Tố cáo xã hội vô nhân đạo đẩy con người vào tình trạng tha

Một phần của tài liệu Nét tương đồng về tư tưởng của thach lam và nam cao trong truyện ngắn trước cách mạng tháng tám (Trang 49)

8. Bố cục của khoá luận

3.1.2. Tố cáo xã hội vô nhân đạo đẩy con người vào tình trạng tha

Thạch Lam và Nam Cao tiếp cận và phản ánh hiện thực không dừng lại ở bên ngoài mà đi sâu vào đối tượng để có thể khai thác một cách triệt để, đem đến cho người đọc một cái nhìn sâu sắc. Hai ông thường chú ý đặc biệt đến thế giới nội tâm để tìm và phát hiện những gì sâu kín đằng sau các cử chỉ, hành động của nhân vật. Chính vì vậy mà hai ông phát hiện ra chân thực nhất nỗi khổ của con người trong xã hội cũ. Cái nghèo không chỉ đẩy họ vào cảnh gia đình li tán, phải chết mà còn đánh mất đi nhân phẩm, nhân cách của mình. Khi miêu tả cái đói, cái nghèo, một mặt Thạch Lam – Nam Cao khắc họa sự tha hóa về nhân tính, một mặt hai ông lý giải cho sự tha hóa ấy là do hoàn cảnh.

Có lúc cái nghèo làm trao đảo nhân cách con người. Đó là trường hợp

của Sinh trong truyện ngắn Đói. Do thất nghiệp vợ chồng Sinh bị đẩy vào hoàn

cảnh túng quẫn. Trước thực tế phũ phàng, cay đắng là cái đói Mai- vợ của Sinh đã phải bán mình để lấy tiền mua đồ ăn về nuôi chồng. Biết được việc làm của vợ, Sinh cảm thấy đau khổ, tủi nhục. Trong cơn tức giận, Sinh đã hất gói thức ăn vợ mua về và đuổi Mai ra khỏi nhà. Nhưng trước cảm giác cồn cào như “nước triều tràn lên bãi cát” của cái đói, trước mùi thơm quyến rũ của thức ăn, Sinh đã ăn một cách vụng trộm những đồ ăn mà trước đó chính anh đã hất bỏ. Trước miếng ăn Sinh đã không giữ được nhân cách, Sinh đã đánh mất đi lòng tự trọng của mình. Thạch Lam đã đặt ra một cách mơ hồ, còn rất

cảnh, nhưng nó mang tính chất dự báo về quá trình tha hóa. Thạch Lam nhìn thấy nguyên nhân đẩy con người vào cảnh sống bế tắc, làm trao đảo nhân cách con người chính là hiện thực xã hội đầy bất công ngang trái.

Trong sáng tác của mình, Nam Cao đặt ra vấn đề tha hóa một cách sâu sắc. Nhân vật tha hóa chiếm một tỷ lệ không nhỏ trong thế giới nhân vật của Nam Cao. Đó là những kẻ làm cha đánh mất nhân cách ăn hết phần của con

(Trẻ con không được ăn thịt chó). Đó là những kẻ lao vào ăn chơi, cờ bạc, rượu chè làm tan nát gia đình (Từ ngày mẹ chết, Mua nhà...). Đó là những Chí Phèo, Binh Chức (Chí Phèo), anh cu Lộ (Tư cách mõ), Đức (Nửa đêm)...

Quá trình tha hóa, lưu manh hóa của người nông dân trong xã hội được

Nam Cao miêu tả sâu sắc nhất trong truyện ngắn Chí Phèo. Chí Phèo là người

nông dân hiền lành, lương thiện như bao người nông dân khác. Nếu ở trong một xã hội bình thường, những con người ấy hoàn toàn có thể sống một cách lương thiện, yên ổn. Chỉ vì lòng ghen tuông vu vơ, bá Kiến đã đẩy Chí vào tù. Nhà tù thực dân đã tiếp tay cho tên cường hào, sau 7, 8 năm đã biến một nông dân khỏe mạnh, lương thiện và tự trọng thành “con quỷ dữ của làng Vũ Đại” cả về hình hài lẫn tâm tính. Cho nên dân làng Vũ Đại – nơi Chí sinh ra và cưu mang Chí – không thừa nhận và khai trừ Chí ra khỏi cộng đồng. Dó đó, nỗi đau đớn của Chí Phèo là nỗi đau của một con người bị tàn phá về thể xác, bị hủy diệt về tâm hồn, bị xã hội cự tuyệt không cho làm người, chứ không chỉ là nỗi đau vì đói cơm rách áo, không nhà cửa, không nơi nương tựa...

Chí Phèo là hiện tượng có tính quy luật trong xã hội đương thời, là sản phẩm của tình trạng đè nén, áp bức ở nông thôn trước Cách mạng. Vì bị áp bức bóc lột một cách quá đáng, người lao động lương thiện không còn cách nào khác đã buộc phải chống trả bằng cách lưu manh hóa. Trong không ít tác phẩm của mình, Nam Cao đã xây dựng những nhân vật vốn hiền lành trở

thành ngang ngược. Đấy là Trạch Văn Đoành trong Đôi móng giò, là anh cu Lộ trong Tư cách mõ, là Đức trong Nửa đêm... Và trong tác phẩm Chí Phèo,

ngoài Chí còn có Năm Thọ, Binh Chức và sau cũng rất có thể sẽ xuất hiện một Chí Phèo con. Cuối tác phẩm, khi nghe tin Chí Phèo chết, thị Nở nhìn nhanh

xuống bụng và “ đột nhiên thấy thoáng hiện ra một cái lò gạch cũ bỏ không,

xa nhà cửa và vắng người lại qua...”. Như vậy bọn địa chủ cường hào, và nói

rộng ra là cái xã hội đương thời, còn ra sức áp bức, bóc lột không cho con người được sống hiền lành tử tế, thì sẽ còn những người dân lành bị đẩy vào

con đường lưu manh. “ Sức mạnh phê phán, ý nghĩa điển hình của hình tượng

Chí Phèo trước hết là ở chỗ đã vạch ra thật hùng hồn cái quy luật tàn bạo, bi thảm đó trong xã hội đương thời” (Nguyễn Hoành Khung).

Mỗi người một hoàn cảnh nhưng chung quy lại là cái nghèo, cái chết của họ mang một ý nghĩa tố cáo xã hội sâu sắc. Viết về đề tài người nông dân, Thạch Lam - Nam Cao lên án, tố cáo xã hội nông thôn đương thời. Trong tác phẩm của hai ông ít xuất hiện lực lượng phản diện ở nông thôn nhưng qua cảnh ngộ khốn cùng của người nông dân trong nhiều tác phẩm, người đọc cũng thấy được diện mạo của xã hội nông thôn, bộ mặt tàn ác xấu xa của bọn cường hào địa phương. Đó là những cụ Bá, cậu Phúc tàn nhẫn, độc ác trong

Nhà mẹ Lê, bà phó Thụ - một người giàu keo kiệt, cạn tàu ráo máng trong Một bữa no, là Bá Kiến trong Chí Phèo - điển hình cho giai cấp địa chủ với sự

cai trị khôn ngoan và xảo quyệt. Đặc biệt trong truyện ngắn Chí Phèo xuất

hiện hình ảnh nhà tù thực dân bắt bao người vô tội biến họ từ người lương thiện trở thành kẻ dị hình dị dạng, thành những con thú, những con quỷ dữ. Qua đó nhà văn phê phán, tố cáo xã hội Việt Nam những năm 1930-1945 và mong ước một xã hội mới, một xã hội mà con người có thể phát huy tận độ khả năng mà loài người ẩn chứa trong mình – một cuộc sống xứng đáng với con người hơn.

3.2. Sự cảm thông sâu sắc, thái độ trân trọng, tấm lòng xót thương người lao động

Viết về người nông dân, Thạch Lam và Nam Cao không chỉ vẽ nên bức tranh cuộc sống ảm đạm, vắng vẻ, thường xuyên bị cái đói, cái nghèo đe dọa, mà còn bộc lộ niềm cảm thông sâu sắc đối với đời sống nhân dân lao động. Truyện ngắn Thạch Lam bộc lộ sự cảm thông chia sẻ đối với những người lao động nghèo. Sự đồng cảm ấy Thạch Lam đặt vấn đề trong tựa của

Gió đầu mùa: “Trước ngọn gió đầu mùa, tôi không khỏi ngăn nổi những cảm

giác sâu xa và mới lạ. Tôi đem tâm nghĩ ngợi đến những cơn gió đột khởi ở lòng người, báo trước những sự thay đổi trong cái bí mật của tâm hồn. Tôi lại nghĩ đến những người nghèo khổ đang lầm than trong cái đói rét cả một đời. Gió heo may sẽ làm cho họ buồn rầu lo sợ, vì mùa đông sắp tới, mùa đông giá lạnh và lầy lội phủ lên lưng họ cái màu lặng lẽ của sương mù”. Thạch

Lam đã từng sống gần gũi với người lao động, đã nếm trải cuộc sống nghèo nàn, cơ cực, bởi vậy ông thấu hiểu với những bấp bênh trong cuộc sống nghèo khổ của người dân quê. Điều đó giải thích vì sao những người dân nghèo trở đi trở lại trong các sáng tác của Thạch Lam với bao suy tư. Thạch Lam thấu hiểu tới từng hoàn cảnh, tới từng số phận mà ông miêu tả, tái hiện trong tác phẩm của mình.

Từ sự đồng cảm đó, Thạch Lam không dừng lại ở chỗ chỉ cho người đọc sự bế tắc trong cuộc sống mà còn khiến cho người đọc cảm thấy thấm thía ám ảnh và day dứt, đặc biệt khi tác giả hướng ngòi bút về người phụ nữ và thế giới trẻ thơ. Họ là nạn nhân của chế độ phong kiến, phải gánh chịu tất cả những nhọc nhằn, tủi nhục mà cuộc sống hiện tại mang lại cho họ. Họ vừa phải chịu

cảnh nhọc nhằn, vất vả trong cuộc sống mưu sinh( Nhà mẹ Lê, Cô hàng xén), vừa phải chịu nỗi khổ của kiếp làm dâu( Một đời người, Hai lần chết ), vừa phải chịu sự tủi nhục của gái bán hoa( Tối ba mươi )... Đọc Tối ba mươi,

người đọc cảm nhận được sự tủi nhục, ê chề của hai cô gái nhưng vẫn thấy ở hai cô những đốm sáng. Vào đêm ba mươi, họ bị tách ra khỏi cuộc sống của con người bình thường, có quê mà không thể về, đến ngay cả một lời chúc

cũng không được nhận. Xung quanh nhà săm ấy nhìn vào cái gì cũng thấy dơ bẩn, ô uế. Trong cảnh sống ấy, hai cô vẫn hướng về tổ tiên với niềm khát khao thành kính. Thạch Lam không chê trách họ mà ông chỉ miêu tả cuộc sống về họ. Dưới cái nhìn của Thạch Lam, hai cô đáng thương hơn là đáng khinh.

Viết về người nông dân trong thời kì cùng quẫn, bế tắc, Nam Cao không dừng ở những hiện tượng bề ngoài, nhà văn cố gắng đi sâu vào bản chất của sự vật và bày tỏ thái độ đồng cảm, xót thương đối với những người lao động nghèo khổ.

Xuất thân trong một gia đình nghèo, lại ở một vùng quê mà bọn cường hào ác bá chia bè kéo cánh, đục khoét bóc lột người dân, Nam Cao am hiểu thấm thía số phận của những người nông dân nghèo khổ. Đọc tác phẩm của Nam Cao, người đọc thấm thía cuộc sống nghèo khổ của con người và day dứt không nguôi về bi kịch của con người bị đẩy tới đáy tận cùng của xã hội. Trong truyện ngắn của Nam Cao , cái đói được miêu tả như một sức mạnh vô

hình thít chặt lấy số phận của các nhân vật. Từ Nghèo đến Một đám cưới, Lão

Hạc, Quái dị... đều hiện lên bức tranh nông thôn xơ xác, tiêu điều. “Nhà cửa lưa thưa. Toàn những nhà tre úp xúp giữa những khu vườn rộng nhưng xấu lắm: mía đốt như lau hoặc khẳng khiu như chân gà, chuối lè tè như những cây rau diếp ngồng, dĩ chỉ đến cây khoai, cây ráy cũng không lên được”. Bao phủ

lên cuộc sống của con người là cái đói, cái nghèo và sự khốn cùng. Người phải lìa bỏ quê hương đi tha phương cầu thực, kẻ xiêu dạt ra thành phố tìm đến trú ngụ trong những căn nhà ẩm thấp tối tăm... Cuộc sống khắc nghiệt đặt người nông dân trong hoàn cảnh ly tán. Vì mưu sinh, bố của Dần phải gửi hai đứa nhỏ bên nhà hàng xóm, còn Dần thì cho cưới để đi làm ăn xa. Đám cưới diễn ra trong cảnh đau buồn, ly tán của gia đình Dần. Số phận người nông dân trong truyện ngắn của Nam Cao được đặt ở những thử thách khốc liệt của cái

trong truyện ngắn cùng tên của Nam Cao để làm tròn bổn phận của một người cha và giữ trọn nhân phẩm của một con người đã lựa chọn cái chết đau đớn, quằn quại bằng bả chó . Trong lịch sử văn học xưa - nay và cả trong thực tế, hiếm có người cha nào hy sinh vì con nhiều đến vậy. Lão là người nhân hậu, thủy chung, bán con chó lão xem mình như kẻ phụ bạc; lão chuẩn bị cho cái chết của mình để khỏi phải phiền lụy xóm làng. Ông giáo xúc động như mới phát hiện ra một tâm hồn cao cả, một nhân cách trong sáng ẩn chứa trong một

con người bình thường: “ Nhưng nói làm gì nữa! Lão Hạc ơi! Lão hãy yên

lòng mà nhắm mắt”. Vượt lên mọi niềm thông cảm xót thương, người đọc bị

lôi cuốn bởi một sự cảm nhận lớn lao hơn: niềm tin vào phẩm giá những cuộc đời bình thường, những thân phận bé nhỏ, những kiếp sống lầm than, những tâm hồn vượt lên cách sống bản năng, ý thức được mình “chết trong còn hơn sống đục”.

Nam Cao đã lên án gay gắt cái xã hội phi nhân tính, phê phán những định kiến thành kiến, những sự nhục mạ danh dự và phẩm giá con người. Cùng với lên án xã hội, Nam Cao đã thể hiện thái độ cảm thông với nỗi đau khổ mà người nông dân phải chịu đựng cả về vật chất lẫn tinh thần. Nguyễn Đăng

Mạnh nhận xét: “Nam Cao là người hay băn khoăn về nhân phẩm, về thái độ

khinh trọng đối với con người. Ông thường dễ bất bình trước tình trạng con người bị lăng nhục chỉ vì bị đầy đọa vào cảnh nghèo đói khốn cùng. Nhiều tác phẩm của ông đã trực diện đặt ra vấn đề này và ông đứng ra minh oan, chiêu tuyết cho những con người bị miệt thị một cách bất công”.

Thạch Lam – Nam Cao thấu hiểu tới từng hoàn cảnh, từng số phận mà ông miêu tả, tái hiện trong tác phẩm của mình. Mỗi tác phẩm xuất sắc của Thạch Lam – Nam Cao đều thể hiện thái độ cảm thông sâu sắc đối với người lao động.

3.2.2. Nâng niu, trân trọng những khát vọng, ước mơ cao đẹp của con người người

Với thái độ trân trọng, tấm lòng xót thương Thạch Lam và Nam Cao luôn đi tìm cái đẹp. Đó chính là sự trân trọng, nâng niu những khát vọng sống bình dị, những ước mơ cao đẹp để hướng tới khẳng định nhân phẩm tốt đẹp và cuộc sống có ý nghĩa của con người.

Trong tác phẩm của mình, Thạch Lam không miêu tả cái nghèo bằng những màu sắc hắc ám, những nét sinh hoạt cơ cực tột cùng. Bên cạnh những nỗi khốn khổ, Thạch Lam còn thấy những niềm vui dù ít ỏi trong cuộc sống

của những kiếp người khốn khổ. Truyện Ngày mới với việc trở về đồng quê

của một anh thất nghiệp ở thành thị, nói lên sự tươi vui hồn nhiên của người

dân chân lấm tay bùn. Ngay trong truyện Nhà mẹ Lê là câu chuyện có lẽ ảm đạm nhất, ta thấy gia đình nhà mẹ Lê cũng có những lúc vui, như “những bữa

cơm nóng lúc buổi tối giá rét, mẹ con ngôì xung quanh nồi cơm bốc hơi, trong khi bên ngoài gió lạnh rít trên mái tranh”. Xóm nghèo nhà mẹ Lê cũng có

những cảnh đẹp, như cảnh bác Đối gái “đem hết tiền buổi xe kiếm được của

chồng vào hiệu khách mua một cân táo Tàu rồi nằm võng vừa nhai vừa hát bài trống quân: “Ngày xưa có anh Trương Chi...”

Hoàn cảnh dù ngặt nghèo, thân phận dù bé nhỏ, nhưng khát vọng thì mãi luôn bừng sáng. Cái nhịp điệu tẻ nhạt lặp đi lặp lại hằng ngày ở phố huyện nhỏ và nghèo với những ánh sáng leo lét vẫn không làm tắt đi ở An và Liên niềm khát vọng về một thế giới khác, về Hà Nội vui vẻ, huyên náo và giàu có,

hay vũ trụ bao la thăm thẳm có dải ngân hà với “hàng ngàn ngôi sao ganh

nhau lấp lánh”- một thế giới của tương lai đang ẩn chứa bao điều bí mật và

huyền diệu. Không chỉ hai đứa trẻ mà những con người nghèo khổ như: vợ

chồng bác Xẩm, chị Tý, bác Siêu... vẫn hy vọng và “mong đợi một cái gì đó

tươi sáng cho cuộc sống nghèo khổ của họ”(Hai đứa trẻ). Những ước mơ đó

đã nâng tầm nhân vật của Thạch Lam lên rất nhiều.

khổ cực đi bao chăng nữa thì vẫn không sao làm mất đi nét ngây thơ trong ánh mắt, hồn nhiên trong nụ cười của các em. Mùa đông đến, dù không có quần áo

ấm để mặc, dù cho môi chúng “tím lại” và “ hàm răng đập vào nhau” trước cơn gió lạnh, nhưng “lũ trẻ vẫn quây quần chơi nghịch”. Và cũng trong hoàn cảnh đó, sự hồn nhiên và thánh thiện tỏa sáng trong hành động “cho áo” và cảm xúc ấm áp của tình người.( Gió lạnh đầu mùa).

Nam Cao là nhà văn của những người nghèo khổ, những kiếp “sống mòn”. Cuộc sống của họ ngày càng mòn đi, rỉ ra, mốc lên. Song, với cái nhìn đầy cảm thông, trân trọng, Nam Cao phát hiện ra trong cuộc sống của họ vẫn có những niềm vui bé nhỏ, những ước mơ bình dị đầy nhân bản và rất đáng tự

Một phần của tài liệu Nét tương đồng về tư tưởng của thach lam và nam cao trong truyện ngắn trước cách mạng tháng tám (Trang 49)