Các loại vết thương phần mềm và cách xử trí.

Một phần của tài liệu ĐIỀU DƯỠNG RĂNG HÀM MẶT (Trang 39 - 40)

4.1. Chuẩn bị dụng cụ.

- Khay quả đậu, kẹp phẫu tích, kéo nhọn nhỏ, pince cầm máu, bát kền. - Găng tay, gạc vô khuẩn, chỉ khâu.

- Bơm kim tiêm gây tê, nước muối sinh lý, betadine, oxy già

4.2. Đụng dập:

Nguyên nhân: do các vật có đầu tù va chạm.

Biểu hiện: không rách da, chỉ gây tụ máu, bầm tím dưới da.

Xử trí: loại vết thương này thường tự khỏi, tuy nhiên để làm nhanh quả trình tan máu và phù nề ta có thể dùng các thuốc sau: Medotas10mg, Alphachymotrypsin 5mg. Trong trường hợp tụ máu do vỡ các mạch máu nếu khối máu tụ to dần hoặc không tự tiêu được thì phải trích rạch để lấy khối máu tụ và cầm máu.

4.3. Sây sát: là vết thương nông do sự ma sát của một vật cứng ráp trên bề mặt da làm trợt lớp da bên ngoài để lộ các tổ chức thô ráp rớm máu. Mặc dù thương tổn tổ chức ở trợt lớp da bên ngoài để lộ các tổ chức thô ráp rớm máu. Mặc dù thương tổn tổ chức ở nông nhưng để lộ các đầu dây thần kinh trên mặt da nên gây đau rát.

Xử trí:

- Nếu vết thương sạch thì rửa sạch bằng oxy già và bôi mỡ kháng sinh.

- Nếu vết thương có nhiều dị vật bám đặc biệt là dị vật có màu như than đá thì phải tẩy sạch và lấy bỏ sau khi gây tê hoặc gây mê. Chải sạch vết thương bằng bàn chải với xà phòng trung tính, dùng thìa nạo lấy bỏ dị vật, dùng bơm tiêm to bơm nước muối

sinh lý xối sạch vào vết thương nhằm loại bỏ các dị vật nằm ở sâu. Vì nếu không lấy bỏ hết dị vật thì khi vết thương lành sẽ để lại các mảng và các chấm sắc tố lan vào toàn bộ chiều dày của da, ảnh hưởng rất lớn tới thẩm mỹ.

4.4. Vết thương rách da.

Là loại vết thương hay gặp nhất, có thể đơn giản hay phức tạp. Loại vết thương này xử trí càng sớm càng tốt. Trước khi khâu đóng vết thương cần xử trí tốt phần xương, nghĩa là xử trí từ sâu ra nông, trừ trường hợp có kèm theo chấn thương sọ não, tình trạng toàn thân không cho phép mới phải tạm thời đóng phần mềm còn phần xương giải quyết sau để tránh nhiễm trùng.

Kết quả khâu đóng vết thương có thành công hay không phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố:

Làm sạch vết thương:

Mặc dầu tất cả các thì của việc khâu đóng vết thương đều quan trong nhưng làm sạch vết thương là khâu đầu tiên, nó tế nhị và khó khăn nhất, liên quan và ảnh hưởng đến các bước sau. Nếu muốn đạt kết quả tốt thì việc làm sạch vết thương phải được tiến hành thật chu đáo. Khi bệnh nhân đã ở trong tình trạng ổn định thì tuỳ trường hợp nặng hay nhẹ mà chúng ta gây mê hay gây tê rồi tiến hành rửa vết thương bằng gạc thấm nước muối sinh lý, bơm rửa bằng tia nước dưới áp lực bằng một bơm tiêm to, hay chải rửa băng bàn chải và xà phòng để lấy đi các dị vật. Khi bệnh nhân ở trong tình trạng mất nhiều máu và choáng, khi tiến hành chải rửa gây đau và chảy máu thêm, lên với vết thương lớn nhất thiết phải tiến hành trong trong điều kiện gây mê hồi sức tốt.

Cắt lọc vết thương:

Tổ chức vùng hàm mặt có nguồn cung cấp máu phong phú, khả năng chống nhiễm khuẩn cao, hệ thống hạch bảo vệ có nhiều, nên cắt lọc phải hết sức tiết kiệm, chỉ cắt bỏ phần tổ chức nào quá rách nát, hoại tử rõ ràng, còn nhiễm bẩn thì chải rửa. Nếu mép vết thương rách nát nham nhở thì kéo sắc cắt cho thẳng mép vết thương để khi khâu xong đỡ gây sẹo rúm.

Cầm máu:

Sau khi cắt lọc vết thương thường làm cho vết thương chảy máu lại. Cần kiểm tra và cầm máu kỹ bằng kẹp buộc băng ép hay chèn gạc.

Bóc tách:

Đối với vết thương căng da, mất tổ chức thì trước khi khâu đóng vết thương phải dùng dao rạch một đường song song với mặt da để mép vết thương không bị quặp vào trong, tránh sẹo lõm về sau.

Khâu đóng vết thương theo các lớp giải phẫu và dẫn lưu (nếu cần) rồi băng ép để cầm máu.

Một phần của tài liệu ĐIỀU DƯỠNG RĂNG HÀM MẶT (Trang 39 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(50 trang)