Nghệ thuật phải sáng tạo

Một phần của tài liệu Nét tương đồng về tư tưởng của thach lam và nam cao trong truyện ngắn trước cách mạng tháng tám (Trang 34)

8. Bố cục của khoá luận

2.2.2. Nghệ thuật phải sáng tạo

Tư tưởng về nghệ thuật của Thạch Lam – Nam Cao không dừng lại ở những khám phá cho được sự thật mà nghệ thuật còn đòi hỏi “sáng tạo những gì chưa có”.

Thạch Lam thiết tha xây đắp một nền văn chương phong phú về cá tính

sáng tạo, giàu bản sắc dân tộc Việt Nam. Trong tiểu luận Theo dòng, Thạch

Lam tỏ rõ thái độ của mình về một nghệ thuật chân chính. Nghệ thuật không giản đơn là sự sao chép hiện thực mà cần có sự sáng tạo. Ông chê trách những

người tỏ ra “biết rất nhiều nhưng mà vẫn sống rất ít”, tức là những người hời

hợt chạy theo những cái bên ngoài, không có khả năng lắng nghe và nắm bắt sâu sắc thế giới nội tâm phong phú của con người. Theo Thạch Lam có hai lối quan sát: quan sát bề trong và quan sát bề ngoài. Lối quan sát bề ngoài chỉ cho ta cái nhìn giản đơn, một chiều về sự vật, tạo nên những tác phẩm mô phỏng, sao chép hiện thực một cách phiến diện. Thạch Lam khẳng định lối quan sát

bề trong mới là cái cần: “Phải biết quan sát bề trong và biết đi sâu vào cái bí

mật của những tâm hồn ấy”. Ông phân biệt hai lọai người viết văn: nghệ sĩ và

thợ khéo tay, trong đó loại người thứ hai lấy “sự thuần tay thay cho nghệ

thuật”. Phê phán sự học đòi, bắt chước, Thạch Lam đòi hỏi nghệ thuật phải có

sự sáng tạo, người nghệ sĩ phải là chủ thể sáng tạo độc lập và có tâm hồn thanh cao.

Dưới cái nhìn của Nam Cao sự dễ dãi trong nghề văn với những lối mòn có sẵn là tai họa cho nghề nghiệp. Theo ông, nghề viết văn trước hết phải là một nghề sáng tạo. Nhà văn phải là một chủ thể sáng tạo độc lập không giẫm lên dấu chân của người khác và dấu chân của chính mình. Ông châm biếm sâu cay những cây bút thiếu bản lĩnh, a dua chạy theo thị hiếu tầm thường của độc

giả. Trong truyện ngắn Những chuyện không muốn viết, Nam Cao nói: “ Cái

nghề văn kỵ nhất là thấy người ta ăn khoai cũng vác mai đi đào”. Ông lên án

văn của mình lại “ đỏ mặt lên, cau mày, nghiến răng, vò nát sách và mắng

mình như một thằng khốn nạn” vì đã viết “ toàn những cái vô vị, nhạt phèo, gợi những tình cảm rất nhẹ, rất nông, diễn một vài ý rất thông thường quấy loãng trong một thứ văn bằng phẳng và quá ư dễ dãi”. Hộ cay đắng nhận ra

mình “là một kẻ vô ích, một người thừa” vì “hắn chẳng đem đến một chút mới

lạ gì cho văn chương”. Nam Cao chỉ ra bản chất của nghệ thuật, khẳng định

một cách đúng đắn: “Văn chương không cần những người thợ khéo tay làm

theo một vài kiểu mẫu đưa cho. Văn chương chỉ dung nạp được những ai biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những gì chưa có” ( Đời thừa). Nam Cao nhấn mạnh sự sáng tạo của nhà văn vì chỉ có

sáng tạo mới tạo ra được tác phẩm chân chính. Với Nam Cao, sáng tạo văn chương là sáng tạo cả về nội dung lẫn hình thức. Nhà văn phải tìm tòi sáng tạo những vấn đề mới mang ý nghĩa xã hội. Nhà văn phải có cách viết mới để phù hợp với nội dung mới. Tính sáng tạo qua cách đặt vấn đề và khám phá hiện thực, sự tìm tòi khơi nguồn luôn thể hiện rõ qua hệ thống tác phẩm của ông.

Truyện ngắn Chí Phèo ra đời đã khẳng định một cây bút hiện thực tài năng và bản lĩnh. Với Chí Phèo, hình ảnh người nông dân hiện lên “đầy đủ những gì

gọi là khốn cùng, tủi nhục nhất của người dân cùng ở nước thuộc địa”(

Nguyễn Đăng Mạnh). Chị Dậu ( Ngô Tất Tố), anh Pha ( Nguyễn Công Hoan) dù bị đày doạ đến tận cùng thì vẫn còn được gọi là người. Nhưng Chí Phèo của Nam Cao không được gọi là người. Xã hội đó đã tước đoạt quyền làm người của hắn, bắt hắn phải mang diện mạo quỷ, hành động quỷ. ý nghĩa tố cáo của hình tượng Chí Phèo vang lên một cách mạnh mẽ. Đồng thời qua tác phẩm, Nam Cao còn đặt ra yêu cầu, đòi hỏi cấp bách trước tình trạng con người bị băng hoại về nhân cách, nhân phẩm. Nam Cao tìm ra những hình thức mới như sử dụng ngôn ngữ kể chuyện nửa trực tiếp. Nam Cao phá vỡ kết cấu theo trình tự thời gian, sáng tạo những kiểu kết cấu linh hoạt, đa dạng như kết cấu

Nghệ thuật không đơn giản là sự tôn trọng hiện thực, ghi chép đời sống, b nghệ thuật đòi hỏi sự sáng tạo. Đây cũng là một tư tưởng rất đúng về bản chất

của sự sáng tạo nghệ thuật. Nó là “sự sáng tạo theo quy luật của cái đẹp” như

Mác đã khẳng định.

Một phần của tài liệu Nét tương đồng về tư tưởng của thach lam và nam cao trong truyện ngắn trước cách mạng tháng tám (Trang 34)