lƣợng các doanh nghiệp đầu mối xăng dầu
“Thƣơng nhân có đủ các điều kiện quy định dƣới đây đƣợc Cấp phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu:
- Doanh nghiệp đƣợc thành lập theo quy định của pháp luật, trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có đăng ký kinh doanh xăng dầu;
- Có cầu cảng chuyên dụng nằm trong hệ thống cảng quốc tế của Việt Nam, bảo đảm tiếp nhận đƣợc tầu chở xăng dầu nhập khẩu hoặc phƣơng tiện vận chuyển xăng dầu khác có trọng tải tối thiểu bảy ngàn tấn (7.000 tấn),
45
thuộc sở hữu doanh nghiệp hoặc đồng sở hữu hoặc thuê dài hạn từ năm (05) năm trở lên;
- Có kho tiếp nhận xăng dầu nhập khẩu dung tích tối thiểu mƣời lăm ngàn mét khối (15.000 m3) để trực tiếp nhận xăng dầu từ tầu chở dầu và phƣơng tiện vận tải xăng dầu khác, thuộc sở hữu doanh nghiệp hoặc đồng sở hữu hoặc thuê sử dụng dài hạn từ năm (05) năm trở lên; Sau ba (03) năm kể từ ngày đƣợc cấp Giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu, phải sở hữu hoặc đồng sở hữu với số vốn góp tối thiểu năm mƣơi mốt phần trăm (51%) đối với hệ thống kho, đủ đáp ứng tối thiểu một phần ba (1/3) nhu cầu dự trữ của thƣơng nhân quy định tại Khoản 1 Điều 31 Nghị định này;
- Có phƣơng tiện vận tải xăng dầu chuyên dụng thuộc sở hữu doanh nghiệp hoặc đồng sở hữu hoặc thuê sử dụng dài hạn từ năm (05) năm trở lên; Sau hai (02) năm kể từ ngày đƣợc Cấp giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu, phải sở hữu hoặc đồng sở hữu với số vốn góp tối thiểu năm mƣơi mốt phần trăm (51%) đối với các phƣơng tiện vận tải xăng dầu nội đại có tổng sức chứa tối thiểu là ba nghìn mét khối (3.000 m3);
- Có hệ thống phân phối xăng dầu của mình: tối thiểu mƣời (10) cửa hàng bán lẻ thuộc sở hữu hoặc đồng sở hữu và hệ thống đại lý tối thiểu bốn mƣơi (40) tổng đại lý hoặc đại lý bán lẻ xăng dầu thuộc hệ thống phân phối của thƣơng nhân; Mỗi năm, kể từ khi đƣợc cấp Giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu, phải sở hữu và đồng sở hữu tối thiểu bốn (04) cửa hàng bán lẻ xăng dầu, cho đến khi đạt tối thiểu một trăm (100) cửa hàng bán lẻ xăng dầu thuộc hệ thống phân phối của thƣơng nhân;
- Phù hợp với quy hoạch thƣơng nhân kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu;
- Thƣơng nhân kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu nhiên liệu bay không bắt buộc phải có hệ thống phân phối quy định tại Khoản 5 Điều này nhƣng
46
phải có phƣơng tiện tra nạp nhiên liệu bay thuộc sở hữu hoặc đồng sở hữu của thƣơng nhân“ (Trích Điều 7 Nghị định 83/2014/NĐ-CP).
QLNN về điều kiện kinh doanh xuất nhập khẩu xăng dầu thể hiện ở Nghị định 83/2014/NĐ-CP khá minh bạch và rõ ràng, tạo điều kiện thuận lợi để mọi thành phần kinh tế tham gia thị trƣờng và trở thành đầu mối xăng dầu. Tính đến năm 2014, Việt Nam có 19 doanh nghiệp đầu mối xăng dầu và năm 2015 có thêm 02 doanh nghiệp đầu mối xăng dầu là: Công ty TNHH thƣơng mại và dịch vụ Long Hƣng và Công ty TNHH Hải Linh. Công ty cổ phần liên doanh dầu khí MEKONG (Petro Mekong) tạm thời xin rút khỏi thị trƣờng xuất nhập khẩu xăng dầu năm 2012. Nhƣ vậy, tính đến hết Quý I/2015, Việt Nam có 22 đầu mối doanh nghiệp xăng dầu trong đó Petrolimex chiếm 45%, thị phần và 05 doanh nghiệp lớn Petrolimex, PVOil, Petec, Saigon Petro và Thalexim chiếm 78% thị phần.