HĐTN: Thói quen đánh răng

Một phần của tài liệu Rèn luyện thói quen vệ sinh cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động trải nghiệm ở trường mầm non Cổ Loa Đông Anh - Hà Nội (KL07338) (Trang 45)

8. Cấu trúc của khóa luận

2.3.3.HĐTN: Thói quen đánh răng

I. Mục tiêu - Kiến thức:

Trẻ biết được tại sao phải đánh răng, khi nào phải đánh răng. Trẻ biết đánh răng sau khi ăn, trước khi đi ngủ và sau khi ngủ dậy.

- Kĩ năng:

Trẻ biết thực hiện đúng các thao tác đánh răng.

Rèn luyện kĩ năng quan sát, chú ý, ghi nhớ, kĩ năng phối hợp nhóm Phát triển ngôn ngữ, tư duy, mở rộng vốn từ.

- Thái độ:

Giáo dục trẻ biết vệ sinh sạch sẽ răng miệng để không mắc các bệnh về răng miệng.

II. Chuẩn bị

- Đồ dùng của cô: Bàn chải đánh răng, cốc, kem đánh răng, mô hình răng - Đồ dùng của trẻ: Bàn chải nhỏ và kem đánh răng dành cho trẻ, cốc - HTTC : Tổ, nhóm trẻ.

III. Tiến hành

1.Ốn định gây hứng thú. - Cô cho trẻ giải câu đố: Vài hàng cước trắng Có cán cầm tay

Giúp bé hàng ngày Đánh răng sạch bóng Là cái gì?

-Trẻ giải câu đố( là cái bàn chải) 2. Trò chuyện, giới thiệu tên hoạt động

- Đàm thoại:

Chúng mình vừa giải cấu đố của cô và tìm được đáp án là chiếc bàn chải đánh răng đúng không nào?

Vậy chúng mình có biết bàn chải đánh răng dùng để làm gì không? (để đánh răng ạ)

+ Vậy khi nào chúng mình phải đánh răng nhỉ? ( sau khi ăn trước khi đi ngủ và sau khi ngủ dậy ạ)

+ Các con có biết tại sao chúng mình phải đánh răng không?( không bị sâu răng và để được mọi người yêu mến ạ)

 Giáo dục lồng ghép: Chúng mình phải chăm chỉ đánh răng để có hàm răng chắc khỏe, đẹp và được mọi người yêu mến nhé. Vậy bây giờ cô sẽ tổ chức cho chúng mình đánh răng để hàm răng của chúng mình trắng đẹp hơn, chắc khỏe hơn nhé!

3. Tổ chức hoạt động. 3.1. Trẻ thực hiện.

Trước khi cả lớp mình cùng rửa mặt cô sẽ mời 1-2 bạn lên đánh răng cho cả lớp cùng quan sát xem các bạn đánh răng đã đúng và đủ bước chưa nhé.

- Cô cho 1-2 trẻ lên đánh răng. 3.2. Trẻ rút kinh nghiệm

Cô vừa mời 2 bạn lên đánh răng bây giờ các con hãy cho cô và các bạn biết các con đã đánh răng như thế nào không? ( trẻ trả lời)

Cô quan sát trẻ đánh răng, để tìm ra sai sót của trẻ trong quá trình trẻ đánh răng.

3.3. Tổ chức cho trẻ thực hiện

Cô cho trẻ thực hiện đánh răng theo cá nhân, tổ, nhóm.

Trong quá trình trẻ thực hiện GV chú ý quan sát bao quát, nhắc nhở trẻ. 4. Củng cố, hoạt động

- Chúng mình vừa thực hiện thao tác đánh răng nhưng cô thấy chúng mình đánh răng vẫn chưa đúng và đủ nên bây giờ cô sẽ hướng dẫn chúng mình các bước đánh răng nhé!

- Cô thực hiện thao tác cho trẻ ( cô vừa thực hiện trên mô hình răng giả và phân tích các bước thực hiện)

- Cách trải răng: Hướng dẫn trẻ cách chải răng: Phải trải cả 3 mặt răng:

Mặt ngoài( nghiêng 45 độ) Mặt trong (nghiêng 45 độ) Mặt nhai (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Rửa sạch bàn chải, lấy thuốc ra bàn chải, súc miệng, mặt bàn chải nghiêng một góc 30-45 độ so với mặt răng.

Làm sạch mặt ngoài tất cả các hàm trên bằng động tác rung nhẹ nhàng bàn chải lên xuống nhẹ nhàng hoặc xoay tròn, đặc biệt chú ý tới vùng tiếp giáp giữa răng và nướu.

 Giáo dục trẻ: Cô vừa thực hiện thao tác rửa mặt cho chúng mình quan sát chúng mình nhớ về nhà rửa mặt thật sạch, đúng quy trình để đôi bàn tay của chúng mình luôn luôn sạch sẽ, thơm tho và được mọi người yêu mến nhé!

Để chúng mình nhớ các bước rửa mặt hơn thì cô sẽ cho chúng mình. - Kết thúc hoạt động: Cô cho trẻ nghe hát “ anh tý sún”

Một phần của tài liệu Rèn luyện thói quen vệ sinh cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động trải nghiệm ở trường mầm non Cổ Loa Đông Anh - Hà Nội (KL07338) (Trang 45)