Inđônêxia là một nƣớc thành viên của OPEC và là nƣớc có trữ lƣợng dầu khí lớn nhất khu vực Đông Nam Á. Hiện nay sản lƣợng khai thác của Inđônêxia là khoảng 1,2 triệu thùng/ngày, trong khi đó công suất chế biến của
28
các nhà máy lọc dầu là khoảng 1 triệu thùng/ngày. Vì vậy sản lƣợng khai thác đủ cung cấp cho các nhà máy lọc dầu trong nƣớc và còn dƣ một lƣợng không lớn để xuất khẩu. Hiện nay các nhà máy lọc dầu của Inđônêxia đƣợc vận hành bởi 9 Công ty do Tổng công ty Nhà nƣớc Pertamina quản lý, các công ty này đƣợc quyền ƣu tiên mua dầu thô theo giá thị trƣờng sau đó bán lại. Sản phẩm lọc dầu của 9 công ty này đều đƣợc tiêu dùng trong nƣớc.
Doanh nghiệp nhà nƣớc Pertamina hiện nay đƣợc độc quyền trong ngành xăng dầu, kiểm soát và vận hành 8 cơ sở lọc dầu, độc quyền phân phối bán lẻ sản phẩm dầu khí.
Tháng 01 năm 2000, Inđônêxia đã cam kết cải cách thị trƣờng năng lƣợng trong số nhiều cam kết khác. Những cam kết này gồm có cải tổ Pertamina và để cho giá sản phẩm dầu khí phản ánh sát với mức giá quốc tế. Thực hiện quá trình cải cách, chính phủ Inđônêxia gần đây đã công bố tăng sản phẩm dầu khí đáng kể. Một cơ quan điều tiết mới đƣợc thành lập để bám sát tình trạng làm dụng độc quyền trong thị trƣờng sản phẩm dầu khí cũng nhƣ giám sát quá trình tƣ nhân hóa của Pertamina.
Cuối tháng 10 năm 2001, Nghị viện Inđônêxia đã thông qua một đạo luật mang tính bƣớc ngoặt nhằm mục tiêu tự do hóa ngành dầu và khí. Quy định mới đã phá vỡ sự độc quyền kéo dài 30 năm của Pertamina trong việc nắm giữ quyền phân phối và bán lẻ các sản phẩm dầu khí. Bƣớc đi này tạo ra sự thay đổi căn bản trong quản lý ngành năng lƣợng của Inđônêxia bằng cách thiết lập thêm hai cơ quan quản lý nhà nƣớc của chính phủ và buộc Pertamina phải cạnh tranh với các công ty trong nƣớc và quốc tế.
29
Mua dầu thô theo Bán theo giá quy định giá thị trường quốc tế của Chính phủ
Hình 1.1. Sơ đồ cơ chế mua bán sản phẩm của các nhà máy lọc dầu tại Inđônêxia
Khi Tổng thống Susilo Bambang Yudhoyono lên nắm quyền, ông đã thay đổi cơ bản trong chính sách định giá bán lẻ xăng dầu, giá các sản phẩm này đã tăng khoảng 30%, đồng nghĩa với điều này là trợ cấp cho các sản phẩm này cũng sẽ đƣợc cắt giảm một cách tƣơng ứng. Theo Chính phủ của ông Yudhoyono thì lần đầu tiên một quốc gia OPEC nhƣ Inđônêxia đã phải nhập khẩu dầu thô và chế biến, đồng thời với lƣợng nhập khẩu các sản phẩm xăng dầu tăng cao trong lúc giá đang leo thang đã tạo ra áp lực rất lớn tới chi tiêu của Chính phủ. Vì vậy, việc điều chỉnh giá xăng dầu theo giá thế giới là không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, để tránh gây tác động tới những ngƣời có thu nhập thấp và sự bất ổn chính trị, chính phủ Inđônêxia sẽ giảm trợ cấp cho
Công ty PERTAMINA Các công ty Lọc dầu Công ty cung cấp dầu thô Công ty bán buôn Nhà nƣớc Bán sản phẩm theo giá thị trƣờng
30
mặt hàng này một cách từ từ và có lộ trình cụ thể.
Có thể thấy chính phủ Inđônêxia sẽ vẫn quy định trần bán lẻ các sản phẩm xăng dầu. Tuy nhiên mức giá trần do chính phủ ấn định sẽ không chênh lệch quá lớn so với giá trên thị trƣờng quốc tế.