8. Cấu trúc của khóa luận
2.3.1. HĐTN: Thói quen rửa tay
Thời gian: 30-35p - Kiến thức:
Trẻ biết quy trình rửa tay, biết rửa tay khi bẩn, trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh…và những lưu ý khi rửa tay: để xuôi tay dưới vòi nước, vặn nhỏ nước.
- Kĩ năng:
Rèn luyện kĩ năng quan sát, chú ý, ghi nhớ, kĩ năng phối hợp nhóm. Phát triển ngôn ngữ, tư duy, mở rộng vốn từ.
- Thái độ:
Giáo dục trẻ biết vệ sinh sạch sẽ đôi bàn tay cũng như thân thể để phòng tránh các dịch bệnh.
II Chuẩn bị
- Đồ dùng của trẻ: chậu nước, xà phòng, khăn lau tay ( số lượng vừa đủ cho 3 nhóm)
- HTTC: Tổ, nhóm trẻ III. Tiến hành
1.Ốn định gây hứng thú.
- Cô cho trẻ hát bài: “ đôi bàn tay ” 2.Trò chuyện, giới thiệu tên hoạt động
- Đàm thoại:
+ Các con vừa hát bài hát gì?( bài hát đôi bàn tay)
+ Trong bài hát nhắc đến bộ phận nào trên cơ thể?( đôi bàn tay) + Đôi bàn tay của bạn nhỏ trong bài hát như thế nào?( trắng tinh)
+ Các con có biết tại sao đôi bàn tay của bạn nhỏ trong bài hát lại trắng tinh sạch sẽ như vậy không?( vì bạn chăm chỉ rửa tay)
+ Vậy khi nào chúng mình phải rửa tay nhỉ? ( khi tay bẩn ạ)
+ Các con có biết tại sao chúng mình phải rửa tay không?( để bàn tay sạch sẽ được mọi người yêu mến ạ)
+ Khi nào thì chúng mình phải rửa tay? ( khi tay bị bẩn ạ)
Giáo dục lồng ghép: Chúng mình vừa cùng cô hát bài hát “ đôi bàn tay”, trong bài hát nhắc tới một bạn nhỏ có đôi bàn tay trắng tinh, sạch sẽ. Qua bài hát này chúng mình phải chăm chỉ rửa tay để bàn tay luôn được sạch sẽ thơm tho. Vậy bây giờ cô sẽ tổ chức cho chúng mình rửa tay để bàn tay của chúng mình cũng sạch sẽ trắng tinh như bàn tay của bạn nhỏ nhé!
3. Tổ chức hoạt động 3.1. Trẻ thực hiện
Trước khi cả lớp mình cùng rửa tay cô sẽ mời 1-2 bạn lên rửa tay cho cả lớp cùng quan sát xem các bạn rửa tay đã đúng và đủ bước chưa nhé.
- Cô cho 1-2 trẻ lên rửa tay 3.2. Trẻ rút kinh nghiệm
Cô vừa mời 2 bạn lên rửa tay bây giờ các con hãy cho cô và các bạn biết các con đã rửa tay như thế nào không? ( trẻ trả lời)
Cô quan sát trẻ rửa tay, để tìm ra sai sót của trẻ trong quá trình trẻ rửa tay. 3.3. Tổ chức cho trẻ thực hiện
Cô cho trẻ thực hiện rửa tay theo cá nhân, tổ, nhóm Cô nhắc nhở trẻ xắn tay áo
Trong lúc chúng mình rửa tay cô thấy có một số bạn rửa tay vẫn chưa sạch + Bạn Minh rửa tay nhưng lại không rửa các kẽ ngón tay, còn bạn Quang thì lại không rửa lên cổ tay. Rửa tay như vậy có được không cả lớp?
Vây khi rửa tay chúng mình phải rửa như thế nào? 4. Củng cố, hoạt động.
- Chúng mình vừa thực hiện thao tác rửa tay nhưng cô thấy chúng mình rửa tay vẫn chưa đúng và đủ nên bây giờ cô sẽ hướng dẫn chúng mình các bước rửa tay nhé!
- Cô thực hiện thao tác rửa tay cho trẻ ( cô vừa rửa tay vừa phân tích các bước thực hiện )( trẻ quan sát)
b1: Làm ướt hai bàn tay bằng nước sạch, thoa xà phòng vào lòng bàn tay, chà sát hai lòng bàn tay vào với nhau.
b2 : Dùng ngón tay và lòng bàn tay này cuốn xoáy lần lượt vào ngón tay của bàn tay kia và ngược lại.
b3: Dùng bàn tay này chà sát chéo lên mu bàn tay kia và ngược lại
b4: Dùng đầu ngón tay của bàn tay này miết vào từng kẽ ngón tay của bàn tay kia và ngược lại.
b5: Chụm 5 đầu ngón tay của bàn tay này cọ vào lòng bàn tay và xoay đi xoay lại, xoay cọ lần lượt hai bên cổ tay.
b6: Xà cho tay hết xà phòng dưới nguồn nước sạch. Lau khô tay bằng khăn và giấy sạch.
- Trong quá trình rửa tay chúng mình cần chú ý là:
Trong thời gian rửa tay thì chúng mình chỉ rửa tay trong một phút, các bước 2, 3, 4, 5 lặp lại 5 lần mỗi bước. Mỗi lần rửa tay bằng xà phòng thì chúng mình phải tuân thủ trình tự 6 bước rửa tay như trên, như vậy mới diệt sạch vi khuẩn và phòng chống được các bệnh về tay.
Giáo dục trẻ: Cô vừa thực hiện thao tác rửa tay cho chúng mình quan sát chúng mình nhớ về nhà rửa tay thật sạch, đúng quy trình để đôi bàn tay của chúng mình luôn luôn sạch sẽ, thơm tho và được mọi người yêu mến nhé!
Để chúng mình nhớ các bước rửa tay hơn thì cô sẽ cho chúng mình xem 1 video về quy trình rửa tay.
- Kết thúc hoạt động: Cô cho trẻ xem video về 6 bước rửa tay.