Kinh nghiệm điều hành giá xăng dầu của Malaysia

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp đầu mối xăng dầu tại việt nam hiện nay (Trang 39)

Malaysia là một quốc gia trong khu vực Đông Nam Á có trữ lƣợng dầu thô khoảng 3 tỷ thùng, đứng thứ 2 sau Inđônêxia. Malaysia có 6 nhà máy lọc dầu với công suất chế biến khoảng 540 nghìn thùng/ngày, lƣợng dầu thô còn lại khoảng 300 nghìn thùng/ngày đƣợc xuất khẩu sang các nƣớc trong khu vực. Trong 6 công ty lọc dầu của Malaysia có 3 công ty thuộc sở hữu của Petronas (công ty nhà nƣớc của Malaysia) còn lại 3 công ty khác với lƣợng chế biến khoảng 200 nghìn thùng/ngày.

Hiện nay chính phủ Malaysia thực hiện kiểm soát giá bán lẻ xăng dầu đối với xăng, diesel và LPG thông qua “Cơ chế giá tự động” (Automatic Pricing Mechanism:APM). Các sản phẩm khác bao gồm nhiên liệu bay (JET A-1), dầu hỏa, FO, nhựa đƣờng, dầu nhờn đƣợc thả nổi theo giá thị trƣờng thế giới. Cơ chế quản lý này đƣợc thiết lập vào ngày 01 tháng 03 năm 1983. Trong thời gian đầu dầu hỏa cũng là mặt hàng phải điều tiết nhƣng sản phẩm này đƣợc đƣa ra khỏi danh mục từ tháng 10 năm 1994. Hiện nay APM chỉ áp dụng cho các khách hàng là ngƣời tiêu dùng mà không áp dụng cho các khách hàng công nghiệp. Giá bán lẻ của xăng và diesel đƣợc xác định nhƣ sau:

Giá bán lẻ = Giá thành sản phẩm + Chi phí phân phối + Chi phí vận chuyển + Hoa hồng đại lý + Lợi nhuận công ty + Thuế (hoặc trợ giá).

- Giá thành sản phẩm: Là mức giá trung bình trên thị trƣờng thế giới đƣợc xác định dựa vào mức giá bán thông báo hàng ngày của 5 nhà máy lọc dầu tại Singapore (Singapore Posting). APM sử dụng mức giá trung bình thấp nhất hàng tháng đƣợc công bố, ví dụ mức giá áp dụng cho tháng 04 năm 2005

31

sẽ là mức giá trung bình thấp nhất trong giai đoạn từ ngày 16 tháng 02 đến ngày 15 tháng 03 năm 2005. Vì vậy giá thành sản phẩm trong công thức APM thay đổi hàng tháng. Riêng giá LPG đƣợc xác định trên cơ sở giá CP (Saudi Contract Price).

- Chi phí phân phối: Bao gồm chi phí văn phòng, chi phí bán hàng, chi phí tài chính và khấu hao. Về nguyên tắc, chi phí này cần phải đƣợc cập nhật thƣơng xuyên nhƣng chính phủ Malaysia thƣờng áp dụng một mức chung cho một giai đoạn nhất định.

- Chi phí vận chuyển: Là chi phí vận chuyển sản phẩm từ Singapore đến các kho tiếp nhận đầu mối ở Kuala Lumpur, Kota Hinabalu và Kuching.

- Hoa hồng đại lý: Là mức chiết khẩu dành cho các công ty phân phối để đảm bảo lợi nhuận cho các cây xăng bán lẻ. Các nhà bán lẻ sẽ có báo cáo với chính phủ khi mức hoa hồng này không đủ để các cây xăng hoạt động.

- Lợi nhuận công ty: Mức lợi nhuận này do chính phủ quyết định nhằm đảm bảo cho các công ty kinh doanh hoạt động đƣợc, đồng thời thúc đẩy đầu tƣ cho các hoạt động phân phối sản phẩm.

Trên công thức APM, giá bán lẻ xăng dầu của Malaysia thay đổi theo từng tháng do giá thành sản phẩm thay đổi mặc dù các yếu tố khác đƣợc giữ nguyên.

Theo báo cáo nghiên cứu thị trƣờng của Malaysia thì việc chính phủ quy định giá bán lẻ các sản phẩm xăng dầu phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố nhƣ tốc độ tăng trƣởng kinh tế hay tỷ lệ lạm phát…, theo đuổi mục tiêu nào chính phủ có chính sách giá cho phù hợp với mục tiêu đó. Điều này cho thấy chính sách giá trong mỗi thời kỳ có tính ổn định không cao và chƣa nhất quan.

Nhƣ vậy, có thể thấy rằng Malaysia cũng là một trong những quốc gia có chính sách trợ giá đối với sản phẩm xăng dầu. Do đó khả năng chủ động

32

đƣợc nguồn cung và có nhà máy lọc dầu nên Malaysia có rất nhiều lợi thế trong việc định giá thấp hơn so với các nƣớc không có nhà máy lọc dầu và nguồn cung phong phú. Tuy nhiên, việc trợ cấp cho các sản phẩm này trong thời gian vừa qua đã làm cho thâm hụt ngân sách của Malaysia lên tới 4,5% GDP. Chủ trƣơng sắp tới Malaysia cũng sẽ thực hiện thả nổi các sản phẩm này và chỉ trợ cấp cho một số đối tƣợng ở khu vực nông thôn.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp đầu mối xăng dầu tại việt nam hiện nay (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)