Kinh nghiệm của Trung Quốc

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp đầu mối xăng dầu tại việt nam hiện nay (Trang 42)

Theo Viện nghiên cứu của CNPC (China National Petroleum Corporation) ƣớc tính rằng nhu cầu tiêu thụ dầu thô của Trung Quốc năm 2014 vào khoảng 508 triệu tấn trong đó sản lƣợng khai thác nội địa vào khoảng 210 triệu tấn, nhập khẩu khoảng 298 triệu tấn tăng 10,9% so với năm 2013 (Nguồn: http://xangdau.net/tin-tuc/thi-truong-xang-dau-the-gioi/nhu- cau-tieu-thu-dau-tho-nuoc-ngoai-cua-trung-quoc-co-the-tang-trong-nam-nay- 36936.html). Với tốc độ tăng trƣởng kinh tế nhƣ hiện nay thì nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm dầu khí cũng tăng một cách tƣơng ứng. Vì vậy, Trung Quốc đƣợc coi là thị trƣờng đầy tiềm năng cho các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài. Việc Trung Quốc gia nhập WTO vào năm 2001 đã tạo cho các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài cơ hội tham gia vào thị trƣờng bán buôn và bán lẻ.

Theo lộ trình mở cửa thị trƣờng của các thành viên WTO thì Trung Quốc chính thức mở cửa thị trƣờng bán lẻ vào năm 2005 và mở cửa thị trƣờng bán buôn vào năm 2007. Tuy nhiên các công ty nƣớc ngoài nhƣ Shell, BP, Exxon Mobil và Idemitsu Kosan đã bắt đầu tham gia thị trƣờng bán lẻ của Trung Quốc từ năm 2000 bằng cách liên doanh với các công ty trong nƣớc hoặc mua cổ phần của Sinopec và CNPC. Chính phủ Trung Quốc không chế

34

tỷ lệ mua cổ phần của các công ty nƣớc ngoài trong các công ty xăng dầu Trung Quốc nhƣng cho phép quy đổi giữa tỷ lệ cổ phần nắm giữ và số lƣợng cây xăng đƣợc sở hữu. Đồng thời, để chuẩn bị việc mở cửa, Trung Quốc đã có những bƣớc đi hết sức cần thiết nhƣ cho phép các doanh nghiệp trong nƣớc không thuộc thành phần kinh tế nhà nƣớc tham gia kinh doanh bán buôn bán lẻ các sản phẩm dầu khí; cải tổ và sáp nhập để thành lập hai tập đoàn dầu khí lớn của nhà nƣớc là CNPC và Sinopec (hai tập đoàn dầu khí lớn của Nhà nƣớc Trung Quốc tham gia từ khâu khai thác dầu thô, chế biến, phân phối bán buôn bán lẻ, nắm phần lớn nguồn cung cấp sản phẩm và thị phần bán lẻ tại thị trƣờng trong nƣớc); cổ phần hóa 2 công ty này và niêm yết trên các thị trƣờng chứng khoán thế giới (Hongkong, London, New York) để tăng thêm tiềm lực tài chính cũng nhƣ nâng cao hiệu quả quản lý.

Bảng 1.1. Lĩnh vực hoạt động và thị phần của CNPC và Sinopec

Lĩnh vực hoạt động CNPC Sinopec

Sản lƣợng khai thác dầu thô 69% 22% Sản lƣợng chế biến dầu thô 46% 54% Khối lƣợng bán 43% 54%

Bán lẻ 23.4% 68%

Bán buôn 45% ---

Nguồn: China OGP 2012

Nhƣ vậy có thể thấy hai tập đoàn này chiếm 90% sản lƣợng khai thác dầu thô, 100% sản lƣợng lọc dầu và 97% thị trƣờng bán buôn và bán lẻ. Trong đó CNPC có mạng lƣới phân phối chủ yếu ở các tỉnh Đông Bắc và Tây Bắc còn SINOPEC có mạng lƣới chủ yếu ở Đông Nam và Tây Nam. Ở phía Bắc công ty CNPC chiếm khoảng 32% thị phần bán lẻ còn Sinopec chỉ chiếm khoảng 2%, ngƣợc lại ở phía Nam thì công ty Sinopec chiếm 51% thị phần bán lẻ còn CNPC chỉ chiếm 7%, phần còn lại là thị phần của các công ty xăng

35

dầu địa phƣơng.

Trƣớc đây giá bán lẻ sản phẩm xăng dầu do chính phủ Trung Quốc quy định và kiểm soát thông qua Ủy ban phát triển kế hoạch Nhà nƣớc nhƣng luôn duy trì ở mức cao hơn giá thị trƣờng thế giới (thuế nhập khẩu cao) nên hiện tƣợng nhập lậu xảy ra khá phổ biến. Từ tháng 06 năm 1998, chính phủ Trung Quốc áp dụng cơ chế chuẩn (Benchmark Price System) đƣợc tính toán trên cơ sở giá nhập khẩu cộng với các loại thuế và chi phí phân phối nội địa. Dựa vào mức giá chuẩn này, CNPC và Sinopec đƣợc phép quyết định giá bán lẻ trong phạm vi ± 5%. Giá bán buôn do các công ty tự quyết định ngoài trừ giá bán cho các khách hàng “đặc biệt” nhƣ Quân đội, Hàng không và Đƣờng sắt. Giá bán cho các khách hàng này do Chính phủ quy định và thƣờng thấp hơn mức giá bán buôn của công ty. Từ tháng 06 năm 1998 đến tháng 06 năm 2000, Chính phủ Trung Quốc chỉ thay đổi giá chuẩn 03 lần. Sau đó Trung Quốc thay đổi cách áp dụng giá chuẩn và tính toán, ban hành mức giá trên cơ sở mỗi tháng 01 lần. Tuy nhiên cơ chế này bộc lộ một số nhƣợc điểm sau:

- Do giá trong nƣớc thay đổi chậm hơn sự biến đổi của giá thế giới dẫn đến hiện tƣợng đầu cơ xăng dầu;

- Nhu cầu trong nƣớc biến động nhiều phụ thuộc vào mức giá ban hành nên các công ty phải tăng khối lƣợng dự trữ;

- Sự thay đổi của giá thế giới ảnh hƣởng trực tiếp đến nền kinh tế.

Từ năm 1998, chính phủ Trung Quốc thực hiện một số thay đổi lớn trong cơ cấu ngành xăng dầu và quản lý doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp Nhà nƣớc trong ngành dầu khí bằng việc tách hoạt động kinh doanh cơ bản của CNPC và Sinopec ra khỏi các hoạt động kinh doanh không cơ bản và các dịch vụ xã hội, chuyển hoạt động kinh doanh cơ bản sang một đơn vị mới là Công ty TNHH Petrochina và Tổng công ty TNHH Xăng dầu và Hóa chất Trung Quốc (Sinopec).

36

Công cuộc xã hội hóa các hoạt động kinh doanh các mặt hàng cũng đã đƣợc triển khai. Trung Quốc đã thực hiện bán cổ phần của Petrochina và Sinopec ra bên ngoài. Việc bán cổ phần ra bên ngoài dựa trên quyết định của chính phủ Trung Quốc cho phép nƣớc ngoài sở hữu cổ phần thiểu số trong các doanh nghiệp hoạt động trong ngành, nhƣng quá trình này diễn ra chậm chạp. Việc bán thành công 10% cổ phần của Petrochina và Sinopec cho thấy sự quan tâm nhƣng thận trọng của các công ty dầu khí quốc tế và thị trƣờng tài chính đối với ngành dầu khí Trung Quốc.

Sinopec trƣớc đây độc quyền trong ngành hạ nguồn, nay phụ trách các hoạt động dầu khí thƣợng nguồn và hạ nguồn tại các khu vực miền đông và duyên hải, trong khi đó Petrochina phụ trách hoạt động dầu khí thƣợng nguồn và hạ nguồn tại miền bắc và miền tây Trung Quốc. Việc cơ cấu lại dẫn tới sự chuyển giao các cơ sở sản xuất và lọc dầu giữa hai doanh nghiệp nhà nƣớc này. Sau khi cơ cấu lại, Sinopec có 25 cơ sở lọc dầu và chế biến khoảng 50% khối lƣợng lọc dầu thô của Trung Quốc, Petrochina điều hành 29 cơ sở lọc dầu và chế biến khoảng 42% tổng khối lƣợng lọc dầu thô của Trung Quốc.

Các doanh nghiệp khác tham gia thị trƣờng chủ yếu là các cơ sở lọc dầu nhà nƣớc thuộc cấp tỉnh. Chiến lƣợc cải cách DNNN theo phƣơng châm “chỉ nắm những phần lớn mà bỏ phần nhỏ” đang đƣợc thực hiện đối với ngành dầu khí. Chính phủ Trung Quốc đang thực hiện tái cơ cấu, hỗ trợ các doanh nghiệp xăng dầu lớn nhằm giúp các doanh nghiệp này trở nên cạnh tranh hơn trên thị trƣờng quốc tế. Đồng thời, Chính phủ Trung Quốc thực hiện đóng cửa các nhà máy nhỏ và kém hiệu quả. Trong thời gian qua, đã có 46 nhà máy nhƣ vậy bị đóng cửa và 14 nhà máy khác buộc ngừng hoạt động. Chính sách này sẽ đƣợc thực hiện tích cực hơn trong thời gian tới.

Về chính sách định giá

37

gồm cả sản phẩm dầu khí) từ nhƣng năm 1980 theo “hệ thống định giá hai tầng” (Dual-Track Pricing System). Theo hệ thống này, một phần năng lƣợng đƣợc bán theo giá cao hơn cho các nhu cầu ngoài khu vực kế hoạch hóa tập trung. Từ thời gian này, mức độ quyết định của thị trƣờng đối với giá sản phẩm dầu khí của Trung Quốc đã tăng lên đáng kể vì kinh tế kế hoạch tập trung đƣợc vận hành trong mối liên hệ kinh tế tƣơng đối quan trọng với khu vực tƣ nhân.

Theo quy định mới về hệ thống giá đƣợc áp dụng năm 2000, SDPC sẽ công bố hàng tháng giá cơ sở (Benchmark Price) đối với dầu thô và giá bán lẻ định hƣớng đối với xăng và dầu diesel. Dầu thô đƣợc phép bán theo giá cơ sở cộng thêm phụ phí (chiết khấu) phản ánh thuế thu nhập, chi phí vận chuyển và chất lƣợng dầu…trong khi giá cả xăng và dầu diesel đƣợc phép đặt trong khoảng ± 5% giá bán lẻ định hƣớng. Giá cơ sở đƣợc dựa trên: (1) giá dầu thô FOB Singapore; (2) phí bảo hiểm đƣờng biển, thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ, thuế giá trị gia tăng và các loại phí khác; (3) chi phí vận chuyển hợp lý; (4) lãi suất bán lẻ.

Đối với các sản phẩm lọc dầu khác, giá cả của một số sản phẩm đặc biệt nhƣ nhiên liệu bay và một phần dầu nặng vẫn theo giá do SDPC quyết định, các mặt hàng dầu hỏa và dầu nặng còn lại cũng phần nào dựa trên giá định hƣớng của chính phủ. Các mặt hàng còn lại do các nhà sản xuất định giá và dựa trên các điều kiện thị trƣờng.

Trung Quốc vẫn duy trì hệ thống “thƣơng mại nhà nƣớc” bảo vệ việc nhập khẩu xăng dầu. Xăng dầu của nƣớc ngoài sẽ không thể vào Trung Quốc mà không đi qua các doanh nghiệp nhà nƣớc nhƣ: CNPC, Petrochina và Sinopec.

Ngành dầu khí Trung Quốc sẽ tiếp tục việc sáp nhập và mua lại với quy mô lớn trong những năm tới. Các nhà sản xuất nhỏ và kém hiệu quả sẽ biến mất trong khi những công ty lớn sẽ thành công trong điều kiện họ có vị trí mạnh hiện nay và trong tƣơng lai do nhận đƣợc sự hỗ trợ của chính phủ và có

38

nguồn đầu tƣ từ nƣớc ngoài. Cạnh tranh do tăng nguồn thu nhập khẩu và các liên doanh mới ra đời sẽ thúc ép các nhà quản lý tiếp tục cải cách và nâng cao công nghệ và sẽ làm cho ngành dầu khí Trung Quốc trở nên cạnh tranh trên thị trƣờng quốc tế. Petrochina, Sinopec trong những năm gần đây phát triển rất mạnh. Một quá trình cơ cấu toàn diện dự kiến sẽ diễn ra dẫn tới tăng nhanh sự biến mất của công ty nhỏ trong khi các công ty lớn cạnh tranh quốc tế sẽ dần xuất hiện, đồng thời ngành dầu khí Trung Quốc sẽ cạnh tranh hơn.

1.4.5. Một số bài học cho Việt Nam

Bài học thứ nhất: Sự can thiệp của nhà nƣớc vào thị trƣờng xăng dầu là cần thiết, nhƣng chỉ nên thực hiện trong những trƣờng hợp khẩn cấp và bằng những biện pháp, công cụ thích hợp tùy theo điều kiện cụ thể của mỗi nƣớc.

Bài học thứ hai: Nhà nƣớc kiểm soát hoạt động nhập khẩu và kinh doanh xăng dầu, ngăn chặn việc hình thành các độc quyền làm ảnh hƣởng quyền lợi của ngƣời tiêu dùng.

Bài học thứ ba: Thực hiện tái cơ cấu các doanh nghiệp đầu mối xăng dầu trên tinh thần phân chia rõ ràng đâu là doanh nghiệp công ích về hoạt động xăng dầu, đâu là doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu.

39

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP ĐẦU MỐI XĂNG DẦU TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY

2.1. Tổng quan về sự hình thành và phát triển của các doanh nghiệp đầu mối xăng dầu

Trƣớc năm 2000, Nhà nƣớc chỉ duy trì một số ít doanh nghiệp nhập khẩu xăng dầu bao gồm: Tổng công ty xăng dầu Việt Nam (Petrolimex), Công ty Thƣơng mại Dầu khí (Petechim), Saigon Petro (Saigon Petro và Petechim chỉ cung cấp ở thị trƣờng Nam Bộ và Tp.Hồ Chí Minh). Trƣớc yêu cầu phát triển sản xuất, đời sống và nhu cầu sử dụng xăng dầu của các ngành hàng không, giao thông, vận tải, hàng hải,…và của một số tỉnh, Nhà nƣớc đã cho phép thành lập thêm một số công ty nhập khẩu xăng dầu nhƣ: Công ty xăng dầu Hàng Không (Vinapco); Công ty xăng dầu Quân Đội (Mipeco); Công ty Thƣơng mại xăng dầu Đƣờng biển (PMT). Đến năm 2015, cả nƣớc có 22 doanh nghiệp đầu mối xăng dầu bao gồm:

1. Tập đoàn xăng dầu Việt Nam (Petrolimex);

2. Công ty TNHH MTV Dầu khí TP.Hồ Chí Minh (SaigonPetro); 3. Tổng công ty Dầu Việt Nam (PVOil);

4. Tổng công ty xăng dầu Quân đội (Mipecorp);

5. Công ty TNHH MTV Thƣơng mại Dầu khí Đồng Tháp (Petimex); 6. Công ty TNHH MTV Xăng dầu Hàng Không (Vinapco);

7. Tổng công ty TM & XNK Thanh Lễ (Thalexim); 8. Công ty CP nhiên liệu bay Petrolimex;

9. Công ty cổ phần lọc hóa dầu Nam Việt; 10. Công ty cổ phần hóa dầu Quân đội (Mipec); 11. Công ty TNHH vận tải thủy bộ Hải Hà;

40

12. Công ty cổ phần dầu khí Đông Phƣơng;

13. Công ty cổ phần xăng dầu và dịch vụ hàng hải S.T.S;

14. Công ty cổ phần thƣơng mại đầu tƣ dầu khí Nam Sông Hậu; 15. Công ty cổ phần xăng dầu Thái Sơn (Bộ Quốc Phòng); 16. Công ty cổ phần TM & XNK vật tƣ giao thông (Tratimex); 17. Công ty TNHH Sản xuất - Thƣơng mại Hƣng Phát;

18. Công ty cổ phần Dƣơng Đông - Hòa Phú;

19. Công ty TNHH thƣơng mại và dịch vụ tổng hợp Hòa Khánh; 20. Tổng công ty thƣơng mại Sài Gòn;

21. Công ty TNHH thƣơng mại và dịch vụ Long Hƣng; 22. Công ty TNHH Hải Linh.

Theo quy định hiện hành và cho đến nay ở Việt Nam chỉ 22 doanh nghiệp này mới có đủ điều kiện quy định của Chính phủ (hệ thống và sức chứa kho, hệ thống và số lƣợng mạng lƣới phân phối) đƣợc Chính phủ giao trực tiếp nhập khẩu và phân phối cho nhu cầu tiêu dùng trong nƣớc và tạm nhập tái xuất cho các nƣớc trong khu vực nếu có nhu cầu.

2.1.1. Hệ thống kho, cảng tiếp nhận

Tại Việt Nam, hệ thống cảng đầu nguồn của các doanh nghiệp đầu mối xăng dầu hiện nay bao gồm:

41

Bảng 2.1: Hệ thống cảng đầu nguồn của các doanh nghiệp đầu mối TT TÊN CẢNG ĐỊA PHƢƠNG ĐƠN VỊ QUẢN

TÀU LỚN NHẤT (DWT) I. Khu vực Bắc Bộ

1. Bãi Cháy Quảng Ninh PETROLIMEX 40.000 2. An Hải Hải Phòng PETEC 5.000 3. Đình Vũ Hải Phòng PVOIL 10.000 4. Đình Vũ Hải Phòng MIPECORP 5.000

II. Khu vực Bắc Trung Bộ

1. Nghi Hƣơng Nghệ An PETROLIMEX 7.000 2. Vũng Áng Hà Tĩnh PVOIL 15.000

III. Khu vực duyên hải Miền Trung và Tây Nguyên

1. Mỹ Khê Đà Nẵng PETROLIMEX 35.000 2. Liên Chiểu Đà Nẵng PVOIL 3.000 3. Liên Chiểu Đà Nẵng PETEC 5.000 4. Liên Chiểu Đà Nẵng VINAPCO 5.000 5. Liên Chiểu Đà Nẵng MIPECORP 5.000 6. Quy Nhơn Bình Định PETROLIMEX 10.000 7. Vĩnh Nguyễn Nha Trang PETROLIMEX 10.000 8. Vũng Rô Phú Yên PYGEMACO 5.000

IV. Khu vực miền Đông Nam Bộ và Tp.Hồ Chí Minh

1. Nhà Bè (4 cảng) Tp.Hồ Chí Minh PETROLIMEX 98.000 2. Nhà Bè Tp.Hồ Chí Minh PVOIL 25.000 3. Cát Lái Tp.Hồ Chí Minh SAIGON PETRO 25.000 4. Cát Lái Tp.Hồ Chí Minh PETEC 25.000 5. Vũng Tàu Vũng Tàu PVOIL 5.000 6. Phƣớc Khánh Đồng Nai PETIMEX 25.000 7. K2 Vũng Tàu PETROLIMEX 5.000

V. Khu vực Đồng bằng sông Cửu Long

1. Tổng kho xăng dầu Miền Tây

Cần Thơ PETROLIMEX 15.000 2. Tổng kho xăng dầu Cần Thơ Cần Thơ PETRO MEKONG 15.000

42

2.1.2. Hệ thống mạng lƣới phân phối

Hiện nay, trên toàn quốc có hơn 13.000 đại lý kinh doanh xăng dầu rải rác toàn quốc, cung cấp hàng hóa xăng dầu của các doanh nghiệp đầu mối xăng dầu (Bảng 2.2)

Bảng 2.2. Hệ thống đại lý của các doanh nghiệp đầu mối xăng dầu chính

Đơn vị tính: Cửa hàng bán lẻ TT Doanh nghiệp Tổng số cửa hàng bán lẻ Thuộc sở hữu của doanh nghiệp Đại lý thuộc các thành phần khác Tổng số 1. PETROLIMEX 1.476 3.971 5.447 2. PETEC 26 1.173 1.199 3. SAIGON PETRO 8 1.181 1.189 4. MIPECORP 35 684 719 5. PVOIL 21 1.540 1.561 6. PETROMEKONG 15 385 400 7. PETIMEX 23 483 506 8. PYGEMACO 3 67 70 Tổng cộng 11.125

Nguồn: Bộ Công Thƣơng 2014

2.1.3. Thị phần của các doanh nghiệp đầu mối xăng dầu

 Thị phần nhập khẩu và kinh doanh xăng dầu của các doanh nghiệp đầu mối năm 2014 đƣợc thể hiện tại Hình 2.1

43

Hình 2.1: Thị phần nhập khẩu xăng dầu của các doanh nghiệp đầu mối

Nguồn: Bộ Công Thƣơng 2014

 Thị phần tạm nhập - tái xuất (TNTX) của các đầu mối xăng dầu năm 2012 đƣợc thể hiện tại Hình 2.2

Hình 2.2: Thị phần TNTX của các doanh nghiệp đầu mối xăng dầu

Nguồn: Bộ Công Thƣơng 2012

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp đầu mối xăng dầu tại việt nam hiện nay (Trang 42)