8. Cấu trúc của khóa luận
1.2.7. Đặc điểm hoạt động trải nghiệm của trẻ 5-6 tuổi
Công tác chăm sóc và giáo dục vệ sinh cho trẻ mẫu giáo là một việc rất quan trọng nhưng điều quan trọng hơn là rèn luyện TQVS cho trẻ. Đó được coi là một trong những nhiệm vụ quan trọng , rất cần thiết đặc biệt đối với lứa tuổi trẻ mẫu giáo, đây là lứa tuổi trẻ cần được trang bị vốn kiến thức cũng như hình thành và rèn luyện cho trẻ những kĩ năng, những biểu tượng đúng về TQVS. Hoạt động giáo dục bằng trải nghiệm là một hoạt động giáo dục mới, ở hoạt động giáo dục này trẻ được thực hành chủ động, tự tạo kiến thức, thu nhập kiến thức hình thành kĩ năng, thái độ cho bản thân. Tuy nhiên ở lứa tuổi này các kĩ năng trải nghiệm của trẻ còn hạn chế. Thực tế cho thấy trong quá trình trải nghiệm việc thực hiện thao tác của trẻ còn non yếu được thể hiện ở một số kĩ năng sau:
Kĩ năng thứ nhất: KN tiếp nhận thông tin.
Trong quá trình tổ chức HĐTN thì công việc đầu tiên mà giáo viên muốn truyền đạt cho trẻ là giới thiệu cho trẻ tên hoạt động mà cô đã dự định tổ chức cho trẻ trải nghiệm nhưng qua quan sát thì thấy rằng đa số khả năng tiếp nhận thộng tin của trẻ còn rất là non yếu. Chỉ có một số trẻ ngồi gần cô là chú ý quan sát, lắng nghe còn các trẻ ở đằng sau thì một số nhìn ra ngoài, một số thì nói chuyện riêng, một số dù không làm việc khác nhưng chúng cũng không hề để ý tới việc mà cô giáo đang nói. Vì vậy việc tổ chức hoạt động gây hứng thú cho trẻ trong hoạt động trải nghiệm là rất cần thiết.
Kĩ năng thứ 2: KN Quan sát, chú ý
Quan sát là một trong những phương pháp không thể thiếu trong việc tổ chức hoạt động trải nghiệm. Trong quá trình trải nghiệm trẻ cần phải phát huy tất cả các giác quan thì mới tiếp thu được lượng kiến thức đã đề ra nhưng trên thực tế thì cũng còn có một số trẻ khả năng quan sát, chú ý còn yếu ớt, trẻ thường không tập trung hết vào đối tượng quan sát. Đối với trẻ mẫu giáo thì việc bắt chúng phải nhìn chăm chăm vào một cái gì đó mà chúng không thích là một điều mà chúng không bao giờ làm được, vì vậy đối tượng mà cô đưa ra cho trẻ quan sát hay các thao tác mà cô thực hiện mẫu phải được tổ chức một cách hấp dẫn thì mới gây được sự chú ý và tập trung cao của trẻ.
Kĩ năng thứ 3: KN trả lời câu hỏi
Trong quá trình làm mẫu cô giáo thường đưa ra rất nhiều câu hỏi để gợi mở sự tư duy cho trẻ nhưng thực tế qua quan sát tôi lại thấy rằng kĩ năng trả lời câu hỏi của trẻ 5 tuổi vẫn còn hạn chế. Tuy ở lứa tuổi này thì vốn từ của trẻ là đã phát triển tối đa, cách sử dụng tiếng mẹ đẻ cũng đã thành thạo nhưng khi trả lời câu hỏi hay
giao tiếp còn rụt rè nên việc để trẻ được HĐTN sẽ giúp trẻ giao tiếp mạnh dạn hơn. Đồng thời cũng giúp trẻ hình thành kĩ năng giao tiếp có văn hoá tốt hơn.