Những tồn tại của Quản lý nhà nƣớc đối với các doanh nghiệp đầu mố

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp đầu mối xăng dầu tại việt nam hiện nay (Trang 74)

mối xăng dầu tại Việt Nam hiện nay

a) Những tồn tại

Qua phân tích thực trạng Quản lý nhà nƣớc đối với các doanh nghiệp đầu mối xăng dầu hiện nay cho thấy một số hạn chế sau:

Một là: Việc không rõ ràng về thẩm quyền và trách nhiệm, thiếu sự kiểm soát của Nhà nƣớc trong công tác quy hoạch phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng kho, cảng, cửa hàng kinh doanh xăng dầu dẫn đến việc đầu tƣ không đồng đều, manh mún, gây lãng phí ngân sách Nhà nƣớc. Tính đến thời điểm hiện nay, cả nƣớc có hơn 30 cảng với gần 2 triệu m3 kho, nhƣng đều ở tình trạng dàn trải, manh mún. Số lƣợng kho, cảng quá nhiều, nhƣng quy mô mỗi kho cảng bé, vị trí các kho, cảng thƣờng trùng nhau ở cùng một địa điểm (Ví dụ: Đình Vũ-Hải Phòng, Đà Nẵng, Nhà Bè-Tp.HCM…). Từ đó đặt ra vấn đề cần tái cấu trúc lại các điều kiện kinh doanh xăng dầu của các doanh nghiệp và phải quy hoạch bố trí sắp xếp lại nhằm tập trung nguồn lực và sử dụng hiệu quả tài nguyên quốc gia và vốn đầu tƣ Nhà nƣớc.

Hai là: Quản lý hạn ngạch nhập khẩu thông qua giao chỉ tiêu nhập khẩu tối thiểu hàng năm cho các doanh nghiệp nhƣ thời gian qua là chƣa hợp

66

lý. Chỉ tiêu đƣợc giao cố định ở mức tối thiểu nhƣng chƣa có chế tài xử lý đối với các doanh nghiệp đầu mối không hoàn thành chỉ tiêu đƣợc giao. Điều này dẫn đến nguy cơ sốt xăng dầu do thiếu nguồn cung. Ngƣợc lại, khi thị trƣờng bão hòa về nguồn cung, Nhà nƣớc cũng bị thiệt hại do các doanh nghiệp buộc phải bán “tháo khoán” để giải phóng vốn, dẫn đến làm giảm nguồn lực tích lũy của từng doanh nghiệp.

Ba là: Mục tiêu tạo môi trƣờng cạnh tranh lành mạnh cho doanh nghiệp phát huy quyền chủ động kinh doanh, đặc biệt chủ động trong điều hành và quyết định giá bán xăng dầu, trong tính toán xác định chi phí giá thành đầu vào và quyết định giá bán sản phẩm đầu ra vẫn chƣa đƣợc xác lập rõ ràng.

Nhà nƣớc vẫn chƣa thực hiện đƣợc mục tiêu bình ổn giá xăng dầu. Giá xăng dầu bị can thiệp điều chỉnh giá trung bình 10-13 lần/năm trong những năm qua, trong khi Việt Nam có vị trí địa lý, cảng biển nhập khẩu xăng dầu, nguồn dầu thô…đủ cơ sở để điều hành giá xăng dầu trong nƣớc từng bƣớc tiếp cận thị trƣờng xăng dầu quốc tế. Doanh nghiệp chƣa đƣợc giao quyền chủ động điều hành kinh doanh, nên chƣa thể xác lập nguồn cung ứng lâu dài, ký hợp đồng kỳ hạn nhất định để ổn định nguồn cung. Khi có đủ điều kiện thuận lợi, doanh nghiệp có thể chủ động đƣa ra kỳ hạn này dài hơn 01 năm với một mức giá ổn định và điều kiện thuế suất thuế nhập khẩu ổn định. Trong trƣờng hợp thuế suất thuế nhập khẩu xăng dầu do Nhà nƣớc điều chỉnh không ổn định thì doanh nghiệp không chủ động tính toán đƣợc đầu vào, không lựa chọn đƣợc nguồn cung ổn định.

Cơ chế đăng ký giá kéo dài mang nặng tính xin-cho cùng với việc các cơ quan truyền thông khai thác và đƣa ra thông tin về tăng giảm giá rất sớm không những không có tính định hƣớng dƣ luận mà còn tạo áp lực nặng nề cho cả doanh nghiệp và cơ quan quản lý.

67

b) Nguyên nhân của những tồn tại

Nguyên nhân của những bất cập nêu trên có nhiều, nhƣng nổi lên vẫn là đảm bảo mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định giá của Nhà nƣớc. Với cách thức Nhà nƣớc can thiệp quá sâu đến hoạt động nhập khẩu và kinh doanh xăng dầu của các doanh nghiệp đầu mối, các doanh nghiệp vẫn chƣa thực sự đƣợc chủ động quyết định trong kinh doanh xăng dầu, trong khi Nhà nƣớc quy định không bù lỗ, xóa bao cấp trong nhập khẩu và kinh doanh xăng dầu. Các mục tiêu này mâu thuẫn nhau, và tồn tại nhiều năm nay nhƣng vẫn chƣa có hƣớng giải quyết thỏa đáng. Bên cạnh đó, việc cho phép hình thành quá nhiều doanh nghiệp đầu mối xăng dầu là DNNN, dẫn đến vừa không có điều kiện phát triển các doanh nghiệp thật sự lớn, vừa sử dụng không hiệu quả hệ thống hạ tầng cũng nhƣ gây khó khăn trong việc kiểm soát của Nhà nƣớc đối với hoạt động của các doanh nghiệp.

Thực tiễn chứng tỏ sự can thiệp về giá, thuế của Nhà nƣớc đối với các doanh nghiệp đầu mối xăng dầu nhƣ đã phân tích ở trên là không còn phù hợp, không đạt đƣợc mục tiêu. Nếu cứ duy trì cơ chế quản lý nhƣ thời gian này thì không thể đạt đƣợc mục tiêu vừa ổn định tƣơng đối về giá cả xăng dầu, vừa tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đầu mối chủ động trong kinh doanh, phát triển bền vững trong hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế.

68

CHƢƠNG 3

QUAN ĐIỂM, PHƢƠNG HƢỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI CÁC DOANH

NGHIỆP ĐẦU MỐI XĂNG DẦU TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY

3.1. Hội nhập kinh tế quốc tế và những nhân tố mới ảnh hƣởng đến QLNN đối với các doanh nghiệp đầu mối xăng dầu tại Việt Nam hiện nay

Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đã và đang diễn ra ngày càng mạnh mẽ, đang đặt ra cho công tác QLNN về thƣơng mại nói chung và hoạt động kinh doanh xăng dầu nói riêng những vấn đề mới phải giải quyết. Hội nhập kinh tế quốc tế có nghĩa là phải chấp nhận luật chơi chung mới xuất hiện trên cả thị trƣờng nội địa và thị trƣờng quốc tế, chấp nhận tính phức tạp trong việc vừa thực hiện cam kết quốc tế, vừa bảo vệ lợi ích quốc gia.

Những cam kết khi Việt Nam tham gia vào WTO, cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC), các hiệp định thƣơng mại tự do (FTA) với Hàn Quốc, Nhật Bản, liên minh kinh tế Á - Âu…sẽ có tác động rất lớn đến việc hình thành và thực hiện cơ chế quản lý đối với các doanh nghiệp đầu mối xăng dầu. Những cam kết của Việt Nam với WTO về mở cửa thị trƣờng cho các loại hàng hóa và dịch vụ tác động đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu nói riêng. Nhà nƣớc phải dựa vào những cam kết, những thông lệ và kinh nghiệm của các nƣớc đi trƣớc để ban hành cơ chế chính sách vừa không vi phạm những cam kết quốc tế vừa tạo điều kiện thuận lợi nhất cho doanh nghiệp hoạt động và cạnh tranh thành công trên thị trƣờng. Bên cạnh tuân thủ khung pháp lý của luật pháp Việt Nam, doanh nghiệp đầu mối xăng dầu cần phải nắm bắt đƣợc những cam kết này, có những dự báo tốt về xu thế biến động của thị trƣờng có thể chủ động đƣa ra những giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh trong các lĩnh vực

69

khác nhau. Một số cam kết quốc tế và các hiệp định quốc tế khác có liên quan đến hoạt động của các doanh nghiệp đầu mối xăng dầu nhƣ sau:

- Đối với lĩnh vực xăng dầu, Việt Nam chƣa đƣa ra các cam kết đối với ASEAN, APEC và cả trong Hiệp định thƣơng mại Việt - Mỹ. Lộ trình loại bỏ hạn chế quyền kinh doanh nhập khẩu xăng dầu là 7 năm tính từ ngày các công ty liên doanh bắt đầu đƣợc phép hoạt động. Riêng loại bỏ quyền phân phối Việt Nam chƣa có cam kết. Các cam kết về cắt giảm thuế suất đối với nhập khẩu các sản phẩm xăng dầu cũng chƣa đƣợc đặt ra trong Hiệp định.

- Viêt Nam cam kết mở cửa thị trƣờng dịch vụ năng lƣợng, trong đó có xăng dầu theo lộ trình. Các công ty dịch vụ năng lƣợng của nƣớc ngoài đƣợc phép cạnh tranh trong các dự án về năng lƣợng có liên quan đến khai thác và phát triển, tƣ vấn quản lý, kiểm tra kỹ thuật và phân tích, sửa chữa cũng nhƣ bảo trì thiết bị trong lĩnh vực dầu khí.

- Việt Nam cho phép các công ty năng lƣợng của nƣớc ngoài hoạt động dƣới hình thức liên doanh với đối tác Việt Nam trong thời gian 3-5 năm tùy theo loại hình dịch vụ khác nhau. Sau đó, các công ty dịch vụ năng lƣợng của nƣớc ngoài sẽ có khả năng hoạt động với loại hình 100% vốn sở hữu nƣớc ngoài. Việt Nam cũng cam kết các công ty dịch vụ năng lƣợng nƣớc ngoài sẽ đƣợc đối xử bình đẳng nhƣ các doanh nghiệp Việt Nam.

- Trong thỏa thuận Hiệp định song phƣơng Việt - Mỹ và thỏa thuận gia nhập WTO, Việt Nam chƣa cam kết mở cửa thị trƣờng phân phối xăng dầu. Thuế suất bình quân đơn giản của Việt Nam đối với xăng dầu nhập khẩu đƣợc cam kết mức trần là 40%, với AFTA (nay là ATIGA) thì mức trần này là 35%. Dịch vụ phân phối dầu thô và sản phẩm đã qua chế biến đƣợc loại trừ khỏi phạm vi cam kết và đƣợc thừa nhận là độc quyền tự nhiên: Quyền xuất, nhập khẩu xăng dầu cho các công ty nƣớc ngoài mặc dù chƣa đƣợc cam kết nhƣng Việt Nam đã cho phép các công ty nƣớc ngoài liên doanh với các công ty của Việt Nam trong lĩnh vực này.

70

Trong các lĩnh vực khác nhƣ tài chính, bảo hiểm, ngân hàng…nhiều cam kết quốc tế sẽ đƣợc thực hiện trong các năm tới. Tinh thần chung là mở cửa theo lộ trình, thậm trí sớm hơn cho các doanh nghiệp nƣớc ngoài tham gia vào thị trƣờng Việt Nam. Trong điều kiện đó, các doanh nghiệp Việt Nam một mặt phải tuân thủ các quy định của luật pháp Việt Nam, mặt khác phải thực hiện các cam kết quốc tế. Một khi các cam kết của Việt Nam trong khuôn khổ WTO đƣợc thực hiện đầy đủ thì cạnh tranh trên thị trƣờng sẽ ngày càng khốc liệt hơn. Áp lực và thách thức sẽ gia tăng cho doanh nghiệp khi Việt Nam mở cửa theo lộ trình. Trong quá trình đó, nhiều lợi thế hiện nay của các doanh nghiệp đầu mối xăng dầu sẽ khó có thể tiếp tục duy trì, thậm trí sẽ mất đi nhanh chóng nếu Nhà nƣớc không thay đổi phƣơng thức quản lý, tái cấu trúc lại thị trƣờng kinh doanh xăng dầu (cụ thể ở đây là cơ cấu lại số lƣợng các doanh nghiệp đầu mối xăng dầu) để tạo ra môi trƣờng cạnh tranh bình đẳng giữa các doanh nghiệp, ổn định an ninh năng lƣợng quốc gia cho phát triển kinh tế - xã hội trong bối cảnh Việt Nam đang hội nhập tích cực với kinh tế thế giới.

3.2. Quan điểm về hoàn thiện quản lý nhà nƣớc đối với các doanh nghiệp đầu mối xăng dầu tại Việt Nam hiện nay

3.2.1. Phát huy đúng chức năng Quản lý nhà nƣớc nhằm ổn định giá xăng dầu và nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp đầu mối xăng dầu

Hoàn thiện quản lý nhà nƣớc đối với các doanh nghiệp đầu mối xăng dầu nhằm mục tiêu chủ yếu là giải phóng năng lực cho doanh nghiệp đó, hình thành doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu với số lƣợng hợp lý từ đầu mối nhập khẩu, phân phối, cho đến các cửa hàng bán lẻ xăng dầu. Nhà nƣớc xây dựng cơ chế quản lý đối với hoạt động kinh doanh xăng dầu không chỉ chủ yếu nhằm để kiểm soát các hành vi sai trái, gian lận của họ, mà là hình thành một hệ thống tổ chức các nhà kinh doanh theo ngành nghề, theo địa bàn…vì lợi

71

ích doanh nghiệp và vì lợi ích quốc gia; Tạo điều kiện để các DNNN chiếm lĩnh các điều kiện kho, cảng, mạng lƣới kinh doanh xăng dầu tối ƣu hiện có ở nƣớc ta đồng thời phát huy khả năng kinh doanh trong một môi trƣờng cạnh tranh, công bằng, hợp pháp. Nhằm thực hiện đƣợc bình ổn giá xăng dầu từ đó thực hiện mục tiêu ổn định năng lƣợng quốc gia, phát triển bền vững nền kinh tế trong mọi tình huống. Nhà nƣớc cần thực hiện tốt các chức năng cơ bản của mình trong nền kinh tế thị trƣờng hiện đại, đó là định hƣớng, tạo môi trƣờng, điều tiết, kiểm soát và hỗ trợ các doanh nghiệp hoạt động. Việc hoàn thiện quản lý nhà nƣớc đối với các doanh nghiệp đầu mối xăng dầu cũng phải hƣớng tới việc thực hiện tốt các chức năng này. Một khi các chức năng quản lý nhà nƣớc đƣợc thực hiện tốt thì các hành vi sai trái, gian lận của một bộ phận doanh nghiệp sẽ đƣợc kiểm soát và hạn chế đến mức thấp nhất.

3.2.2. Phải đặt trong chiến lƣợc phát triển năng lƣợng quốc gia của Việt Nam đến năm 2020

Quản lý nhà nƣớc đối với các doanh nghiệp đầu mối xăng dầu là một bộ phận cấu thành hữu cơ của quản lý nhà nƣớc đối với ngành năng lƣợng, cũng nhƣ đối với các doanh nghiệp, các thƣơng nhân cũng nhƣ về thƣơng mại nói chung. Việc hoàn thiện quản lý đối với các doanh nghiệp đầu mối xăng dầu phải đƣợc đặt trong tổng thể quản lý nhà nƣớc đối với các doanh nghiệp, quản lý nhà nƣớc về năng lƣợng nói chung, phục vụ cho mục tiêu quản lý nhà nƣớc về khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn năng lƣợng của đất nƣớc. Hoàn thiện quản lý nhà nƣớc đối với các doanh nghiệp đầu mối xăng dầu phải nhằm tạo đà cho ngành xăng dầu, ngành năng lƣợng phát triển, cụ thể là phải vừa đảm bảo sử dụng hợp lý nguồn năng lƣợng, vừa đảm bảo nguồn thu cho ngân sách và không làm tổn hại đến lợi ích của khách hàng.

3.2.3. Phải kết hợp hài hòa các lợi ích (Ngƣời tiêu dùng – Doanh nghiệp – Nhà nƣớc)

72

quản lý nhà nƣớc đối với các doanh nghiệp đầu mối xăng dầu phải hƣớng vào việc tạo điều kiện cho các doanh nghiệp này đóng góp nhiều nhất vào việc thực hiện các mục tiêu của chiến lƣợc phát triển kinh tế xã hội của đất nƣớc tƣơng ứng với từng thời kỳ. Phải có cách hiểu đúng đắn về quan điểm chia sẻ lợi ích giữa Nhà nƣớc, Doanh nghiệp và Ngƣời tiêu dùng thì mới có biện pháp xử lý đúng nhằm tác động đến nguồn thu ngân sách, buộc các doanh nghiệp tiết giảm chi phí và ngƣời tiêu dùng cũng phải tiết kiệm trong sử dụng xăng dầu.

Nhà nƣớc phải tùy điều kiện cụ thể của từng thời kỳ để quyết định mức dự trữ xăng dầu Quốc gia trên cơ sở Nhà nƣớc và doanh nghiệp cùng thực hiện dự trữ. Tuy nhiên không phải lúc nào cũng đặt yếu tố ổn định là tối thƣợng mà phải tiếp cận từ quan điểm tài chính một cách linh hoạt.

Cơ chế quản lý thiếu rõ ràng, minh bạch và sự phối hợp chƣa tốt giữa các cơ quan nhà nƣớc sẽ tác động tiêu cực đến hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu cũng nhƣ của toàn bộ nền kinh tế.

Khi hoạch định chính sách xuất nhập khẩu xăng dầu cần phải lƣu ý đến đặc điểm Việt Nam là một nƣớc từ xuất khẩu dầu thô tiến tới phải nhập khẩu dầu thô, và từ nhập khẩu xăng dầu tiến tới có thể xuất khẩu xăng dầu, mọi tác động của thị trƣờng xăng dầu đều có tác động ảnh hƣởng đến thị trƣờng trong nƣớc. Thực hiện chính sách ƣu đãi phải có tính toán để tránh thất thu cho Nhà nƣớc cũng nhƣ ảnh hƣởng đến quyền lợi của ngƣời tiêu dùng.

3.3. Phƣơng hƣớng hoàn thiện quản lý nhà nƣớc đối với các doanh nghiệp đầu mối xăng dầu tại Việt Nam hiện nay

3.3.1. Xây dựng hệ thống pháp luật và chính sách kinh tế ổn định, minh bạch, công khai

Nhằm để mọi doanh nghiệp có thể tiếp cận dễ dàng, có thể tiên liệu đƣợc. Thực tế cho thấy chính sách minh bạch, ổn định, công khai còn quan

73

trọng hơn là các cơ chế hỗ trợ và khuyến khích. Vì hỗ trợ và khuyến khích về cơ bản chỉ là ngoại lực và có giới hạn. Doanh nghiệp chỉ có thể mạnh lên bằng chính nội lực của mình. Nếu các chính sách trong quản lý hoạt động của doanh nghiệp không ổn định, minh bạch và công khai thì doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế không thể phát huy hết nội lực, và rất dễ gặp rủi ro.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp đầu mối xăng dầu tại việt nam hiện nay (Trang 74)