Cơ cấu tổ chức hoạt động xúc tiến đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam

Một phần của tài liệu Tăng cường hoạt động xúc tiến đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành công nghiệp Việt Nam (Trang 42)

của phía Việt Nam thường chiếm tỷ lệ thấp và chủ yếu là góp bằng quyền sử dụng đất. Đội ngũ cán bộ, công nhân phía nước ta còn nhiều hạn chế về trình độ và kinh nghiệm quản lý, yếu về ngoại ngữ nên dễ bị phía nước ngoài thao túng. Trong quá trình hoạt động ở một số liên doanh, phía Việt Nam không chi phối được sản xuất, không kiểm soát được tài chính và tất yếu dẫn đến bị thua thiệt, bị mất dần vốn góp. Có thể nói rằng do tiềm lực của các doanh nghiệp nước ta còn nhỏ bé nên xu hướng chuyển đổi hình thức liên doanh thành doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài là một quy luật có tính khách quan.

Việc chiếm đa số của hình thức đầu tư 100% vốn nước ngoài vào ngành công nghiệp là một tín hiệu tích cực cho thấy môi trường đầu tư của Việt Nam nói chung và ngành công nghiệp nói riêng, cụ thể là các khu công nghiệp, khu chế xuất, hiện nay đã được cải thiện rất nhiều. Các chính sách của Chính phủ luôn tạo những điều kiện thuận lợi để nhà đầu tư nước ngoài tối đa hóa lợi nhuận. Tuy nhiên, hình thức này trong thời gian tới cần tăng cường hơn nữa trong việc chuyển giao công nghệ, kỹ năng quản lý, sự liên kết với các doanh nghiệp trong nước để cùng tham gia vào chuỗi giá trị hay mạng sản xuất toàn cầu. Còn về hình thức liên doanh, do sự chênh lệch khá lớn về quy mô vốn, công nghệ, chất lượng sản phẩm, quản lý…của doanh nghiệp trong nước nên hình thức này nếu muốn được thực hiện phổ biến hơn thì các doanh nghiệp trong nước cần nỗ lực hơn nữa để nâng cao năng lực của mình về mọi mặt.

Dựa trên nền tảng vững chắc là quy mô vốn đầu tư lớn, công nghệ kĩ thuật tiên tiến, hiện đại, kinh nghiệm quản lý hiệu quả, nguồn nhân lực có chất lượng và những chính sách ưu đãi hấp dẫn, hình thức đầu tư 100% vốn nước ngoài đã, đang và sẽ giúp ngành công nghiệp Việt Nam có những bước phát triển vượt bậc.

2.3. Cơ cấu tổ chức hoạt động xúc tiến đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam Nam

Hiện nay, hệ thống các cơ quan chuyên trách thực hiện hoạt động XTĐT ở Việt Nam đã được xây dựng khá hoàn chỉnh từ Trung ương đến địa phương. Tại cấp

Trung ương là Cục Đầu tư nước ngoài – trực thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Trong đó, Phòng Xúc tiến đầu tư cùng các Trung tâm XTĐT 3 miền là những đơn vị trực tiếp quản lý và thực hiện Chương trình XTĐT. Tại cấp địa phương, cơ quan chuyên trách về hoạt động XTĐT là Trung tâm XTĐT Tỉnh ( Thành phố), đây là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư Tỉnh ( Thành phố ).

Về Cục Đầu tư nước ngoài:

Cục Đầu tư nước ngoài trực thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan Nhà nước chuyên trách thực hiện nhiệm vụ XTĐT ở cấp quốc gia. Theo Quyết định số 521/QĐ-BKH ngày 16/04/2009 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư về chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Cục Đầu tư nước ngoài, Cục đầu tư nước ngoài có các nhiệm vụ chính về xúc tiến đầu tư như sau:

Làm đầu mối thực hiện công tác quản lý nhà nước về hoạt động xúc tiến đầu tư; phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng chiến lược, kế hoạch, chính sách, định hướng đầu tư nước ngoài và đầu tư ra nước ngoài. Tổng hợp, đánh giá và phối hợp hoạt động xúc tiến đầu tư.

Làm đầu mối tổng hợp, xây dựng chương trình, kế hoạch xúc tiến đầu tư của Bộ; theo dõi tình hình thực hiện, kiến nghị xử lý các vấn đề phát sinh và trình Bộ trưởng điều chỉnh chương trình, kế hoạch xúc tiến đầu tư của Bộ;

Làm đầu mối tổng hợp, tổ chức thẩm tra, xây dựng Chương trình xúc tiến đầu tư quốc gia theo quy định của Chính phủ và phân công của Bộ, bao gồm:

- Tham gia Hội đồng thẩm tra và Ban Thư ký Chương trình xúc tiến đầu tư quốc gia;

- Hướng dẫn việc xây dựng và làm đầu mối tiếp nhận, tổng hợp các đề án thuộc Chương trình xúc tiến đầu tư quốc gia và các yêu cầu điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung, chấm dứt các đề án thuộc Chương trình xúc tiến đầu tư quốc gia;

- Làm đầu mối dự thảo Chương trình xúc tiến đầu tư quốc gia hàng năm theo quy định của Chính phủ và của Bộ; dự thảo phương án điều chỉnh, cân đối

các nội dung trong Chương trình xúc tiến đầu tư quốc gia sau khí có thông báo về tổng mức kinh phí của Bộ Tài chính;

- Làm đầu mối theo dõi, kiểm tra, giám sát và tổng hợp tình hình thực hiện Chương trình xúc tiến đầu tư quốc gia hàng năm.

Tổ chức thực hiện các hoạt động xúc tiến đầu tư; chủ trì chuẩn bị và tổ chức các cuộc gặp gỡ, tiếp xúc với các nhà đầu tư theo sự phân công của Bộ; thiết lập mối quan hệ đối tác thực hiện hợp tác quốc tế liên quan đến xúc tiến đầu tư nước ngoài và đầu tư ra nước ngoài theo sự chỉ đạo của Bộ;

Làm đầu mối hỗ trợ các nhà đầu tư tìm kiếm cơ hội và hình thành dự án đầu tư, vận động xúc tiến đầu tư theo các chương trình, dự án trọng điểm;

Làm đầu mối quản lý, phối hợp với Vụ Kinh tế đối ngoại, hướng dẫn, theo dõi và phối hợp hoạt động của bộ phận xúc tiến đầu tư ở nước ngoài.

Về Trung tâm Xúc tiến đầu tư ba miền và Trung tâm Xúc tiến đầu tư cấp địa phương

Cục Đầu tư nước ngoài phân cấp cho Trung tâm Xúc tiến đầu tư ở ba miền (Trung tâm Xúc tiến đầu tư phía bắc, Trung tâm Xúc tiến đầu tư miền trung và Trung tâm Xúc tiến đầu tư phía nam) và các Trung tâm Xúc tiến đầu tư cấp địa phương chủ động tiến hành các chương trình xúc tiến thu hút đầu tư. Nhờ đó mà công tác quản lý cũng như XTĐT đạt hiệu quả cao hơn. Các thủ tục tinh gọn, tạo điều kiện cho các nhà đầu tư tiết kiệm chi phí và quan trọng hơn là nắm bắt kịp thời cơ hội đầu tư. Dịch vụ hỗ trợ sau cấp phép thông qua các cơ quan địa phương cũng được tiến hành kịp thời và sâu sát hơn, đặc biệt là việc giải quyết những vướng mắc trong quá trình triển khai dự án tại địa bàn đầu tư. Công tác XTĐT được thực hiện bởi các Trung tâm XTĐT của từng vùng và từng địa phương dựa trên những đặc điểm riêng biệt về môi trường, các lĩnh vực ưu đãi cũng như các doanh nghiệp hoạt động của vùng và địa phương mình trở nên sát với thực tiễn hơn, bám sát quy hoạch đầu tư của địa phương.

Tại mỗi Trung tâm đều có các phòng ban phụ trách từng nội dung riêng biệt như bộ phận XTĐT, bộ phận hỗ trợ pháp lý, bộ phận cung cấp dịch vụ cho nhà đầu tư, bộ phận hỗ trợ sau đầu tư… Cụ thể:

Bộ phận XTĐT là bộ phận có nhiệm vụ trọng tâm, cụ thể là: lựa chọn dự án, nhà đầu tư sao cho phù hợp với định hướng chung, đồng thời thích hợp với từng địa phương và thời kì. Tiếp theo là tiến hành quảng bá môi trường đầu tư với những ưu điểm, thế mạnh, những chính sách ưu đãi hay điều kiện thuận lợi. Cuối cùng là tổ chức hoạt động quan hệ công chúng, quảng cáo trên các phương tiện thông tin trong và ngoài nước, tổ chức các đoàn công tác ra nước ngoài, đón tiếp các đoàn nước ngoài tới Việt Nam tham quan, tìm kiếm, tìm hiểu cơ hội đầu tư…

Tiếp theo là bộ phận hỗ trợ pháp lý. Nhiệm vụ của bộ phận này là tư vấn pháp lý, đưa những văn bản, chính sách đầu tư cập nhật đến với nhà đầu tư, giải thích những vướng măc, khó khăn.Một hoạt động có vai trò khá quan trọng là hỗ trợ các nhà đầu tư trong các thủ tục xin giấy phép đầu tư hoặc phê duyệt dự án.Những kiến nghị, đề xuất của doanh nghiệp và nhà đầu tư cũng được bộ phận này tiếp nhận, tổng hợp và trinhg cơ quan có thẩm quyền giải quyết.Điển hình là Phòng chính sách – Cục đầu tư nước ngoài.

Bộ phận cung cấp dịch vụ cho nhà đầu tư thì có chịu trách nhiệm cung cấp các dịch vụ cho nhà đầu tư và chịu trách nhiệm về những dịch vụ này. Cụ thể như dịch vụ Logistics, dịch vụ công nghệ thông tin – truyền thông, dịch vụ tài chính… Với sự cung cấp đầy đủ và tốt các dịch vụ này, đây sẽ trở thành một điểm mạnh để thu hút các nhà đầu tư.

Bộ phận hỗ trợ sau đầu tư là bộ phận chăm sóc nhà đầu tư sau khi có Giấy phép hoặc hỗ trợ trong trường hợp tái đầu tư. Chăm sóc các nhà đầu tư đang hoạt động chính là một biện pháp hữu ích để khuyến khích họ tái đầu tư. Bộ phận này cũng hỗ trợ các nhà đầu tư đang hoạt động khắc phục bất kỳ khó khăn, trở ngại nào trong quá trình hoạt động của họ.

Với các bộ phận chính như trên, các trung tâm XTĐT đã phân chia ra thành các hoạt động chuyên sâu để đạt được hiệu quả cao hơn trong mục tiêu thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng trưởng về cả số lượng và chất lượng.

Ngoài ra còn có một số cơ quan thực thi chính sách XTĐT khác.

Giữ vai trò chủ đạo trong hoạt động XTĐT là các cơ quan Cục Đầu tư nước ngoài, các Trung tâm Xúc tiến đầu tư ba miền Bắc – Trung – Nam và các Trung tâm Xúc tiến đầu tư cấp địa phương. Tuy nhiên, hiện nay hoạt động XTĐT cần có sự hợp tác từ nhiều phía như: Sự phối hợp giữa Cục Đầu tư nước ngoài, Uỷ Ban Nhân Dân các tỉnh, thành phố, huyện, xã, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Trung tâm Xúc tiến đầu tư các địa phương và Ban quản lý các Khu công nghiệp, Khu chế xuất với Phòng

Một phần của tài liệu Tăng cường hoạt động xúc tiến đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành công nghiệp Việt Nam (Trang 42)