Tố cáo xã hội vô nhân đạo đẩy con người vào tình cảnh bế tắc,

Một phần của tài liệu Nét tương đồng về tư tưởng của thach lam và nam cao trong truyện ngắn trước cách mạng tháng tám (Trang 43)

8. Bố cục của khoá luận

3.1.1. Tố cáo xã hội vô nhân đạo đẩy con người vào tình cảnh bế tắc,

vọng

Mỗi nhân vật trong tác phẩm của Thạch Lam và Nam Cao có những hoàn cảnh sống khác nhau nhưng họ đều nghèo. Cái đói, cái nghèo có một sức mạnh ghê gớm, bám diết, bủa vây lấy cuộc sống của con người đẩy họ vào những tình cảnh bế tắc có khi tuyệt vọng.

Người trí thức trong sáng tác của Thạch Lam trước cái đói mỗi người có

một cách sống khác nhau, kẻ thì chán nản, kẻ thì gục ngã. Bào trong Người

bạn trẻ vì nghèo mà không xin được việc, vì nghèo mà không chữa được bệnh

và cũng vì nghèo mà phải tự tử. Minh trong Cái chân què từ nhỏ đã phải chịu

nạn đã cướp đi của Minh một phần cơ thể nhưng đã mang lại cho anh một số tiền lớn. Khi có tiền Minh đã lao vào ăn chơi để cuối cùng lại trở về cảnh đói nghèo ban đầu. Cái nghèo tác động đến con người, nó làm cho con người có những suy nghĩ biến dạng, không đúng đắn.

Trong truyện ngắn của Thạch Lam, nhân vật người lao động chiếm một tỉ lệ khá lớn. Thạch Lam như tái hiện được đầy đủ cuộc sống nghèo khổ của người nông dân với cái khắc nghiệt, cảm giác về cái đói, cái rét. Vì nghèo khổ

anh phu xe có tên là Dư ( Một cơn giận) kéo xe vào thành phố kiếm thêm mấy

xu nhưng rồi anh bị phạt một món tiền lớn. Không có tiền trả nợ cho chủ xe anh bị đánh đập tàn nhẫn, sợ hãi anh phải bỏ nhà trốn biệt. Đứa con đau ốm

của anh vì không có tiền mua thuốc nên đã qua đời. Một cơn giận không chỉ

nói về số phận của một anh phu xe mà còn đề cập đến số phận của bao nhiêu gia đình nghèo khổ khác. Đó là những con người gầy gò, rách rưới, sống trong

“một dãy nhà lụp xụp và thấp lè tè, xiêu vẹo trên bờ một cái đầm mà nước đen

và hôi hám tràn vào đến thềm nhà”. Truyện ngắn là một tiếng kêu tha thiết

của nhà văn trước số phận cùng cực của con người.

Cái nghèo, cái đói đã khiến mẹ Lê ( Nhà mẹ Lê) phải tìm đến nhà ông

Bá giàu có trong làng để vay gạo. Nhưng ông Bá giàu có đã không cho vay lại còn thả chó cắn mẹ Lê. Trở về nhà với vết thương máu chảy ròng ròng, mẹ Lê lên cơn sốt. Trong lúc mê man mẹ Lê như thấy lại cả cuộc đời của mình từ lúc

bé đến bây giờ chỉ toàn là những khổ sở: “ Cái nghèo không bết tự bao giờ đã

vào nhà bác. Lúc sinh ra bác đã thấy nó rồi và từ đấy nó cứ theo liền bác mãi”. Cái chết của mẹ Lê là lời buộc tội sâu sắc những kẻ cường hào ác bá và

cả cái hiện thực lúc bấy giờ. Sự phê phán ở đây nhẹ nhàng nhưng thấm thía. Đối lập với sự tàn ác của bọn giàu có như ông Bá, cậu Phúc là lòng thương yêu đùm bọc của những con người cùng cảnh ngộ. Họ cũng nghèo như gia đình mẹ Lê nhưng cuộc sống nghèo khổ không làm mất đi ở họ bản tính thiên lương của con người. Họ cùng nhau góp tiền mua một cỗ ván, dù chỉ là một cỗ

ván mọt “rồi đưa giúp bác ra cánh đồng chôn vào bãi tha ma nhỏ ở đầu

làng”. Mẹ Lê chết nhưng bóng tối ảm đạm còn đề nặng lên số phận của mười

một đứa con còn nhỏ dại và “ những người còn sống mà cái nghèo khổ cứ đeo

đuổi mãi không bao giờ hết”.

Đọc truyện ngắn của Nam Cao, người đọc thấy hiện lên một cuộc sống đen tối, ngột ngạt, trong đó bao nhiêu con người chật vật, điêu đứng và tầm thường đi bởi miếng cơm manh áo. Trong sáng tác của Nam Cao, cái đói, cái nghèo trở thành một thế lực đen tối khiến cho mọi thành viên trong gia đình từ

già đến trẻ đều vô cùng khốn khổ. “Sự túng thiếu đưa đến bao nhiêu là lục

đục. Bố Điền bỏ nhà đi. Mẹ Điền gồng thuê gánh mướn nuôi hai đứa con thơ. Những đứa con lớn, đứa đi ở bế em, đứa đi ở chăn trâu, đứa đi xin những cái hoa chuối những nắm khoai đội đi chợ xa bán để kiếm vài xu ăn cho khỏi chết” (Giăng sáng). Thậm chí “có những ông bố, bà mẹ già lụ khụ, chỉ vì thương con nghèo quá không chạy được tiền chôn cất mà không nỡ chết”

(Mua nhà).

Viết về đề tài người nông dân, Nam Cao chú ý miêu tả cuộc sống của người nông dân gắn với cái đói, bị đe dọa bởi cái đói. Cái đói đẩy người nông dân tới cuộc sống bi kịch: li tán, tan vỡ và đánh mất cả nhân phẩm và nếu

muốn giữ trọn nhân phẩm phải lựa chọn cái chết. Trong Một đám cưới , cái

đói buộc phải tính, bố Dần thu xếp gửi hai đứa con nhỏ bên hàng xóm để lên rừng kiếm ăn, còn Dần thì cho cưới. Đám cưới của Dần đến trong cảnh bần

cùng ly biệt, diễn ra một cách âm thầm, lặng lẽ với bao nỗi chua xót. “Đêm

tối đám cưới mới đi ra. Vẻn vẹn có sáu người, cả nhà gái, nhà trai”, “cả bọn đi lủi thủi trong sương lạnh và bóng tối như một gia đình sẩm lẳng lặng dắt díu nhau đi tìm chỗ ngủ”.

Mỗi truyện ngắn của Nam Cao, ta thấy người nông dân như gồng mình lên đối chọi vật lộn với cái đói. Cái đói có một sức mạnh vô hình thít chặt lấy

xa. Nhân vật Phúc trong Điếu văn phải chết lẳng lặng vì cái đói. Anh đĩ Chuột

cũng vì cái đói, sự túng quẫn mà phải lựa chọn cái chết như một sự giải thoát

cho bản thân và gia đình (Nghèo). Lão Hạc trong truyện ngắn Lão Hạc trước

hiện thực khắc nghiệt, buộc phải lựa chọn cái chết như một con chó để bảo tồn nhân phẩm của một con người.

Viết về tầng lớp mình, Nam Cao không hề thi vị hóa, lý tưởng hóa hình ảnh người trí thức, nhà văn đã để cho những con người ấy hiện lên một cách đời thường nhất, chân thực nhất. Cũng như người nông dân, cuộc đời của người trí thức luôn bị vây quanh bởi cái nghèo. Cuộc sống nghiệt ngã bóp

nghẹt và họ rơi vào sự bế tắc. Điền (Giăng sáng) từ một giáo khổ trường tư

nhưng khi trường đóng cửa Điền bị thất nghiệp. Anh trở thành một nhà văn nhưng hiện thực cuộc sống đói nghèo nghiệt ngã luôn khiến Điền phải chật

vật, điêu đứng. Hộ (Đời thừa) vì cuộc sống túng quẫn phải lao vào viết cuối

cùng anh trở thành kẻ đê tiện, tên khốn nạn vì đã viết những tác phẩm không có giá trị. Bế tắc về đời sống vật chất của người trí thức mặc dù không dẫn đến cái chết như ở người nông dân nhưng lại hủy hoại biết bao tài năng, vùi dập biết bao ước mơ hoài bão cao đẹp.

Cuộc sống trì trệ, tù túng, nghèo nàn đã đẩy con người tới chỗ tầm

thường, tàn nhẫn và độc ác. Từ Nước mắt , Đời thừa, Giăng sáng đến Nhỏ

nhen... nghèo túng đè nặng lên số phận của những con người trí thức tiểu tư

sản nghèo. Họ luôn sống trong tâm trạng ngao ngán, tuyệt vọng. Các nhân vật của Nam Cao không có mấy niềm vui. Sự túng quẫn, nghèo nàn hiện lên trên gương mặt họ, những khuôn mặt nhợt nhạt, gầy gò vì đói, những nếp nhăn hằn sâu và đôi mắt mệt mỏi, chán chường vì lo lắng. Nguyên Hồng nhận xét:

“Đọc xong những Trăng sáng, Đời thừa, Nước mắt, Mua nhà... ta cũng bị ngạc nhiên. Đó là những cảnh đời ở ngay bên cạnh ta, những cảnh đời của chính là tầng lớp của nhiều chúng ta, mà đến nay nhờ đọc Nam Cao chúng ta cũng mới thấy thật hơn, sâu sắc hơn. Chúng ta càng bàng hoàng đau xót vì

thấy bao nhiêu ước vọng say mê, thương yêu tha thiết nhất của những con người họ, của chính chúng ta đã bị trĩu cánh xuống, giập nát. Cũng vì nghèo khổ ! Cũng vẫn chỉ vì nghèo khổ !”.

Xã hội ấy hiện lên không phải chỉ ở sự tối tăm và nghèo nàn mà còn hiện lên với những lễ giáo phong kiến hà khắc, hủ lậu với những quan niệm, thành kiến khắc nghiệt biểu hiện là những cuộc hôn nhân gả bán, quan hệ mẹ chồng nàng dâu. Sống trong xã hội thực dân nửa phong kiến, mọi người dân lao động đều phải chịu cảnh áp bức, bóc lột, nhưng người phụ nữ bao giờ cũng là người chịu đựng nhiều nỗi khổ hơn cả. Với quan niệm “cha mẹ đặt đâu con ngồi

đấy” và “xuất giá tòng phu”, nhân vật Liên trong Một đời người phải chịu

nhiều đau khổ. Trước sự sắp đặt của cha mẹ, Liên phải lấy một người mà mình

không có tình cảm. Đó là một người chồng vũ phu. Liên “nhớ lại quãng đời

nàng từ lúc đi lấy chồng. Bảy tám năm qua mà Liên tưởng hình như đã lâu lắm, hình như đã hết nửa đời người”. Liên muốn thoát khỏi cuộc sống đó

nhưng “có những cái lẽ tối tăm làm cho nàng sợ hãi không dám nhận lời”. Cái

mà Liên sợ hãi chính là những thành kiến hẹp hòi vô nhân đạo. Nàng vẫn ở lại tiếp tục chịu sự mắng chửi của mẹ chồng và những trận đòn vô cớ của người

chồng vũ phu. “Ngày nọ nối tiếp ngày kia, Liên lại vẫn chịu cái đời khổ sở,

đau đớn mọi ngày”. Nhân vật Dung trong Hai lần chết phải sống một kiếp

sống gả bán. Bố mẹ Dung tham của đã bán cô cho một gia đình khác. ở đây Dung phải sống như một kẻ ăn người ở trong gia đình, phải chịu đựng những lời chửi mắng của bà mẹ chồng cay nghiệt. Dung trở về nhà mẹ đẻ để tìm một chỗ dựa. Nhưng thành kiến hẹp hòi vô nhân đạo lúc ấy không thể chấp nhận một người phụ nữ đã có gia đình trở về ở nhà mẹ đẻ. Dung tìm đến cái chết như một sự giải thoát những tháng ngày cơ cực nhưng cô được cứu sống. Cô phải theo mẹ chồng về đấy mới là cái chết lần hai mà cô không sao cưỡng lại được. Dưới ngòi bút của Thạch Lam, người phụ nữ là hiện thân của cái đẹp

nhưng chịu sự đau đớn nhất. Họ là những món hàng, bị gả bán, bị hành hạ, đối xử một cách tàn nhẫn.

Những hủ tục lễ giáo phong kiến lạc hậu trút lên đầu những người phụ nữ những gì cơ cực tủi hổ nhất. Cái xã hội ấy cũng là một xã hội bế tắc không có lối thoát, là một xã hội mà người nghèo khổ không có cơ hội để tạo lập một cuộc sống hạnh phúc. Thạch Lam đã đặt vấn đề một cách gián tiếp cần phải xóa bỏ xã hội tối tăm và ngột ngạt đó. Nhà văn bộc lộ khát vọng muốn thay đổi xã hội đó, vươn lên một xã hội tốt đẹp hơn mà các nhân vật của ông từng mơ ước: giàu tình thương và tràn ngập ánh sáng.

Trong sáng tác của Nam Cao, những hủ tục lạc hậu cùng những thành kiến định kiến cũng được nhà văn miêu tả như là nguyên nhân đẩy con người vào cảnh khốn cùng, tuyệt vọng. Quan niệm cưới xin “môn đăng hộ đối” và tục lệ thách cưới cao đã khiến con trai lão Hạc không lấy được người con gái anh yêu. Phẫn chí anh bỏ nhà đi làm đồn điền cao su, bỏ lại lão Hạc một mình

đối diện với tuổi già và sự cô độc (Lão Hạc). Những thành kiến, định kiến đã đẩy anh cu Lộ (Tư cách mõ) trượt dài trên con đường tha hóa, đánh mất nhân

cách của mình để trở thành một tên mõ chính tông. Cu Lộ vốn là một người hiền lành. Vì hiền lành, anh được cất nhắc vào vị trí mõ làng. Trong xã hội Việt Nam, nghề mõ là một nghề bị coi khinh. Bởi vậy, anh cu Lộ bị những người xung quanh xa lánh, khinh rẻ. Trước thái độ miệt thị, mỉa mai, xa lánh

của mọi người anh cu Lộ trở thành “thằng mõ chính tông. Hắn nghĩ ra đủ mọi

cách xoay người ta. Vào một nhà nào, nếu không được vừa lòng, là ra đến ngõ, hắn chửi ngay, không ngượng”. Sự tha hóa của anh cu Lộ được Nam Cao

lý giải vì gia đình anh nghèo khổ và do thái độ khinh trọng của con người. Chính những thành kiến đã chặn đứng ngưỡng cửa trở về xã hội loài người của Chí Phèo. Bà cô Thị Nở- đại diện cho những thành kiến đã chặn đứng con đường trở về của Chí, đẩy nhân vật vào bước đường cùng. Chí Phèo

phải lựa chọn cái chết, kết liễu cuộc đời của kẻ thù và cũng kết liễu cuộc đời của chính mình.

Xã hội cũ hiện lên là đối tượng thù địch với con người, là nguyên nhân đẩy biết bao người lương thiện vào cảnh khốn cùng, xô đẩy họ vào cái chết đau đớn, xót xa. Từ đó, ý nghĩa tố cáo trong những sáng tác của Thạch Lam – Nam Cao vang lên mạnh mẽ.

Một phần của tài liệu Nét tương đồng về tư tưởng của thach lam và nam cao trong truyện ngắn trước cách mạng tháng tám (Trang 43)