Nguyên tắc khám, chẩn đoán và điều trị 1 Khám lâm sàng:

Một phần của tài liệu ĐIỀU DƯỠNG RĂNG HÀM MẶT (Trang 45 - 46)

- Chế độ vệ sinh:

3. Nguyên tắc khám, chẩn đoán và điều trị 1 Khám lâm sàng:

3.1. Khám lâm sàng:

Trong viêm nhiễm hàm mặt khám lâm sàng rất có giá trị để định đúng bệnh và chỉ định điều trị đúng.Tìm hiểu bệnh sử thường thấy có sự liên quan đến một nguyên nhân cụ thể nào đó đã nói trong phần nguyên nhân ở trên.

Khám thực thể toàn thân rồi từ ngoài miệng vào trong miệng thật tỷ mỉ xem mức độ tổn thương giải phẫu bệnh và những rối loạn kèm theo như: ăn nhai, nói, nuốt,… để xác định chẩn đoán.

3.2. Cận lâm sàng:

Lấy mô, dịch để làm kháng sinh đồ. Trong trường hợp không có điều kiện làm kháng sinh đồ thì nên dùng các kháng sinh phổ rộng và theo những nguyên tắc về sử dụng hợp lý thuốc kháng sinh.

3.3. Chẩn đoán: dựa vào các triệu chứng lầm sàng và cận lâm sàng.

3.4. Điều trị 3.4.1. Kháng sinh. 3.4.1. Kháng sinh.

Sử dụng kháng sinh phổ rộng, liều cao, phối hợp. Tuy nhiên việc sử dung kháng sinh, ngoài những nguyên tắc đã biết, còn dựa vào kinh nghiệm. Thuốc kháng sinh không những diệt hoặc ức chế sự sinh trưởng và phát triển của vi khuẩn, mà còn kích thích quá trình bảo vệ sinh lý của cơ thể. Dùng kháng sinh kịp thời và đủ liều lượng là rất quan trọng để dập tắt quá trình viêm và ngăn ngừa các biến chứng.

3.4.3. Chích rạch và dẫn lưu.

Chỉ rạch khi đã hình thành ổ apxe với nguyên tắc: rạch ổ chỗ thấp, rạch đủ rộng và phải đảm bảo thẩm mỹ. Nếu bệnh nhân chưa được dùng kháng sinh hoặc không rõ thì phải cho bệnh nhân dùng kháng sinh liều cao trước khi trích rạch 2 giờ.

Dẫn lưu bằng lam cao su hoặc ống cao su với mục tiêu thoát mủ dễ dàng và qua đường dẫn lưu bơm rửa bằng nước muối sinh lý hoặc nước oxy già. Để 48- 72 giờ thì thay dẫn lưu, hết mủ thì bỏ dẫn lưu.

Một phần của tài liệu ĐIỀU DƯỠNG RĂNG HÀM MẶT (Trang 45 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(50 trang)