Thực trạng hoạt động xúc tiến đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành công

Một phần của tài liệu Tăng cường hoạt động xúc tiến đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành công nghiệp Việt Nam (Trang 46)

Việt Nam; Các tổ chức xúc tiến đầu tư ở trong và ngoài nước; Các Bộ ngành khác như Tổng Cục du lịch, Hiệp hội các ngành tiểu thủ công nghiệp; Hiệp hội doanh nghiệp; Các nhà đầu tư hài lòng với tình hình hiện tại; Các đại sứ, đại diện danh dự về đầu tư và các đối tác khác…

2.4. Thực trạng hoạt động xúc tiến đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành công nghiệp Việt Nam nghiệp Việt Nam

2.4.1. Thực trạng hoạt động xúc tiến đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành công nghiệp Việt Nam theo nội dung xúc tiến đầu tư

2.4.1.1. Xây dựng chiến lược XTĐT

Chiến lược XTĐT vào ngành công nghiệp được xây dựng theo từng giai đoạn, thời kì sao cho phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội.

Hiện nay, chiến lược XTĐT vào ngành công nghiệp cho giai đoạn 2011-2015 được xác định là XTĐT có trọng tâm, trọng điểm, tập trung vào các ngành công nghiệp công nghệ cao, các dự án có quy mô vốn lớn, đến từ các quốc gia có nền công nghiệp phát triển mạnh mẽ như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản… Những ngành công nghiệp được khuyến khích XTĐT có thể kể đến là: công nghiệp chế biến thực phẩm, da giày, may mặc (sản phẩm cao cấp), cơ khí, thiết bị điện và điện tử… Đây đều là những ngành có thể khai thác tốt nguồn lực sẵn có của Việt Nam từ cơ sở vật chất, hạ tầng đến nguồn nhân lực.

Việc thực hiện hoạt động XTĐT còn được định hướng phải mang tính liên ngành, liên vùng, tránh tiến hành đơn lẻ, chồng chéo để tạo ra hiệu quả tổng thể và

tránh lãng phí các nguồn lực. Đối tượng của hoạt động XTĐT cũng là những dự án có tính khả thi về nội dung đầu tư, thời gian, địa điểm và tiến độ triển khai.

Việc xây dựng chiến lược XTĐT vào ngành công nghiệp hiện nay được đánh giá là khá tốt, đi đúng hướng, phù hợp với hoàn cảnh kinh tế - xã hội của nước ta.Vì vậy, hoạt động XTĐT cần bám sát chiến lược này để thực hiện đem lại hiệu quả cao.

2.4.1.2 Xây dựng danh mục dự án kêu gọi đầu tư

Xây dựng danh mục dự án kêu gọi đầu tư cũng là một trong những nội dung quan trọng của hoạt động XTĐT vào ngành công nghiệp. Dựa vào danh mục dự án kêu gọi đầu tư, hoạt động XTĐT mới có thể triển khai đi đúng hướng, tránh hoạt động dàn trải, gây lãng phí nguồn lực. Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các Bộ, Ủy ban nhân dân các tỉnh xây dựng danh mục dự án quốc gia kêu gọi đầu tư, sau đó đệ trình Thủ tướng Chính phủ xem xét và phê duyệt.

Ngày 23/4/2007, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 55/2007/QĐ-TTg “Phê duyệt Danh mục các ngành công nghiệp ưu tiên, ngành công nghiệp mũi nhọn giai đoạn 2007 - 2010, tầm nhìn đến năm 2020 và một số chính sách khuyến khích phát triển”. Tại đây, những chuyên ngành công nghiệp được ưu tiên phát triển hay ngành công nghiệp mũi nhọn được đưa ra cho từng giai đoạn 5 năm. Nhờ đó, hoạt động XTĐT có được định hướng, cụ thể trong giai đoạn 2011- 2015, hoạt động XTĐT vào ngành công nghiệp cần tập trung thu hút các dự án FDI vào các ngành như: Cơ khí chế tạo (ô tô, đóng tầu, thiết bị toàn bộ, máy nông nghiệp, cơ điện tử); thiết bị điện tử, viễn thông và công nghệ thông tin; các sản phẩm từ công nghệ mới (năng lượng mới, năng lượng tái tạo, công nghiệp phần mềm, nội dung số)… Tính đến hết năm 2013, số dự án và tổng vốn đầu tư đăng kí của những ngành này cao vượt trội so với những ngành còn lại. Điều này đã cho thấy hoạt động XTĐT đang đi đúng hướng và đem lại hiệu quả ngày càng tốt.

2.4.1.3. Xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ hoạt động XTĐT

Xây dựng cơ sở dữ liệu là một hoạt động không thể thiếu trong công tác XTĐT vào ngành công nghiệp.

Các số liệu về giá trị sản xuất công nghiệp, chỉ số tiêu thụ, chỉ số tồn kho, số dự án, tổng vốn đăng kí cấp mới và tăng thêm, tổng vốn thực hiện của các dự án FDI đầu tư vào ngành công nghiệp…luôn được thu thập và hệ thống hóa. Những văn bản pháp luật, thủ tục đầu tư liên quan đến các dự án FDI vào ngành công nghiệp cũng được tổng hợp để phục vụ việc giải đáp những thắc mắc của nhà đầu tư. Thông tin về nhà đầu tư, đặc biệt là những nhà đầu tư tiềm năng, đến từ những quốc gia có công nghệ nguồn thường được nghiên cứu, phân tích kĩ lưỡng nhằm thực hiện XTĐT sao cho đúng trọng điểm.

Ngoài ra, những trang thông tin điện tử về XTĐT cũng được xây dựng, duy trì và cập nhật thường xuyên. Hiện nay đã có 4 Website của Trung ương và 35 Website của các tỉnh ( thành phố) chuyên sâu về hoạt động XTĐT của vùng, địa phương. Tại đây, những thông tin về pháp luật, chính sách đầu tư, môi trường kinh tế - xã hội của vùng, địa phương được giới thiệu rất rõ nét. Những cơ hội đầu tư được trình bày cụ thể sao cho các nhà đầu tư nước ngoài nắm bắt được những thông tin cần thiết nhất.

Qua từng năm, việc xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ cho hoạt động XTĐT ngày càng được nâng cao về kĩ thuật thu thập và xử lí thông tin, từ đó giúp hoạt động XTĐT đạt hiệu quả hơn.

2.4.1.4. Đào tạo và tăng cường năng lực về XTĐT

Trong những năm qua, hoạt động đào tạo, tập huấn và tăng cường năng lực về XTĐT luôn được tổ chức đều đặn và đem lại nhiều kết quả tốt đẹp.

Trong năm 2013, Phòng XTĐT – trực thuộc Cục Đầu tư nước ngoài đã phối hợp với các Trung tâm XTĐT 3 miền và các tỉnh (thành phố) tổ chức được hơn 15 đợt đào tạo cho các cán bộ làm việc trong lĩnh vực này. Tại những buổi tập huấn, những thông tin chung về tình hình kinh tế - xã hội luôn được cập nhật và phân tích, như bối cảnh kinh tế - xã hội các nước trong khu vực ASEAN cũng như trên thế giới, tình hình đầu tư ra nước ngoài của các đối tác của Việt Nam, các kế hoạch và quy hoạch phát triển của cả nước, của vùng, địa phương và của ngành… Bên cạnh đó, những thay đổi về chính sách pháp luật, thủ tục đầu tư và những chính sách ưu đãi đầu tư cũng được phổ biến. Những kết quả nghiên cứu, đánh giá tiềm năng, thị

trường, xu hướng và đối tác đầu tư được công bố để từng địa phương có cái nhìn thực tế, khách quan hơn, từ đó có thể điều chỉnh hoạt động XTĐT sao cho phù hợp. Ngoài ra, các cán bộ làm việc trong công tác XTĐT được trau dồi kĩ năng XTĐT qua các hoạt động thực tế như: diễn thuyết, trình bày báo cáo, thuyết phục, đàm phán, xử lí số liệu, thông tin…

Những đợt đào tạo, tập huấn này thường tập trung vào một hoặc một số lĩnh vực, địa bàn hay đối tác đầu tư. Tại những buổi tăng cường năng lực XTĐT vào ngành công nghiệp, tình hình sản xuất công nghiệp luôn được đưa ra với số liệu cập nhật nhất, chỉ số tiêu thụ và tồn kho được tính toán kĩ lưỡng và hệ thống theo từng giai đoạn. Những dự án FDI tiêu biểu đầu tư vào ngành công nghiệp được lấy làm ví dụ phân tích ưu, nhược điểm, thành công và hạn chế, giúp các cán bộ XTĐT nắm bắt rõ tình hình, thu thập thông tin phục vụ công tác vận động các nhà đầu tư.

Qua những buổi đào tạo, tập huấn như trên, năng lực của các cán bộ XTĐT ngày càng được nâng cao, góp phần tạo nên những kết quả tốt đẹp trong việc tăng cường thu hút FDI vào ngành công nghiệp.

2.4.1.5. Thực hiện các hoạt động hợp tác trong nước và quốc tế về XTĐT

Trong một vài năm gần đây, để tránh tình trạng XTĐT dàn trải và trùng lặp, gây lãng phí nhiều, vấn đề hợp tác XTĐT đã được đưa ra và ngày càng được thực hiện phổ biến.

Trước hết là sự hợp tác giữa Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Cục Đầu tư nước ngoài với các trung tâm XTĐT tỉnh (thành phố). Các cơ quan này đã và đang tích cực hợp tác trong mọi hoạt động XTĐT để đưa ra những định hướng hay chính sách đầu tư phù hợp. Tiếp đến là sự hợp tác giữa trung tâm XTĐT tỉnh với Ban quản lý các hiệp hội, doanh nghiệp và nhà đầu tư. Sự hợp tác này nhằm mục đích sâu sát thực tế, giải quyết những thắc mắc, khó khăn mà nhà đầu tư gặp phải trong suốt quá trình tiếp nhận và triển khai dự án. Ngoài ra, sự hợp tác của các cơ quan XTĐT với các cơ quan xúc tiến thương mại hay xúc tiến du lịch, hiện nay cũng là một xu hướng đem lại nhiều kết quả tốt đẹp. Ví dụ: Hội nghị Kết nối kinh tế Việt Nam – Singapore lần thứ 9 được tổ chức tại TP. Hồ Chí Minh do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cùng Bộ trưởng Bộ Công thương Singapore đồng chủ trì vào tháng 4/2013, tại đây, 6 nội

dung chính đã được đưa ra bàn luận và có nhiều hợp tác tốt đẹp: đầu tư, thương mại và dịch vụ, tài chính, giáo dục và đào tạo, giao thông vận tải, công nghệ thông tin và truyền thông… Những hội nghị, hội thảo như vậy với nhiều lĩnh vực xúc tiến được kết hợp không chỉ tạo được sự tập trung, thống nhất, mà còn đạt được mục tiêu ở nhiều lĩnh vực, vừa tiết kiệm được chi phí.

Xu hướng hội nhập kinh tế cũng thể hiện trong hoạt động XTĐT khi ngày càng có nhiều cơ quan XTĐT trong nước tạo sự liên kết chặt chẽ với các cơ quan XTĐT nước ngoài. Đối với các đối tác đầu tư lớn, đối tác tiềm năng, sự liên kết này được thực hiện rất thường xuyên. Điển hình như sự kết hợp của Cục Đầu tư nước ngoài và Phòng Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản. Những buổi hội nghị, tọa đàm được định kì tổ chức không chỉ đánh giá việc thực hiện các dự án FDI thời gian qua mà còn giới thiệu những dự án kêu gọi đầu tư trong tương lai. Các đoàn công tác thường xuyên qua lại giữa hai quốc gia để vận động đầu tư cũng như đi thực tế môi trường đầu tư. Sự kết hợp này đã góp phần cho cả hai bên, bên đi đầu tư và bên nhận đầu tư, nắm rõ tình hình thực tế và tìm ra cơ hội phù hợp.

2.4.2. Thực trạng hoạt động xúc tiến đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành công nghiệp Việt Nam theo biện pháp xúc tiến đầu tư nghiệp Việt Nam theo biện pháp xúc tiến đầu tư

2.4.2.1. Thành lập các Trung tâm Xúc tiến đầu tư

Các Trung tâm XTĐT là cơ quan chịu trách nhiệm quản lý, theo dõi và tổng hợp việc thực hiện hoạt động XTĐT, được thành lập ở cả cấp Trung ương và địa phương. Hiện nay cả 64 tỉnh ( thành phố) đã thành lập trung tâm xúc tiến chung cho các lĩnh vực như thương mại, đầu tư, du lịch…, tuy nhiên do từng điều kiện khác nhau mà chỉ có 35 tỉnh (thành phố) có trung tâm XTĐT riêng biệt. Đây cũng là một con số khá khả quan cho thấy vấn đề XTĐT ngày càng được coi trọng.

Tại cấp Trung ương, 3 trung tâm XTĐT của 3 miền Bắc, Trung, Nam đã lần lượt được thành lập vào giai đoạn 2005-2007, với địa bàn được chia như sau: phía Bắc gồm các địa bàn tỉnh từ Hà Giang đến Quảng Bình, miền Trung là từ Quảng Trị đến Đắk Lắk và phía Nam là từ Ninh Thuận đến Cà Mau. Với sự phân chia rõ ràng như vậy, các trung tâm này chịu trách nhiệm quản lý, thực hiện chức năng XTĐT và tham gia quản lý hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài của các tỉnh nằm trong địa

bàn của mình, giúp hoạt động XTĐT có hiệu quả hơn nhờ sự chuyên sâu này. Các trung tâm này có vai trò như đầu mối, chỉ đạo các tỉnh xây dựng danh mục kêu gọi dự án đầu tư sao cho phù hợp với quy hoạch chung của cả nước, của vùng cũng như từng địa phương. Hiện nay, định hướng chung của cả 3 trung tâm là tập trung hoạt động XTĐT vào các ngành công nghiệp công nghệ cao, từ những đối tác là các nước lớn có công nghệ nguồn, tiên tiến hiện đại, với quy mô vốn lớn. Những ngành công nghiệp công nghệ cao trong mục tiêu của hoạt động XTĐT có thể được kể đến như: công nghiệp điện tử ( một số sản phẩm điển hình là thiết bị quang học, bảng vi mạch, ti vi, tủ lạnh…), công nghiệp cơ khí ( thiết bị phụ tùng ô tô, xe máy…), công nghiệp chế biến thực phẩm… Những đối tác được hướng đến là Nhật Bản, Hàn Quốc, Hoa Kì, các nước EU, Hong Kong, Singapore…

Các trung tâm XTĐT cũng là nơi tiếp nhận, tham mưu, tổng hợp xây dựng, giám sát tình hình thực hiện các đề án thuộc Chương trình xúc tiến đầu tư quốc gia của các tỉnh trong địa bàn của mình để báo cáo Cục Đầu tư nước ngoài xem xét, quyết định. Công tác đánh giá này đã đem lại hiệu quả hơn khi các trung tâm XTĐT nắm rõ được tình hình đầu tư của địa bàn mình quản lý.

Hình 2.2: Kết quả thu hút FDI vào ngành công nghiệp của các trung tâm XTĐT 3 miền giai đoạn 2009 - 2013

( Đơn vị: triệu USD) ( Nguồn: Số liệu tổng hợp từ website của các Trung tâm XTĐT 3 miền)

Qua Hình 2.2 ta có thể thấy Trung tâm XTĐT phía Bắc và phía Nam hoạt động rất hiệu quả với tổng số vốn đầu tư thu hút được vào các dự án công nghiệp tăng qua các năm và hiện nay ở mức rất cao. Một trong những điều góp phần tạo nên kết quả này là: Đây là Trung tâm XTĐT của 2 miền tập trung những vùng kinh tế trọng điểm của cả nước, những tỉnh, thành phố lớn nhất, với số lượng các khu công nghiệp đông nhất, các yếu tố khác về xã hội cũng khá phát triển… Bên cạnh đó, kết quả thu hút đầu tư của Trung tâm XTĐT miền Trung còn hạn chế. Điều này có nguyên nhân chính là do các tỉnh miền Trung còn gặp nhiều khó khăn về cả điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội cũng như nguồn nhân lực hay trình độ kĩ thuật, khoa học.

Tại cấp địa phương, hầu hết các trung tâm XTĐT tỉnh mới được thành lập khoảng 5 năm nên các hoạt động chưa nhiều và hiệu quả chưa đem lại rõ rệt. Tuy nhiên, một số tỉnh ( thành phố) đã đạt được nhiều thành công lớn như: TP. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Sóc Trăng, Bến Tre… Tại những tỉnh ( thành phố) này, số dự án FDI thu hút được vào ngành công nghiệp nhờ hoạt động XTĐT của trung tâm XTĐT tỉnh chiếm đến trên 80%. Những biện pháp XTĐT của các trung tâm này rất đa dạng với các website XTĐT được xây dựng và luôn duy trì với thông tin cụ thể, cập nhật nhất, các cán bộ được đào tạo nghiệp vụ XTĐT hàng năm, tổ chức những đoàn công tác ở cả trong và ngoài nước…

Tóm lại, việc thành lập hệ thống các trung tâm XTĐT từ Trung ương đến địa phương đã góp phần tích cực vào việc thu hút các dự án FDI nói chung và vào ngành công nghiệp nói riêng.

2.4.2.2. Xây dựng và phát triển các trang thông tin điện tử, ấn phẩm, tài liệu và các phương tiện truyền thông khác phục vụ cho hoạt động XTĐT

Internet ở Việt Nam được hình thành và phát triển từ năm 1997, từ đó đến nay, Việt Nam luôn được thế giới đánh giá là một trong những quốc gia có sự phát triển Internet tăng nhanh nhất hằng năm. Đây cũng là một lý do để hoạt động XTĐT

sử dụng phương tiện này nhằm thu hút các dự án FDI nói chung và vào ngành công nghiệp nói riêng.

Việt Nam đã xây dựng nhiều website cả ở cấp trung ương và địa phương để phục vụ hoạt động XTĐT. Đầu tiên phải kể đến Website của Bộ Kế hoạch và Đầu tư www.mpi.gov.vn và Cục Đầu tư nước ngoài www.fia.mpi.gov.vn với chuyên mục riêng về XTĐT rất dễ dàng quan sát được khi vào thăm trang web. Không chỉ có

Một phần của tài liệu Tăng cường hoạt động xúc tiến đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành công nghiệp Việt Nam (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(87 trang)
w