8. Bố cục của khoá luận
2.3.2. Người nghệ sĩ phải có phẩm chất trung thực
ý thức sâu sắc về vai trò của người nghệ sĩ, Thạch Lam – Nam Cao yêu cầu người nghệ sĩ phải có phẩm chất trung thực. Trung thực được xem là phẩm chất của một nghệ sĩ chân chính và của một tác phẩm nghệ thuật có giá trị. Thạch Lam đề cao cách viết chân thực. Sự thành thực của tâm hồn và
phẩm cách là vấn đề lớn và có trọng yếu đối với người nghệ sĩ: “ Một nhà văn
không thành thực, không bao giờ trở nên một nhà văn giá trị. Không phải cứ thành thực là trở nên một nghệ sĩ... Nhưng một nghệ sĩ không thành thực chỉ là một người thợ khéo tay thôi”. Với Thạch Lam, trung thực bao hàm cả sự
trung thành với hiện thực lẫn sự trung thực của tâm hồn của nhà văn. Xét mối quan hệ nhà văn – hiện thực, Thạch Lam không đồng tình với thái độ quay lưng với hiện thực của người nghệ sĩ, vì điều đó dường như là giết chết nghệ
thuật. Ông viết: “Có nhiều nhà văn không dám nhìn thẳng vào sự thật bao giờ.
Trong tác phẩm của họ, những cảnh tả đều là bịa đặt, không có thật, các nhân vật đều có khuôn sáo tâm lý sẵn có trong các sách trước” [23.437]. Ông coi
trọng những cảm xúc rung động thực sự của tâm hồn nhà văn, nghĩa là sự
thành thực: “Chúng ta cứ là chúng ta, với cái tâm hồn và bản ngã thật của
chúng ta”.
Sự thành thực là tiêu chí Thạch Lam luôn tâm niệm trong sáng tác của mình, nhất là trong những tác phẩm viết về người dân lao động nghèo. Khi sáng tác về người dân quê, Thạch Lam rất chú trọng đến những tình cảm chân thực. Ông muốn tác phẩm là tiếng nói xuất phát từ tình cảm thực chứ không
phải là biện minh cho một ý tưởng nào đó của nhà văn. Trong bài luận Người
nhà quê trong văn chương, Thạch Lam phê phán những tác phẩm viết về
người nông dân mang tính chất xu thời: “Một số nhà văn thì theo thời, hay vì
cái sở thích văn chương đột ngột, đã bỏ những nhân vật phi thường hay lãng mạn để quay đầu về nhìn người nhà quê chân lấm tay bùn trên thửa ruộng”,
người dân quê thực. Người dân quê trong tiểu thuyết có những đức tính và tật xấu mà người dân quê thực không có”. Từ đó, ông kêu gọi sự thành thực
“chúng ta cứ là chúng ta, với tâm hồn và bản ngã thật của chúng ta”.
Với một quan niệm như vậy, sáng tác nào của Thạch Lam cũng là một cố gắng nhằm thâu đạt cái giản dị, cái sâu sắc và cái thật trong những quan sát và rung động đúng, trung thành với bản ngã và tâm hồn của chính ông, một tâm
hồn dịu dàng. “Đọc nhiều đoạn văn của Thạch Lam, tôi rùng rợn cả tâm hồn
vì sự thành thật” (Khái Hưng).
Là một cây bút hiện thực, Nam Cao đòi hỏi người nghệ sĩ phải có phẩm
chất trung thực. Trong Giăng sáng, Nam Cao phê phán sự thoát ly hiện thực
của văn sĩ Điền. Ngòi bút của Điền phải khơi nguồn cho những tình cảm đầy thơ mộng. Điền muốn dùng cái đẹp của nghệ thuật để che phủ lên những cái xấu xa trong cuộc sống thực tại, như ánh trăng đã làm cho tất cả trở nên huyền ảo, thơ mộng. Trong khi Điền thả tâm hồn theo những ý nghĩ lãng mạn, những mộng tưởng thi vị, thì con Điền lại khóc, vợ Điền lại gắt gỏng. Trước thực tại,
Điền không thể thờ ơ. “ Điền chẳng cần đi đâu cả. Điền chẳng cần trốn tránh.
Điền cứ đứng trong lao khổ, mở hồn ra đón lấy tất cả những vang động của đời”. Con đường tự đấu tranh của Điền là con đường đấu tranh vươn tới sự
trung thực của người nghệ sĩ. Với Nam Cao, người nghệ sĩ phải có trách nhiệm trong nghề nghiệp của mình và cần có phẩm chất trung thực – trung thực với hiện thực và trung thực với bản ngã của mình.
Nam Cao là một nhân cách lớn, một con người chân thật “trung thực vô ngần”. Ông không bao giờ chiều theo những thị hiếu tầm thường của độc giả. Ông viết thật lòng mình, viết đúng với những điều mình cảm, mình nghĩ, mình phát hiện. Nam Cao đi đến tận cùng những tình cảm chân thật, những suy nghĩ, tình cảm sâu sắc của mình. Thái độ, tình cảm ấy đã đem đến cho những tác phẩm của Nam Cao tính chân thực sâu sắc.
Xuất phát từ những quan niệm đúng đắn về người nghệ sĩ và cái nhìn tiến bộ trong quan niệm về con người, Thạch Lam và Nam Cao đã xác định cho mình những quan niệm nghệ thuật tích cực, nhân văn. Nghệ thuật mà Thạch Lam – Nam Cao tâm niệm và khát khao xây đắp là một nền “nghệ thuật vị nhân sinh”, nghệ thuật vì con người và sự tiến bộ. Đối với văn học Việt Nam, quan điểm của Thạch Lam – Nam Cao rất mới, rất hiện đại. Đó là những đóng góp rất đáng trân trọng của hai ông đối với nền văn học dân tộc.
Chương 3: Những điểm tương đồng
trong thái độ,tình cảm của Thạch lam và Nam Cao