Nội dung chăm sóc răng miệng ở tuyến xã, nha học đường, phòng khám đa khoa 1 Hoạt động nha học đường:

Một phần của tài liệu ĐIỀU DƯỠNG RĂNG HÀM MẶT (Trang 34 - 38)

6.1. Hoạt động nha học đường:

Lí do chúng ta chăm sóc răng miệng cho học sinh tại trường học:

- Nước ta chưa đủ điều kiện về kinh phí để chăm sóc cho mọi lứa tuổi nên người ta chú trọng đến học sinh là lứa tuổi mới thay răng. Nếu áp dụng tốt các biện pháp thì các em sẽ có hàm răng tốt suốt đời.

- Học sinh tập trung nhiều thời gian ở trường nên việc chăm sóc sẽ thuận tiện hơn.

- Số học sinh ở độ tuổi đi học chiếm tỉ lệ cao nên chúng ta chăm sóc được số lượng lớn nhân dân.

Giáo dục nha khoa: là áp dụng các biện pháp để tuyên truyền giáo dục cho học sinh các kiến thức cơ bản về sức khoẻ răng miệng như: nguyên nhân, triệu chứng của bệnh, tác hại của bệnh đối với cơ thể. Hướng dẫn các biện pháp phòng, biện pháp giữ gìn răng miệng, biến các biện pháp đó thành thói quen của học sinh.

- Mẫu giáo: hướng dẫn chải răng.

- Phổ thông: đưa vào chương trình chính khoá các bài giảng hướng dẫn, phòng bệnh răng miệng và giáo dục ý thức tự giác chăm sóc răng miệng.

Phòng bệnh:

- Dùng chỉ tơ nha khoa làm sạch các mảng bám ở mặt bên mà không làm thưa răng và tổn thương lợi.

- Loại bỏ các thỏi quen có hại như: ăn vặt, mút mối, mút ngón tay, đẩy lưỡi. - Xúc miệng dự phòng sâu răng bằng dung dịch có chứa Flour 2‰ tuần một lần vì Flour có tác dụng làm cho men răng cứng hơn và chống hình thành mảng bám.

- Trám bít các hố rãnh ở răng.

Tổ chức phòng khám, chữa răng tại trường.

- Cơ sở vật chất: phòng khám kích thước 12- 15 m2, sạch sẽ, thoáng mát, vệ sinh và đầy đủ ánh sáng.

- Trang thiết bị:

+ Một ghế chữa răng cho trẻ em. + Bộ dụng cụ chữa và nhổ răng.

+ Các loại thuốc và vật liệu cần thiết để chữa răng và trám bít hố rãnh. + Các loại thuốc xúc miệng để phòng bệnh.

+ Các tranh ảnh, mô hình để tuyên truyền giáo dục.

+ Các hồ sơ để quản lý sức khoẻ răng miệng của trẻ em tại trường. + Sổ theo dõi để khám và điều trị.

+ Có tủ thuốc, tủ đựng hồ sơ, tủ hấp sấy dụng cụ. - Cán bộ: y sỹ hoặc bác sỹ chuyên khoa.

- Nhiệm vụ của phòng khám:

+ Khám định kỳ 6 tháng đến 1 năm một lần để phát hiện sớm tổn thương và điều trị kịp thời.

+ Lập hồ sơ để đánh giá tình trạng sức khoẻ răng miệng và kết quả khám chữa.

Điều trị:

- Khám định kỳ phát hiện tổn thương, điều trị đều đặn cho học sinh. - Nhổ răng sữa đến tuổi thay, lấy cao răng, điều trị răng chớm sâu.

6.2. Hoạt động tại tuyến xã.

- Chăm sóc răng miệng cho trẻ em tại trường. - Giáo dục nha khoa cho nhân dân trong xã. - Phòng bệnh vùng quanh răng.

- Sơ cứu kỳ đầu các trường hợp cấp cứu. - Lấy cao răng, nhổ răng lung lay.

6.3. Hoạt động tại phòng khám đa khoa khu vực.

- Quản lý tình trạng răng miệng cho nhân dân trong vùng.

- Chỉ đạo và phối hợp với tuyến y tế xã kiểm tra, hướng dẫn thực hiện công tác nha học đường tại khu vực.

- Thực hiện chương trình phòng bệnh vùng quanh răng. - Thực hiện công tác điều trị chủ động.

- Xử trí kỳ đầu các trường hợp cấp cứu.

- Khám chữa các bệnh răng miệng thông thường. - Khám phát hiện các tổn thương nghi ngờ ung thư.

- Đánh giá hiệu quả, bồi dưỡng cán bộ của phòng khám kèm theo công tác chăm sóc răng miệng.

6.4. Hoạt động của tuyến huyện tỉnh.

- Chỉ đạo hướng dẫn, giúp đỡ tuyến dưới thực hiện công tác chăm sóc răng miệng.

- Thực hiện thí điểm để rút kinh nghiệm chỉ đạo toàn huyện, tỉnh.

- Tổng kết, đánh giá hiệu quả của công tác chăm sóc răng miệng, bồi dưỡng và đào tạo đội ngũ cán bộ.

Câu hỏi lượng giá

* Trả lời ngắn gọn các câu từ 1 đến 8 bằng cách điền từ hoặc cụm từ thích hợp vào chỗ

trống:

Câu 1: Kể 3 hoạt động của chăm sóc răng miệng: A……….

B……….. C……….

Câu 2: Kể thêm cho đủ 4 mạng lưới làm công tác chăm sóc răng miệng tại tuyến cơ sở: A……….

B……….. C………. D. Y tế cơ quan.

Câu 3: Kể 3 nội dung giáo dục nha khoa cho cá nhân: A……….

B……….. C……….

Câu 4: Kể 3 hình thức giáo dục nha khoa: A……….

B……….. C……….

Câu 5: Kể 3 biện pháp dự phòng sâu răng: A……….

B……….. C……….

Câu 6: Kể thêm cho đủ 4 biện pháp phòng bệnh quanh răng: A……….

B……….. C……….

D. Nhổ hoặc cố định các răng lung lay.

Câu 7:Kể 2 biện pháp phát hiện sớm những tổn thương nghi ngờ ung thư và tổn thương ung thư giai đoạn đầu:

A………. B………..

Câu 8: Kể 3 hoạt động chăm sóc sức khoẻ răng miệng của tuyến tỉnh, huyện: A……….

B……….. C……….

* Phân biệt đúng sai bằng cách đánh đấu vào câu A cho câu đúng và cột B cho câu sai.

TT Nội dung A B

9 Chăm sóc răng miệng là những hoạt động để giúp đỡ, giữ gìn và tái lập sức khoẻ răng miệng cho một người

10

Hoạt động phòng bệnh của chương trình chăm sóc răng miệng: nhằm hướng dẫn các biện pháp để ngăn chặn sự xuất hiện và phát triển của các bệnh răng miệng.

12

Đối với trẻ em không cần chăm sóc răng miệng bởi vì nó sẽ được thay bằng răng vĩnh viễn, đến lúc thay hết rằng thì chăm sóc cũng chưa muộn

13 Sâu răng là một bệnh phổ biến trong xã hội nó được coi là tai hoạ thứ 3 của loài người sau bệnh ung thư và tim mạch.

14 Dùng Flour toàn thân có tác dụng đối với cả răng đang hình thành và răng đã mọc

15

Tổn thương ung thư vùng miệng thường khu trú ở những vùng dễ khám, dễ phát hiện nếu được chú ý. Nếu phát hiện sớm, điều trị kịp thời có thể khỏi với tỷ lệ cao.

16

Dựa trên cơ sở đã tìm ra nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh của sâu răng, khoa học đã tìm ra được các biện pháp dự phòng sâu răng

* Chọn câu trả lời đúng nhất cho câu 17 và câu 20 bằng cách khoanh tròn vào chữ cái

đầu câu:

Câu 17: Giáo dục nha khoa đối với cá nhân gồm có: A. 2 nội dung.

B. 3 nội dung. C. 4 nội dung. D. 5 nội dung. E. 6 nội dung.

Câu 18: Có mấy biện pháp chính để dự phòng sâu răng: A. 3

B. 4 C. 2 C. 2 D. 5 E. 6

Câu19: Có mấy phương pháp làm giảm mảng bám răng: A. 1

B. 2 C. 3 C. 3 D. 4 E. 5

Câu 20: Có mấy cách chính để cung cấp Flour toàn thân: A. 2

B. 3 C. 4 C. 4 D. 5 E. 6

Chấn thương vùng hàm mặt

Mục tiêu học tập

1. Nêu được đặc điểm giải phẫu vùng hàm mặt. 2. Mô tả các loại chấn thương vùng hàm mặt hay gặp.

3. Nêu được các bước sơ cứu ban đầu đối với chấn thương hàm mặt.

Nội dung

1. Đại cương:

Nguyên nhân:

- Tai nạn giao thông: 80% - Tai nạn lao động: 8% - Tai nạn sinh hoạt: 8% - Các nguyên nhân khác: 4%

Tuổi: hay gặp ở lứa tuổi đang dồi dào sức lao động (lứa tuổi 20- 65 chiếm 65,7%). Giới: Nam giới hay gặp: nam gấp 7 lần nữ.

Một phần của tài liệu ĐIỀU DƯỠNG RĂNG HÀM MẶT (Trang 34 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(50 trang)