thời, bệnh tiến triển rất nhanh và dẫn tới tử vong.
Xử trí: cần được xử trí sớm và tích cực.
- Toàn thân: dùng kháng sinh liều cao và có phổ rộng như: Metronidazol 1- 2g/ ngày truyền tĩnh mạch, Gentamycin 80 mg x 2 ống/ ngày tiêm bắp. Dùng corticoid như: Depersolon 30 mg/ ngày để hạn chế quá trình nhiễm khuẩn và chống phù nề. Tuỳ theo tình trạng người bệnh mà truyền máu, bồi phụ nước và điện giải, vitamin
- Tại chỗ: Rạch dẫn lưu rộng càng sớm càng tốt, rạch từ góc hàm bên này sang góc hàm bên kia kiểu móng ngựa, làm thông thương giữa các vùng với nhau. Dùng Kocher bóc tách và lấy hết tổ chức hoại tử. Bơm rửa sạch bằng oxy già . Đặt dẫn lưu to qua đường rạch và bơm rửa nhiều lần trong ngày bằng dung dịch huyết thanh mặn đẳng trương hoặc dung dịch nước oxy già.
- Nhổ răng nguyên nhân.
5. Chăm sóc.
- Hướng dẫn chế độ nghỉ ngơi, ăn uống: để người bệnh nằm nghỉ tại giường, nơi yên tĩnh, thoáng mát. Ăn thức ăn lỏng, dễ tiêu, chứa nhiều vitamin.
- Hướng dẫn vệ sinh răng miệng: hướng dẫn người bệnh vệ sinh răng miệng sau khi ăn, xúc miệng bằng dung dịch nước muối sinh lý hoặc dung dịch TB hàng ngày. Trong trường hợp bệnh nhân đau quá không xúc miệng được thì hướng dẫn người nhà dùng xilanh nhựa bơm dung dịch TB hoặc nước muối sinh lý rửa răng miệng cho bệnh nhân hàng ngày.
- Thực hiện y lệnh thuốc: kháng sinh, giảm đau, giảm viêm, và bồi phụ nước và điện giải (nếu có).
- Nếu bệnh nhân đã được rạch và dẫn lưu ổ apxe thì điều dưỡng phải bơm rửa ổ apxe bằng nước muối sinh lý hoặc dung dịch oxy già qua sonde và thay băng hàng ngày. Sau 24- 48 giờ thì thay dẫn lưu, hết mủ thì bỏ dẫn lưu.
Câu hỏi lượng giá
* Trả lời ngắn gọn các câu từ 1 đến 8 bằng cách điền từ hoặc cụm từ thích hợp vào chỗ
trống:
Câu 1: Kể thêm cho đủ 4 nguyên nhân do răng gây viêm mô tế bào vùng hàm mặt: A……….
B………. C……….
D. Biến chứng nhổ răng.
Câu 2: Kể thêm cho đủ 4 nguyên nhân không do răng gây viêm mô tế bào vùng hàm mặt:
A………. B………. C……….
D. Nhiễm khuẩn ở vùng lân cận lan đến.
Câu 3: Kể thêm cho đủ tên 4 thể giải phẫu bệnh của viêm nhiễm vùng hàm mặt: A……….
B………. C………. D. Viêm mạn.
Câu 4: Biện pháp xử trí bệnh nhân viêm mô tế bào vùng hàm mặt là: A……….
B………. C……….
Câu 5: Viêm tấy sàn miệng là một (A) .vì bản chất nó là một nhiễm khuẩn yếm khí từ răng, tất cả tổ chức hợp thành vùng sàn miệng chịu một quá
trình (B) .và (C) lan rộng, không có giới hạn.
Câu 6: Viêm thanh dịch là giai đoạn đầu của quá trình viêm, có đặc điểm: các tế bào viêm (bạch cầu, lympho ) xuyên thành mạch vào tổ chức viêm, thoát dịch ra gian bào gây (A) ..tổ chức không giới hạn. Đây là giai đoạn cơ thể đang hình thành (B) nên không được kích thích trích rạch dễ gây(C)………
Câu 7: Kể 3 nguyên tắc dùng kháng sinh đối với bệnh nhân viêm mô tế bào vùng hàm mặt:
A………. B………. C……….
Câu 8: Kể thêm cho đủ các bước chăm sóc bệnh nhân viêm mô tế bào vùng hàm mặt: A……….
B………. C……….
D. Bơm rửa và thay băng hàng ngày đối với bệnh nhân đã rạch và dẫn lưu apxe.
* Phân biệt đúng sai bằng cách đánh đấu vào câu A cho câu đúng và cột B cho câu sai.
TT Nội dung A B
9 Viêm quanh cuống răng là một trong những nguyên nhân gây viêm nhiễm vùng hàm mặt
10 Thời kỳ thay răng rữa và mọc răng vĩnh viễn rất dễ gây viêm nhiễm vùng hàm mặt
11 Apxe má chỉ cần điều trị kháng sinh là đủ
đã tụ mủ
13 Khi khám áp xe vùng cơ cắn không thấy dấu hiệu há miệng hạn chế
14 Nguyên nhân gây apxe vùng tuyến mang tai thường là do răng
15 Bất kỳ chiếc răng nào là nguyên nhân gây lên apxe đều phải nhổ để tránh tái phát.
16 Nếu nặn được hết mủ ra sau khi trích apxe thì không cần dẫn lưu
* Chọn câu trả lời đúng nhất cho câu 17 và câu 20 bằng cách khoanh tròn vào chữ cái
đầu câu:
Câu 17: Bệnh nào sau đây ít gây biến chứng viêm mô tế bào vùng hàm mặt: A. Sâu răng.
B. Viêm quanh răng.
C. Viêm quanh cuống răng. D. Nhổ răng, mọc răng. E. Viêm mũi.
Câu 18: Biện pháp xử trí apxe vùng hàm mặt:
A. Chỉ cần uống kháng sinh, giảm viêm, giảm đau.
B. Rạch rồi nặn hết mủ ra không cần dẫn lưu sau đó uống kháng sinh, giảm viêm, giảm đau.
C. Rạch và dẫn lưu mủ luôn sau đó rồi uống kháng sinh, giảm viêm, giảm đau. D. Uống kháng sinh trước khi rạch và dẫn lưu sau đó tiếp tục uống kháng sinh, giảm viêm, giảm đau.
Câu 19: Biện pháp sử dụng kháng sinh trong điều trị viêm mô tế bào vùng hàm mặt là: A. Dùng kháng sinh phổ rộng.
B. Dùng kháng sinh phối hợp.
C. Dùng kháng sinh dựa vào kinh nghiệm. D. Kết hợp cả 3 cách trên.
Câu 20: Biện pháp xử trí bệnh nhân viêm tấy sàn miệng:
A. Dùng kháng sinh liều cao, phổ rộng và phối hợp nhiều loại kháng sinh. B. Rạch và dẫn lưu càng sớm càng tốt sau đó bơm rửa nhiều lần trong ngày bằng huyết thanh mặn đẳng trương hoặc nước oxy già.
C. Nhổ răng nguyên nhân. D. Kết hợp cả 3 biện pháp trên.