Người nghệ sĩ phải có trách nhiệm trong nghề nghiệp

Một phần của tài liệu Nét tương đồng về tư tưởng của thach lam và nam cao trong truyện ngắn trước cách mạng tháng tám (Trang 39)

8. Bố cục của khoá luận

2.3.1. Người nghệ sĩ phải có trách nhiệm trong nghề nghiệp

Thạch Lam và Nam Cao đều ý thức sâu sắc về trách nhiệm của một người nghệ sĩ chân chính. Người nghệ sĩ phải gắn bó với cuộc sống của người lao động để thấu hiểu, cảm thông và phát hiện ra chiều sâu nhân cách trong tâm hồn của họ .

Thạch Lam ý thức rất cao về trách nhiệm của người cầm bút. Ông không đồng tình với thái độ của một số cây bút trong sáng tác văn chương. Họ tạo ra những tác phẩm chỉ là sự rập khuôn, vay mượn, họ không cố gắng đi sâu vào bản chất của sự vật, hiện tượng để khám phá, phát hiện và phản ánh quy luật của sự sống sau mỗi hiện tượng. Cái mà họ làm chỉ là sự mô phỏng thực tại ở

cái bề ngoài. Thạch Lam kêu gọi “bỏ hết những cái sáo, những cái kêu to mà

trống rỗng, những cái giả dối đẹp đẽ, tìm cái giản dị, sâu sắc và cái chân thật, bằng cách quan sát và rung động đúng, đó là công việc mà các nghệ sĩ phải làm”. Thạch Lam đòi hỏi người nghệ sĩ phải đi sâu vào trạng thái tâm hồn

mình, “lấy hồn mình để hiểu hồn người”. Muốn làm được điều đó, theo Thạch Lam, người nghệ sĩ cần phải biết “suy nghĩ và phân tách những thay đổi của

tâm hồn mình”, phải biết trông, nhìn, suy xét, phải biết sống trên các tài liệu

mà cuộc sống đưa lại. Người nghệ sĩ còn cần phải nghiền ngẫm, tìm tòi cách diễn tả đúng nhất ý tưởng của mình, cần gọt giũa, sửa chữa lại tác phẩm để lao động nghệ thuật của mình có giá trị.

Thạch Lam khẳng định thiên chức của nhà văn “cũng như những chức vụ

cao quý là phải nâng đỡ những cái tốt để trong đời có nhiều công bằng, yêu thương hơn”. chỗ khác ông nói: “Công việc của nhà văn là phát hiện cái

đẹp chính ở chỗ mà không ai ngờ tới, tìm cái đẹp kín đáo và che lấp của sự vật, cho người khác một bài học trông nhìn và thưởng thức”.

Nam Cao phê phán sâu sắc sự cẩu thả trong nghề văn: “ Sự cẩu thả trong bất

cứ nghề gì cũng là một sự bất lương rồi. Nhưng sự cẩu thả trong văn chương thì thật là đê tiện” ( Đời thừa). Để trở thành một người nghệ sĩ có trách

nhiệm, theo Nam Cao nhà văn cần phải “đọc, suy ngẫm, tìm tòi, nhận xét và

suy tưởng không biết chán”.

Đặc biệt Nam Cao luôn đòi hỏi nhà văn phải có tinh thần nhân đạo cao cả. Các văn nghệ sĩ trong sáng tác của ông đều có lúc phải hy sinh nghệ thuật,

hy sinh hoài bão ước mơ văn chương cho lẽ sống tình thương. Trong Đời thừa, nhà văn Hộ phủ định triết lý sống: “kẻ mạnh không phải là kẻ giẫm lên vai

người khác để thỏa mãn lòng vị kỷ” và đi đến khẳng định “kẻ mạnh là kẻ nâng đỡ người khác trên đôi vai của mình”.

Nam Cao là người ý thức rất cao về trách nhiệm của người nghệ sĩ. Ông đòi hỏi người nghệ sĩ phải có đôi mắt, cái nhìn biện chứng đúng đắn. Không

phải sau Cách mạng với tác phẩm Đôi mắt, Nam Cao mới đặt vấn đề đôi mắt.

Xuyên suốt hệ thống tác phẩm của Nam Cao là vấn đề đôi mắt, có khi nhà văn

phát biểu trực tiếp có khi phát biểu một cách gián tiếp. Trong Lão Hạc, Nam Cao trực tiếp đặt ra vấn đề đôi mắt : “Chao ôi! Đối với những người ở quanh

ta, nếu ta không cố mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi...Toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn; không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương; không bao giờ ta thương...” .Trong truyện ngắn Nước mắt, Nam Cao viết: “Người ta chỉ xấu xa, hư hỏng trước đôi mắt ráo hoảnh của phường ích kỷ”. Chí Phèo cũng là vấn đề đôi mắt. Phải có đôi mắt

nhân văn mới nhìn thấy vẻ đẹp trong những người nông dân mặc dù đôi lúc nó bị che lấp.

Người nghệ sĩ cần có đôi mắt của tình thương, sự quan sát tinh tế, sắc bén và sự cẩn trọng trong nghề văn. Với Thạch Lam- Nam Cao, người nghệ sĩ phải có ý thức sâu sắc về nghề nghiệp của mình, tôn trọng sáng tạo nghệ thuật của

Một phần của tài liệu Nét tương đồng về tư tưởng của thach lam và nam cao trong truyện ngắn trước cách mạng tháng tám (Trang 39)