Quan điểm của Nhà nước về hoạt động xúc tiến đầu tư trực tiếp nước

Một phần của tài liệu Tăng cường hoạt động xúc tiến đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành công nghiệp Việt Nam (Trang 66)

tiếp nước ngoài vào ngành công nghiệp Việt Nam trong thời gian tới

3.1.1. Quan điểm của Nhà nước về hoạt động xúc tiến đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành công nghiệp Việt Nam ngoài vào ngành công nghiệp Việt Nam

Quan điểm của Nhà nước về hoạt động XTĐT trực tiếp nước ngoài vào ngành công nghiệp Việt Nam trong thời gian tới về cơ bản được bao hàm trong quan điểm và định hướng chung về nhu cầu thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và Chương trình XTĐT quốc gia.

Thứ nhất, cần thống nhất quan điểm coi công tác XTĐT nói chung và XTĐT

động trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và là công cụ hữu ích trong cạnh tranh quốc tế nhằm thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.

Để đẩy mạnh phát triển kinh tế đất nước, thực hiện thành công công cuộc công nghiệp hoá - hiện đại hoá và hội nhập kinh tế thế giới, Đảng và Nhà nước ta khẳng định không thể chỉ dựa vào nguồn lực trong nước mà còn phải biết khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực bên ngoài. Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài là một trong những nguồn vốn đóng vai trò trực tiếp và chủ yếu trong việc thực hiện các mục tiêu quan trọng trên. Từ đó, hoạt động XTĐT ngày càng thể hiện sức mạnh của mình.Nhờ có hoạt động này mà các đối tác đầu tư nước ngoài có thể hiểu rõ hơn về môi trường kinh doanh của Việt Nam cũng như các ngành nghề hiện đang được chú trọng phát triển. Trong đó, ngành công nghiệp dành được rất nhiều sự ưu ái về mọi mặt như các chính sách ưu đãi, hỗ trợ, các nguồn lực kinh tế - xã hội mạnh mẽ…

Vì vậy, vai trò của công tác XTĐT vào ngành công nghiệp Việt Nam hiện nay là quan trọng hơn bao giờ hết.

Thứ hai, công tác XTĐT vào ngành công nghiệp Việt Nam cần định hướng

rõ ràng và đúng đắn về địa bàn, lĩnh vực, đối tác và hình thức đầu tư, phù hợp với quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của từng vùng, từng địa phương và của cả nước.

Các nội dung XTĐT cần có trọng tâm, trọng điểm, mang tầm quốc gia, đảm bảo tính khu vực và liên vùng, chuyên đề theo lĩnh vực chuyên sâu bám theo chuỗi giá trị sản xuất toàn cầu. Nội dung XTĐT trong thời gian tới sẽ không quá chú trọng giới thiệu thông tin chung chung về Việt Nam, mà tập trung xây dựng và cung cấp thông tin cụ thể về từng dự án, chủ động giới thiệu với nhà đầu tư các dự án. Trong giai đoạn tới, với lĩnh vực công nghiệp, ngành công nghiệp chế biến – chế tạo sẽ trở thành ngành công nghiệp mũi nhọn, cụ thể như công nghiệp cơ khí chế tạo ( ô tô, đóng tầu, thiết bị toàn bộ, máy nông nghiệp, cơ điện tử), công nghiệp sản xuất thiết bị điện tử, viễn thông và công nghệ thông tin, công nghiệp sản xuất các sản phẩm từ công nghệ mới (năng lượng mới, năng lượng tái tạo, công nghiệp phần mềm, nội dung số)… Về hình thức đầu tư, hình thức 100% vốn nước ngoài và hình thức liên doanh vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất và được khuyến khích thực hiện. Sự định hướng

này cần đảm bảo thực hiện cân đối, sát thực tế, tránh lãng phí các nguồn lực kinh tế và xã hội.

Về địa bàn đầu tư, các chính sách XTĐT vào ngành công nghiệp tập trung vào những địa phương có giá trị sản xuất công nghiệp cao, những địa phương có nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất. Ví dụ như tỉnh Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu, Đồng Nai, Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hà Nội… Với sự XTĐT trọng tâm như vậy, chắc chắn hiệu quả đem lại sẽ ngày càng tăng nhiều hơn. Về đối tác đầu tư, hoạt động XTĐT vào ngành công nghiệp sẽ hướng tới những đối tác lớn, các tập đoàn quốc gia và đặc biệt là sẽ hỗ trợ các nhà đầu tư hiện hữu đang triển khai các dự án có hiệu quả để chính họ là hình ảnh tốt để quảng bá đầu tư với các nhà đầu tư khác. Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Trung Quốc, Hoa Kì… là những đối tác của Việt Nam, luôn xếp đầu bảng trong số dự án đầu tư, tổng vốn đăng kí đầu tư và tổng vốn thực hiện. Họ không chỉ có dây chuyền sản xuất, công nghệ tiên tiến, hiện đại mà còn có kinh nghiệm quản lý tốt. Hoạt động XTĐT khi tập trung vào đây chắc chắn sẽ giúp nâng cao chất lượng cho nguồn vốn FDI. Bên cạnh đó, các tập đoàn đa quốc gia, tập đoàn xuyên quốc gia như tập đoàn Samsung (Hàn Quốc), tập đoàn Amway (Hoa Kì), tập đoàn Intel (Hoa Kì), tập đoàn Shinshu Ham (Nhật Bản)… ngày càng có vai trò to lớn trong sự phát triển kinh tế - xã hội đất nước bởi ngoài sức mạnh kinh tế đáng kể, lợi ích mà các công ty này đem lại còn là tạo nguồn thu thuế cho Chính phủ, đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ, nâng cao chất lượng lao động, công nghệ, kinh nghiệm quản lý… Cuối cùng, hoạt động XTĐT cần chú trọng hơn nữa đến các nhà đầu tư hiện hữu, sự thành công của họ tròn việc đầu tư tại Việt Nam sẽ là yếu tố tích cực để thuyết phục các nhà đầu tư khác.

Tóm lại, với các quan điểm về địa bàn, lĩnh vực, đối tác và hình thức đầu tư như trên, hoạt động XTĐT sẽ đạt được nhiều thành công hơn trong thời gian tới.

Thứ ba, chủ thể thực hiện công tác XTĐT không chỉ là Cục đầu tư nước

ngoài, các trung tâm xúc tiến đầu tư mà còn là cả cộng đồng các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp nói riêng.

Công tác XTĐT hiện nay ngày càng được hoàn thiện với sự triển khai đồng bộ từ Trung ương đến địa phương. Tại mỗi cấp đều có các cơ quan thực thi chính sách XTĐT: Cục Đầu tư nước ngoài trực thuộc Bộ Kế hoạch và đầu tư, Trung tâm

xúc tiến ba miền và các Trung tâm xúc tiến cấp địa phương. Không chỉ có các cơ quan chuyên trách như trên, các doanh nghiệp cũng cần tích cực, chủ động tiếp thị, quảng bá sản phẩm, dịch vụ của mình đến bạn bè thế giới. Ngoài ra, việc coi trọng và phát huy vai trò của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài trong hoạt động xúc tiến đầu tư nhằm tận dụng các nguồn vốn tài chính, chất xám, các mối quan hệ cũng cần được thực hiện.

Một phần của tài liệu Tăng cường hoạt động xúc tiến đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành công nghiệp Việt Nam (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(87 trang)
w