Nghệ thuật phải nhân văn

Một phần của tài liệu Nét tương đồng về tư tưởng của thach lam và nam cao trong truyện ngắn trước cách mạng tháng tám (Trang 37)

8. Bố cục của khoá luận

2.2.3. Nghệ thuật phải nhân văn

M.Gorki đã từng nói: “ Văn học là nhân học”. Bởi vậy văn chương nghệ

thuật không những phải gắn bó với đời sống của con người, phải tôn trọng hiện thực dù hiện thực ấy là tàn nhẫn. Nghệ thuật chân chính theo Thạch Lam và Nam Cao còn phải sáng tạo vì mục đích tốt đẹp tiến bộ, nghệ thuật phải nhân văn.

Thạch Lam cho rằng ngoài chức năng giải trí nghệ thuật còn phải có vai trò nâng cao đời sống tâm hồn con người. Ông khẳng định đọc một tác phẩm

là “cách giải trí thanh nhã và cao quý đem đến cho họ những điều lợi ích và

tâm hồn họ trở nên dồi dào”, “ tiểu thuyết dạy ta biết sống, nghĩa là dạy ta biết sung sướng”, “đem sự phong phú dồi dào đến cho tâm hồn chúng ta”. “Ta sẽ biết nhiều trạng thái và thay đổi của các tâm hồn mà nhà văn diễn tả, nhận xét được những sắc thái mong manh của tâm lý, chúng ta sẽ tập cảm xúc sâu xa và mãnh liệt, biết rung động hơn, trước những vẻ đẹp của trời đất, trước những hành vi cao quý của người trong truyện. Và khi biết phân tích và suy xét ngay chính tâm hồn mình: chúng ta sẽ sống đầy đủ hơn”.

Theo Thạch Lam, nghệ thuật chân chính phải có tác dụng làm cho tâm hồn người đọc phong phú hơn lên, giúp họ hướng thiện. Thạch Lam từng nói:

văn chương dạy cho con người “ biết sống”, “có lòng tín ngưỡng sâu xa” và “vươn cao về đạo giáo tâm hồn”. Trong tựa Gió đầu mùa, Thạch Lam viết : “ Đối với tôi, văn chương không phải là một cách đem đến cho người đọc sự

lực mà chúng ta có, để vừa tố cáo và thay đổi một cái thế giới giả dối và tàn ác, vừa làm cho lòng người được thêm trong sạch và phong phú hơn” .

Cũng như Thạch Lam , Nam Cao khẳng định: “Một tác phẩm thật giá trị

phải vượt lên trên tất cả các bờ cõi và giới hạn, phải là một tác phẩm chung cho cả loài người. Nó phải chứa đựng được một cái gì lớn lao, mạnh mẽ, vừa đau đớn lại vừa phấn khởi. Nó ca tụng lòng thương, tình bác ái, sự công bình... Nó làm cho người gần người hơn.” (Đời thừa). Nam Cao đã nói đến

điều cốt lõi nhất làm nên giá trị đích thực của một nghệ thuật lớn. Nghệ thuật chân chính phải thấm đượm lý tưởng nhân đạo lớn lao, phải đề cập đến những vấn đề liên quan đến vận mệnh con người, vừa mang nỗi đau nhân tình vừa khơi gợi niềm tin và khát vọng của con người trong cuộc vật lộn để vươn tới cuộc sống nhân ái công bằng, hòa hợp. Tác phẩm có giá trị là góp phần thanh lọc tâm hồn con người, hướng con người tới những điều cao cả, tốt đẹp . Như vậy, Nam Cao quan niệm giá trị đích thực của văn chương là giúp con người nhận thức được mình, nhận thức được xã hội. Văn học làm chức năng giáo dục con người bằng tình cảm, góp phần làm cho “người gần người hơn”.

Quan niệm nghệ thuật chi phối đến sự sáng tạo và cách viết của nhà văn. Mỗi tác phẩm xuất sắc của Thạch Lam là một sự khẳng định nghệ thuật

phải nhân văn. Đứa con đầu lòng, Trở về, Một cơn giận , Sợi tóc, Gió lạnh

đầu mùa, Đứa con... mỗi truyện một dư âm để lại trong lòng bạn đọc những

bài học làm người thấm thía. “ Nếu văn chương làm cho con người cảm thông,

chia sẻ với nhau nhiều hơn, nếu nó làm cho con người tĩnh tâm hơn, có nghĩa là văn chương đã làm tròn được thiên chức của nó. Văn Thạch Lam có đặc tính ấy – một thứ văn có sức mạnh thanh lọc con người, nâng đỡ con người”

[17.175]. Mỗi tác phẩm xuất sắc của Nam Cao đều được xây dựng trên nền

móng vững chắc của tư tưởng nhân đạo, hướng tới việc khơi gợi tình thương, thức tỉnh nhân tính, đòi hỏi xã hội tạo ra những điều kiện để con người có thể

Một phần của tài liệu Nét tương đồng về tư tưởng của thach lam và nam cao trong truyện ngắn trước cách mạng tháng tám (Trang 37)