3.1. Khám xét toàn thân để tránh bỏ sót tổn thương bằng nhìn, sờ, đối chiếu so sánh để đánh giá tổn thương phần mềm, môi miệng, mũi, mắt và xương hàm. đánh giá tổn thương phần mềm, môi miệng, mũi, mắt và xương hàm.
3.2. Khám kỹ tổn thương và cho chụp x- quang nếu thấy cần thiết để phát hiện dị vật, tổn thương xương, khớp thái dương hàm. tổn thương xương, khớp thái dương hàm.
3.3. Xử trí cấp cứu các trường hợp đe dọa tới tính mạng bệnh nhân.
3.3.1. Ngạt thở. Nguyên nhân: Nguyên nhân:
- Do dị vật: răng gãy, hàm giả, cục máu đông, dị vật từ bên ngoài - Lưỡi tụt ra sau.
- Phù nề vùng sàn miệng, lưỡi do máu tụ.
- Mất phức hợp móng lưỡi ( trong trường hợp vết thương do hoả khí ).
Xử trí: làm thông thoáng đường thở ngay bằng cách hút sạch đường mũi miệng, lấy bỏ dị vật, khâu kéo lưỡi ra ngoài. Trong trường hợp khó thở vùng hạ họng, thanh quản thì phải đặt nội khí quản hoặc mở khí quản.
3.3.2. Chảy máu: chảy máu nhiều có thể từ vết thương, đứt động mạch lớn, vỡ xương nhiều mảnh. nhiều mảnh.
Cầm máu:
- Khâu cầm máu.
- Nếu có chảy máu mũi thì phải đặt bấc mũi trước và mũi sau. - Thắt động mạch cảnh ngoài nếu khâu cầm máu không có kết quả.
3.3.3. Choáng: hay gặp là choáng mất máu, choáng chấn thương và choáng nặng trong trường hợp chấn thương vùng hàm mặt kèm theo chấn thương sọ não hoặc đa chấn trường hợp chấn thương vùng hàm mặt kèm theo chấn thương sọ não hoặc đa chấn thương.
Biểu hiện của choáng: người mệt mỏi xỉu dần, da tái xanh, vã mồ hôi, mạch nhanh nhỏ, buồn nôn hoặc nôn, đồng tử giãn.
Xử trí theo nguyên nhân, truyền dịch chất điện giải để thoát choáng, tránh để bệnh nhân đến tình trạng choáng không hồi phục mới chuyển bệnh nhân.
3.3.4. Chống nhiễm trùng: dùng kháng sinh toàn thân và tiêm huyết thanh chống uốn ván. ván.
Sau khi xử trí xong thì phân loại tổn thương, ưu tiên xử trí tổn thương ở các bộ phận khác trước, tổn thương ở hàm mặt xử trí sau. Tốt nhất là kết hợp tất cả các chuyên khoa để xử trí.
3.4. Chuyển người bệnh lên tuyến trên để điều trị tiếp, nếu bệnh nhân đang ở trong tình trạng mất tri giác hoặc đang ở trong tình trạng đe doạ tới tính mạng thì phải để bệnh trạng mất tri giác hoặc đang ở trong tình trạng đe doạ tới tính mạng thì phải để bệnh nhân trong tư thế sấp mặt hoặc nghiêng đầu trong quá trình vận chuyển, hút đờm dãi làm thông thoáng đường thở.
3.5. Xử trí tại chỗ: xử trí vết thương hàm mặt nhằm phục hồi chức năng và thẩm mỹ. Do vậy phải cắt lọc tiết kiệm, lấy sạch dị vật, phục hồi các mốc giải phẫu. Nguyên tắc Do vậy phải cắt lọc tiết kiệm, lấy sạch dị vật, phục hồi các mốc giải phẫu. Nguyên tắc khi đóng kín vết thương là phải khâu kín từ sâu ra nông, từ niêm mạc ra ngoài da và xử trí phần xương trước khi khâu đóng phần mềm.