- Cầm máu: nếu máu không phụt thành tia thì sau khi rửa sạch vết thương, băng ép chặt cầm máu. Nếu máu phụt thành tia thì phải dùng kẹp buộc hay khâu để cầm máu.
- Làm thông thoáng đường thở: các vết thương gãy xương hàm hay có dị vật và thường làm tụt lưỡi ra sau gây ngạt thở, nên phải cấp cứu làm thông thoáng đường thở bằng cách móc sạch dị vật, kéo lưỡi ra ngoài rồi khâu cố định.
- Lau rửa sạch vết thương bằng nước muối sinh lý và nước oxy già, lấy bỏ hết dị vật nếu có. Sau đó tuỳ theo từng loại vết thương mà thầy thuốc xử trí khác nhau: Nếu là vết thương đụng dập thì chờm nóng hoặc chờm lạnh ngày 2- 3 lần, nếu là vết thương sây sát thì bằng ép để cầm máu, nếu là vết thương rách da thì khâu phục hồi sau đó băng ép cầm máu. Thay băng và rửa vết thương hàng ngày.
- Vết thương xương gẫy: khám vùng tổn thương thấy sưng nề bầm tím, ấn đau chói, sờ thấy xương hàm không liên tục, có thể thấy há miệng hạn chế và sai khớp cắn. Đây là tổn thương nặng, có thể kèm theo các chấn thương khác gây nguy hiểm đến tính mạng vì vậy cần sơ cứu ngay: đưa người bệnh ra khỏi tình trạng đe doạ đến tính mạng, sơ cứu sốc ngất, cố định lưỡi, dùng băng quấn cằm đầu để cố định xương gẫy.
- Dùng kháng sinh, giảm viêm, giảm đau, tiêm bắp huyết thanh chống uốn ván cho bệnh nhân rồi chuyển ngay người bệnh lên chuyên khoa răng hàm mặt để điều trị tiếp (trong trường hợp cần thiết).
Câu hỏi lượng giá
* Trả lời ngắn gọn các câu từ 1 đến 8 bằng cách điền từ hoặc cụm từ thích hợp vào chỗ
trống:
Câu 1: Nêu các bước xử trí viêm tuỷ răng cấp: A……….
B……….. C……….
Câu 2: Kể tên 3 loại sang chấn răng hay gặp: A……….
B……….. C……….
Câu 3: Trong sang chấn gãy răng ngang, nếu diện gãy chưa phạm vào tuỷ răng thì xử trí như (A) .và (B) , nếu đường gãy đã phạm vào tuỷ răng
thì xử trí như (C) .
Câu 4: Trong sang chấn gãy dọc thân và chân răng, nếu là răng một chân thì (A) .., nếu là răng nhiều chân thì có thể gây tê rồi (B) , sau đó (C) .và làm chụp bọc răng bằng xứ hoặc kim loại.
Câu 5: Các biện pháp xử trí sang chấn rơi răng ra khỏi ổ răng đến trước 6 giờ: A……….
B……….. C……….
Câu 6: Kể thêm cho đủ 4 bước xử trí apxe vùng hàm mặt: A……….
B……….. C……….
D. Hướng dẫn người bệnh vệ sinh răng miệng và uống thuốc theo đơn. Câu 7: Kể thêm cho đủ 4 bước xử trí chảy máu lợi:
A………. B……….. C……….
D. Dùng thuốc kháng sinh, giảm viêm.
Câu 8: Kể thêm cho đủ 5 biện pháp cấp cứu bệnh nhân chấn thương phần mềm và gãy xương hàm mặt:
A………. B……….. C……….
D. Sơ cứu xương gẫy: dùng băng quấn cằm đầu để cố định xương gẫy.
E. Dùng kháng sinh, giảm viêm, giảm đau, tiêm bắp huyết thanh chống uốn ván cho bệnh nhân rồi chuyển ngay người bệnh lên chuyên khoa răng hàm mặt để điều trị tiếp.
* Phân biệt đúng sai bằng cách đánh đấu vào câu A cho câu đúng và cột B cho câu sai.
TT Nội dung A B
9 Trong viêm tuỷ răng cấp chỉ cần dùng kháng sinh, giảm viêm, giảm đau đúng liều lượng là khỏi
10 Trong các trường hợp sang chấn gãy răng ngang đều phải điều trị tuỷ răng mặc dù diện gãy chưa phạm vào tuỷ răng
11 Tất cả các trường hợp rơi răng ra khỏi ổ răng thì đều cắm lại răng vào ổ răng
12 Viêm tấy lan toả là một bệnh nặng nên phải xử trí cấp cứu càng sớm càng tốt
13 Chảy máu lợi không phải là bệnh cấp cứu tức thì nhưng nó kéo dài làm cho người bệnh khó chịu và xanh xao
14 Một trong những biện pháp xử trí viêm tấy lan toả là cho người bệnh dùng kháng sinh liều cao kết hợp với kháng sinh phổ rộng 15 Trong trường hợp viêm tấy lan toả khi trích rạch dẫn lưu mủ thì
phải rạch sớm, rạch rộng và thường để hở vết thương.
16 Gãy xương hàm dưới thường làm tụt lưỡi ra sau do vậy phải kéo lưỡi ra ngoài rồi cố định lưỡi.
* Chọn câu trả lời đúng nhất cho câu 17 và câu 20 bằng cách khoanh tròn vào chữ cái
đầu câu:
Câu 17: Biện pháp xử trí viêm tuỷ cấp là:
A. Dùng kháng sinh, giảm viêm, giảm đau. B. Hàn vĩnh viễn 1 lần bịt kín lỗ sâu.
C. Làm sạch lỗ sâu rồi hàn vĩnh viễn không cần lấy tuỷ.
D. Làm sạch lỗ sâu sau đó lấy tuỷ và tạo hình ống tuỷ rồi hàn ống tuỷ và hàn vĩnh viễn.
Câu 18: Biện pháp xử trí cấp cứu trường hợp gãy dọc thân và chân răng 1 chân là: A. Nhổ bỏ toàn bộ răng.
B. Nhổ bỏ phần nhỏ sau đó lấy tuỷ rồi làm chụp bọc răng. C. Dùng chất hàn vĩnh viễn hàn kín răng bị tổn thương. D. Chỉ cần uống kháng sinh, giảm viêm, giảm đau là khỏi.
Câu 19: Biện pháp xử trí cấp cứu trường hợp răng rơi ra khỏi ổ đến với chúng ta trước 6 giờ:
A.Rửa sạch răng và ổ răng rồi cắm răng vào ổ không cần cố định. B. Không cần rửa cắm răng vào ổ càng sớm càng tốt.
C. Rửa sạch răng và ổ răng rồi cắm răng vào ổ sau đó cố định nó vào các răng bên cạnh bằng chỉ thép.
D. Rửa sạch ổ răng rồi dùng kháng sinh, giảm viêm, giảm đau và vất bỏ răng đã rơi ra.
Câu 20: Biện pháp xử trí trường hợp bị chảy máu lợi là: A. Lấy sạch cao răng và mảng bám răng.
B. Rửa sạch bằng oxy già 10V. C. Bôi thuốc làm săn se lợi.
D. Dùng thuốc kháng sinh, giảm viêm. E. Cả 4 biện pháp trên.
Chăm sóc răng miệng
Mục tiêu học tập
1. Trình bày được các nội dung giáo dục nha khoa cho cá nhân và tập thể.
2. Hướng dẫn được các biện pháp phòng bệnh răng miệng.
3. Chuẩn đoán được các bệnh răng miệng thông thường, cách xử trí bước đầu và chuyển được lên tuyến chuyên khoa các trường hợp cần thiết.
Nội dung 1. Định nghĩa.
Chăm sóc răng miệng là những hoạt động để giúp đỡ, giữ gìn và tái lập sức khoẻ răng miệng cho một cộng đồng.
Chăm sóc sức khoẻ răng miệng bao gồm 3 hoạt động:
- Giáo dục nha khoa là những thông tin cho cá nhân, tập thể biết vai trò của sức khoẻ răng miệng đối với sức khoẻ toàn thân, các biện pháp giữ gìn vệ sinh răng miệng, các cách đề phòng bệnh răng miệng nhằm động viên các cá nhân và tập thể thực hiện và biến nó thành thói quen.
- Hoạt động phòng bệnh: nhằm hướng dẫn các biện pháp để ngăn chặn sự xuất hiện và phát triển của các bệnh răng miệng.
- Hoạt động điều trị: nhằm mục đích phát hiện sớm bệnh răng miệng, ngăn ngừa bệnh nặng lên, sửa chữa tổn thương do bệnh gây ra, lập lại hiệu quả chức năng của hệ thống răng miệng.