Tương đồng trong quan niệm về nghệ thuật

Một phần của tài liệu Nét tương đồng về tư tưởng của thach lam và nam cao trong truyện ngắn trước cách mạng tháng tám (Trang 32)

8. Bố cục của khoá luận

2.2. Tương đồng trong quan niệm về nghệ thuật

2.2.1.Nghệ thuật tôn trọng hiện thực

Nghệ thuật chân chính phải bắt rễ từ đời sống hiện thực. Nói như

Bêlinxki: “Thơ trước hết là đời sau đó mới là nghệ thuật”. Thạch Lam và Nam

Cao đã ý thức về một nghệ thuật có ích. Nghệ thuật ấy không thể quay lưng với hiện thực, không thể trốn tránh và làm ngơ trước mọi bất công.

Thạch Lam không đồng tình với thái độ quay lưng với hiện thực của

người nghệ sĩ, vì điều đó dường như giết chết nghệ thuật. Ông viết : “có nhiều

nhà văn không dám nhìn thẳng vào sự thật bao giờ. Trong tác phẩm của họ, những cảnh tả đều là bịa đặt, không có thật, các nhân vật đều có khuôn sáo tâm lý sẵn có trong các sách trước”[23.437]. Thạch Lam khẳng định: “Đối

với tôi, văn chương không phải là một cách đem đến cho người đọc sự thoát ly hay sự quên, trái lại, văn chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực mà chúng ta có, để vừa tố cáo và thay đổi một cái thế giới giả dối và tàn ác, vừa làm cho lòng người được thêm trong sạch và phong phú hơn” ( Tựa Gió đầu mùa). Như vậy, có thể khẳng định rằng, tính chân thực của nghệ sĩ và cá tính

chân thực của văn học được Thạch Lam coi như một vai trò quan trọng, quyết định giá trị của tác phẩm. Ông phê phán những tác phẩm quay lưng với hiện thực. Ông xem đó như những tác phẩm có “số phận mỏng manh” được viết bởi những kẻ “hám danh” và “ chiều lòng công chúng” một cách dễ dãi.

Cuộc sống hiện thực trong tác phẩm của Thạch Lam là cuộc sống hiện thực mang tính chất đời thường. Thế giới ông phản ánh dường như không có gì đặc biệt. Những số phận hẩm hiu, cuộc đời bất hạnh đi vào tác phẩm như nó vốn có, Thạch Lam không tô hồng, thi vị hóa cuộc sống ấy. Đó có thể là một câu chuyện ông nghe kể được, có thể là những câu chuyện tác giả viết về cuộc sống bạn mình, cũng có thể là câu chuyện tác giả viết về cuộc sống của mình thời thơ ấu. Viết về người trí thức tiểu tư sản, Thạch Lam thường đề cập đến

những người học trò nghèo. Đó là Bào trong Người bạn trẻ, là Minh trong Cái

chân què, Sinh trong Đói ... Mỗi nhân vật có một cuộc sống khác nhau nhưng

họ đều nghèo, cái nghèo đẩy họ tới tình huống bế tắc có khi tuyệt vọng.

Là một cây bút hiện thực, Nam Cao đòi hỏi văn học phải bắt rễ từ hiện thực, phải nhìn thẳng vào đời sống nói lên nỗi thống khổ của nhân dân, vì nhân dân mà lên tiếng.

Nam Cao phê phán thứ nghệ thuật chỉ chạy theo cái đẹp bề ngoài. Ông xem nó là thứ nghệ thụât lừa dối, giống như ánh trăng xanh huyền ảo làm đẹp đến cả những cảnh thật ra chỉ tầm thường, xấu xa. ánh trăng rất đẹp, rất thơ mộng nhưng cái đẹp, cái thi vị của ánh trăng lại che giấu đi “sự thật tàn nhẫn” đó là sự khốn cùng của nhân dân. Nhận thức được sự tác hại của thứ nghệ

không nên là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật có thể chỉ là những tiếng đau khổ kia thoát ra từ những kiếp lầm than”. Qua nhân vật Điền (Giăng sáng), Nam

Cao khẳng định nếu người nghệ sĩ muốn lao động nghệ thuật của mình thật có giá trị thì không nên xa lánh con người bình thường, thoát ly hiện thực. Từ đó, Nam Cao đi đến khẳng định sức mạnh của văn chương nghệ thuật chính là bắt nguồn từ đời sống và phục vụ cho đời sống.

Truyện Người hàng xóm, Nam Cao tiếp tục phê phán tính chất giả dối của văn học lãng mạn thoát ly một cách trực diện hơn: “người ta nói dối đầy

ra đấy. Người ta làm như trên đời này những trăng, những hoa, những cô con gái ốm tương tư, những cậu con nhà giàu thất tình vì tình phẫn chí sinh chơi bời vong mạng... Họ làm như chỉ có những cái ấy là quan trọng”. Nam Cao

phê phán tính chất thoát ly tiêu cực của văn học lãng mạn. Theo ông, đó là thứ nghệ thuật “lừa đối”, âm hưởng của nó toàn là “cái giọng sướt mướt của kẻ thất tình”. Độc giả của họ chỉ là những người đàn bà suốt đời chỉ biết “ăn

ngon, mặc đẹp, chăm sửa thịt da và chẳng làm gì cả” (Giăng sáng).

Nhà văn phê phán bệnh chạy theo thời thượng của những cây bút lãng

mạn thoát ly lúc bấy giờ : “đua nhau tả những cuộc tình duyên của trai thành

thị gái đồng quê. Vai chủ động đàn bà trong các truyện ấy đều là những thôn nữ rất đẹp, rất hiền, rất ngây thơ” (Một chuyện xú-vơ-nia). Nam Cao đòi hỏi

nghệ thuật phải trở về với đời sống thực tại, phản ánh chân thực hiện thực. Mà hiện thực to lớn lúc bấy giờ theo nhà văn chính là tình trạng thống khổ của hàng triệu nhân dân lao động.

Nghệ thuật tôn trọng hiện thực không đơn giản là sự sao chép, mô phỏng lại nguyên si cuộc sống mà phải có chiều sâu nói lên bản chất của đời sống xã hội. Thạch Lam – Nam Cao quan niệm nghệ thuật chân chính phải tôn trọng hiện thực, có chiều sâu và sự sáng tạo.

Một phần của tài liệu Nét tương đồng về tư tưởng của thach lam và nam cao trong truyện ngắn trước cách mạng tháng tám (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)