Phương pháp phân tích số liệ u

Một phần của tài liệu kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại doanh nghiệp tư nhân hiệp hòa (Trang 32)

- Phương pháp so sánh

- Phương pháp hạch toán các nghiệp vụ

- Phương pháp phân tích, xử lý, tổng hợp số liệu thực tế tại doanh nghiệp

CHƯƠNG 3

GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN HIỆP

HÒA

3.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH

Doanh nghiệp Tư nhân Hiệp Hòa được thành lập từ năm 1987 với tên gọi ban đầu là “Cửa hàng vật tư nông nghiệp Hiệp Hòa”. Để mở rộng qui mô sản xuất kinh doanh cũng như do yêu cầu của cơ quan chủ quản trong việc quản lý nên Doanh nghiệp Tư nhân Hiệp Hòa được thành lập.

Giấy phép thành lập số 014952 GP/TLDN 01 do ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long cấp ngày 01/08/1995.

Chứng nhận đăng ký kinh doanh số 012826 cấp ngày 02/08/1995.

Trụ sở chính: Tổ 7, ấp Mỹ Lợi, xã Thiện Mỹ, huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long. Điện thoại: (0703). 770371

Fax: (0703).770334

3.2 CƠ CẤU TỔ CHỨC

Cơ cấu của doanh nghiệp được chia ra thành nhiều bộ phận. Trong đó: - Bộ phận kế toán: 5 người

- Bộ phận công nhân bốc xếp: 45 người - Bộ phận kỹ thuật (vận chuyển) : 13 người

3.3 CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ VÀ PHẠM VI HOẠT ĐỘNG Chức năng

Doanh nghiệp là vật tư nông nghiệp của các công ty: Công ty phân bón Việt Nhật, Công ty phân bón Bình Điền, Công ty phân bón và hóa chất Cần Thơ, Xí nghiệp phân bón Hóa Sinh, Công ty trách nhiệm hữu hạn Dũng Thanh Liêm…với chủng loại các mặt hàng nội bộ và ngoại nhập đa dạng, phong phú như:

- Phân bón: Urê, D.A.P, NPK, các loại phân chuyên dùng cho lúa, cây ăn trái…

- Các loại thuốc bảo vệ thực vật: Thuốc trừ nấm bệnh, phân bón lá… - Các dụng cụ phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và bảo hộ lao động trong nông nghiệp.

Nhiệm vụ

- Lập ra kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm đưa ra những quyết định đường lối phát triển doanh nghiệp.

- Tạo nguồn nhân lực, nguồn vốn kinh doanh vững chắc nhằm đảm bảo kinh doanh có hiệu quả và phát triển nguồn vốn ngân sách nhà nước.

- Thực hiện tốt các quy định nhà nước, các chế độ chính sách quản lí kinh tế.

- Đảm bảo việc đóng thuế, nộp ngân sách nhà nước. - Mở rộng thị trường trong nước thúc đẩy phát triển.

- Thực hiện tốt chếđộ quản lí tài sản, tài chính lao động tiền lương đào tạo bồi dưỡng để không ngừng nâng cao trình độ nghiệp vụ tay nghề cho toàn bộ trong doanh nghiệp.

Phạm vi hoạt động

- Tổ chức tiêu thụ hàng hóa trên thị trường nội địa. - Tổ chức mua hàng hóa để đáp ứng nhu cầu thị trường. - Tổ chức gia công các loại thuốc bảo vệ thực vật

- Tiến hành tham gia liên kết với các đơn vị trong nước tiêu thụ tiêu thụ

3.4 TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN 3.4.1 Sơđồ tổ chức

3.4.2 Hình thức kế toán kế toán và chếđộ kế toán 3.4.2.1 Hình thức kế toán

Hình thức tổ chức công tác kế toán doanh nghiệp áp dụng là mô hình bộ máy kế toán tập trung phù hợp với quy mô hoạt động của doanh nghiệp. Toàn công ty có một phòng kế toán duy nhất thực hiện toàn bộ công tác kế

toán ở doanh nghiệp. Định kì thì toàn bộ chứng từ được chuyển về phòng kế

toán để kiểm tra và ghi sổ toàn bộ các nghiệp vụ kinh tếđã phát sinh ở tất cả

các bộ phận trong doanh nghiệp. Cuối mỗi tháng, quý, năm tiến hành lập báo cáo tài chính.

Chứng từ kế toán

- Bảng thanh toán tiền lương. - Phiếu nhập, xuất kho

- Hóa đơn bán hàng - Phiếu thu, chi - Thẻ tài sản cốđịnh.

Sổ kế toán

Doanh nghiệp áp dụng hình thức sổ kế toán nhật ký sổ cái. Tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đều phải ghi vào sổ nhật ký sổ cái, theo trình tự

thời gian phát sinh và định khoản kế toán nghiệp vụđó, sau đó lấy số liệu trên các sổ nhật ký để ghi sổ cái theo từng nghiệp vụ phát sinh.

Hình thức sổ nhật ký sổ cái gồm các sổ sách kế toán chủ yếu sau:

- Nhật ký - sổ cái

- Các sổ thẻ kế toán chi tiết.

Ghi chú

Ghi hàng ngày

Quan hệđối chiếu, kiểm tra Ghi cuối tháng, hoặc định kì

- Trình tự ghi sổ

Hàng ngày kế toán căn cứ vào chứng từ kế toán hoặc bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra dùng làm căn cứ ghi sổ, trước hết xác định tài khoản ghi nợ, tài khoản ghi có vào nhật ký sổ cái. Số liệu của mỗi chứng từ được ghi trên một dòng ở cả hai phần nhật ký và phần sổ cái. Bảng tổng hợp chứng từ kế toán được lập cho những chứng từ cùng loại (phiếu thu, phiếu chi, phiếu xuất, phiếu nhập…) phát sinh nhiều lần trong ngày hoặc định kì 1 ngày đến 3 ngày. Chứng từ kế toán và bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại sau khi đã ghi sổ nhật ký sổ cái, được dùng để ghi vào sổ, thẻ kế

toán chi tiết có liên quan.

Cuối tháng, sau khi đã phản ánh toàn bộ chứng từ kế toán phát sinh trong tháng vào sổ nhật ký sổ cái và các sổ, the kế toán chi tiết, kế toán tiến

hành cộng số liệu của cột phát sinh ở phần nhật ký và các cột nợ, cột có của từng tài khoản ở phần sổ cái để ghi vào côt số phát sinh cuối tháng. Căn cứ

vào số phát sinh các tháng trước và số phát sinh tháng này tính ra số phát sinh lũy kế từ đầu quý đến cuối tháng này. Căn cứ vào số dư đầu tháng (đầu quý) và số phát sinh trong tháng kế toán tính ra số dư cuối tháng(cuối quý) của từng tài khoản trên nhật ký sổ cái.

Khi kiểm tra đối chiếu số cộng cuối tháng( cuối quý) trong sổ nhật ký sổ

cái phải đảm bảo tổng số tiền của cột phát sinh ở phần nhật ký phải bằng với tổng số phát sinh nợ của tất cả các tài khoản và bằng với tổng số phát sinh có của tất cả các tài khoản.Tổng số dư nợ các tài khoản bằng tổng số dư có các tài khoản.

Các sổ, thẻ kế toán chi tiết cũng phải được khóa sổđể công số phát sinh nợ, số phát sinh có và tính ra số dư cuối tháng của từng đối tượng. Căn cứ vào số liệu khóa sổ của các đối tượng lập “bảng tổng hợp chi tiết” cho từng tài khoản. Số liệu trên “bảng tổng tổng hợp chi tiết” được đối chiếu với số phát sinh nợ, số phát sinh có và số dư cuối tháng của từng tài khoản trên sổ nhật ký sổ cái. Số liệu trên sổ nhật ký sổ cái và trên bảng tổng hợp chi tiết sau khi khóa sổ được kiểm tra đối chiếu nếu khớp, đúng sẽ được sử dụng để lập báo cáo tài chính.

3.4.2.2 Chếđộ kế toán

- Doanh nghiệp thực hiện chế độ kế toán theo quyết định 48/2006/QĐ- BTC

- Doanh nghiệp xác định giá trị hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên.

- Phương pháp tính giá vốn hàng hóa xuất bán theo phương pháp bình quân gia quyền.

Do doanh nghiệp kinh doanh mặt hàng vật tư nông nghiệp (gồm: phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, dụng cụ vật tư nông nghiệp) nên doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ với thuế suất 5%.

3.4.3 Đặc điểm về việc áp dụng máy tính trong kế toán của doanh nghiệp

Để đảm bảo cung cấp số liệu chính xác, kịp thời phục vụ cho yêu cầu quản lý kinh doanh, thuận tiện trong việc kiểm tra hoạt động sản xuất của các

đơn vị trực thuộc, công tác kế toán ở doanh nghiệp tư nhân Hiệp Hòa đã áp dụng phần mềm chương trình kế toán trên máy vi tính. Chương trình cho phép cập nhật số liệu ngay từ các chương trình ban đầu qua hệ thống chương trình xử lý thông tin sẽ tự động luân chuyển vào hệ thống sổ chi tiết tài khoản, Sổ

Cái tài khoản, các báo cáo về tình hình công nợ.

Phần mềm này được doanh nghiệp kinh doanh Phần mềm cài đặt và sữa

đổi phù hợp với tình hình kế toán tại doanh nghiệp. Đối với các nhân viên kế

toán, phần mềm kế toán này là một công cụđắc lực không thể thiếu trong việc tập hợp các hóa đơn chứng từ và trong công việc hạch toán kế toán. Bên cạnh

đó, kế toán còn sử dụng các phần mềm khác như Microsoft Word, Microsoft Exel… để lập các báo cáo tổng hợp kế toán như Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả kinh doanh, Báo cáo luân chuyển tiền tệ …

Hiện nay với nhiệm vụ và chức năng cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác, kịp thời cùng với hiện đại hóa và nâng cao chất công tác quản lý, công tác kế

toán ở doanh nghiệp tư nhân Hiệp Hòa đã được vi tính hóa với chu trình xử lý nghiệp vụ tương đối hoàn thiện.

3.5 SƠ LƯỢC KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH

CỦA DOANH NGHIỆP TRONG 3 NĂM ( 2011- 2013)

Qua 3 năm 2011 – 2013, doanh nghiệp đã đạt được những kết quả tốt

đẹp. Được sự hỗ trợ của nhà nước cũng như các ban ngành có liên quan, doanh nghiệp đã không ngừng tìm hiểu để mở rộng thị trường. Bên cạnh việc duy trì các thị trường hiện tại, doanh nghiệp luôn tìm hiểu nhu cầu của thị

trường mới đem đến cho khách hàng sựđa dạng và hài lòng về sản phẩm của doanh nghiệp để nhằm tạo cho khách hàng sự tin tưởng và tiêu chí là giúp cho người khách hàng có được những sản phẩm có chất lượng và sẽđạt được năng suất cao nhất. Tuy nhiên cũng như nhiều doanh nghiệp, nhiều công ty khác, doanh nghiệp luôn phải đối mặt với những khó khăn, thách thức trong những năm thời tiết không thuận lợi, mùa màng thất bát, lũ lụt xảy ra nghiêm trọng làm cản trở sự sản xuất của người dân và thêm vào là sự cạnh tranh gay gắt của thị trường, đối thủ cạnh tranh làm ảnh hưởng rất nhiều đến tình hình kinh doanh của doanh nghiệp đáng kểđến là làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp. Kết quả hoạt động kinh doanh trong 3 năm được thể hiện qua như sau:

Bảng 3.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong 3 năm (2011 – 2013)

ĐVT: Triệu đồng

Chệch lệch 2012 so với 2011 Chệch lệch 2013 so với 2012 Tên chỉ tiêu Mã số Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Giá trị % Giá trị %

Doanh thu BH & CCDV 01 39.433 52.213 55.872 12.780 32,41 3.659 7,00

Các khoản giảm trừ doanh thu 02 - - - - - - -

Doanh thu thuần 10 39.433 52.213 55.872 12.780 32,41 3.659 7,00

Giá vốn hàng bán 11 36.990 48.726 51.753 11.736 31,73 3.027 6,21

Lợi nhuận gộp 20 2.443 3.488 4.119 1.045 42,78 631 18,09

Doanh thu hoạt động tài chính 21 215 475 101 260 120,93 ( 374 ) ( 78,74 )

Chi phí tài chính 22 765 1.897 1.849 1.132 147,97 ( 48 ) ( 2,53 )

Chi phí quản lý kinh doanh 25 1.150 990 1.587 ( 160 ) ( 13, 91) 597 60,3

Lợi nhuận từ HĐKD 30 743 1.075 784 332 44,68 ( 291 ) ( 27,07 )

Tổng lợi nhuận trước thuế 50 743 1.075 784 332 44,68 ( 291 ) ( 27,07 )

Chi phí thuế TNDN hiện hành 51 185.75 268.75 196 83 44,68 (72.75 ) ( 27,07)

Lợi nhuận sau thuế 60 557,25 806,25 588 249 44,86 ( 218,25 ) ( 27,07 )

Nhận xét: tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp qua ba năm có nhiều biến động cụ thể như sau:

Về doanh thu: doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ: tăng đều qua các năm, cụ thể năm 2012 là 52.213.000.000 đồng , tăng 12.780.000.000

đồng so với năm 2011, với tỷ lệ là 32,41%, do điều kiện thời tiết thuận lợi và mùa màng của người dân đạt được năng suất cao và doanh nghiệp mở rộng

được thị trường để tiêu thụ sản phẩm và tìm thêm khách hàng mới. Đến năm 2013 lại tăng thêm 3.659.000.000 đồng, khoảng 7% so với năm 2012. Doanh thu không còn tăng mạnh như năm 2012 do năm 2013 tình hình thời tiết không thuận lợi xảy ra nhiều cơn bão lớn làm cho người dân không sản xuất

được từđó làm cho doanh thu của doanh nghiệp giảm xuống.

Doanh thu hoạt động tài chính: năm 2011 là 215.000.000 đồng sang năm 2012 là 475.000.000 đồng tăng thêm 260.000.000 đồng với tỷ lệ

120,93% và đến năm 2013 giảm xuống 101.000.000 đồng so với năm 2012, tương đương tỷ lệ giảm là 374% . Nguyên nhân của sự giảm này là do đầu tư

dài hạn trong ba năm giảm và doanh nghiệp không gởi tiền tiết kiệm vì thế

không có lãi ngân hàng.Vì vậy doanh nghiệp cần đề ra biện pháp tích cực nhằm tăng doanh thu tài chính cho phù hợp.

Về chi phí giá vốn hàng bán: tăng mạnh trong năm 2012 và tăng không nhiều trong năm 2013. Năm 2012 tăng 31,73% tương ứng với khoản tiền là 11.736.000.000 đồng. Sang năm 2013 giá vốn tăng nhẹ cụ thể là tăng 6,21% tương đương khoản tiền là 3.027.000.000 đồng. Đây là biểu hiện chưa tốt vì tốc độ tăng của giá vốn nhanh hơn so với doanh thu thuần, doanh nghiệp nên tiết kiệm chi phí giá vốn hàng bán hơn bằng cách mở rộng quan hệđểđầu vào của các loại hàng hóa có chất lượng như nhau nhưng giá bán thấp hơn.

Chi phi tài chính: chi phí tài chính tăng đều qua các năm. Trong ba năm (2011- 2013), chi phí tài chính lần lượt là 765.000.000 đồng, 1.897.000.000 đồng, 1.849.000.000 đồng. Năm 2012 tăng 1.132.000.000

đồng so với năm 2011, năm 2013 tăng 48.000.000 đồng so với năm 2012. Nguyên nhân là do chi phí lãi vay tăng mạnh, khoản lỗ từ chêch lệch tỷ giá cũng khá cao, ảnh hưởng nhiều đến chi phí tài chính.

Chi phí quản lý doanh nghiệp: nhìn chung có nhiều biến động. Năm 2011 là 1.150.000.000 đồng . Đến năm 2012, con số này chỉ còn 990.000.000

đồng, giảm 13,91% so với năm 2011.Năm 2013, tăng lên với một lượng đáng kể là 597.000.000 đồng tương ứng với tỷ lệ tăng là 60,3 % so với năm 2012, chi phí quản lý doanh nghiệp tăng phần lớn là do doanh thu tăng nên một số

chi phí bán hàng cũng tăng và cũng một phần bị tác động bởi công tác quản lý của doanh nghiệp .

Về lợi nhuận: từ những biến động về doanh thu và chi phí kéo theo lợi nhuận cũng có nhiều thay đổi cụ thể năm 2011, lợi nhuận sau thuế là 557.250.000 đồng. Năm 2012 con số này là 806.250.000 đồng, tăng một lượng là 249.000.000 đồng, với tỷ lệ 44,68 %. Đến năm 2013, chỉ tiêu này có biến động mạnh theo chiều hướng xấu đi, chỉ còn 588.000.000 đồng, giảm 218.250.000 đồng tương đương tỷ lệ là 27,07 %. Nguyên nhân có sự

giảm đáng kể này là do hầu hết các chi phí kể trên đều tăng trong khi doanh thu thì tăng không nhiều, kéo theo lợi nhuận của doanh nghiệp giảm mạnh.

3.6 THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN

3.6.1 Thuận lợi

Doanh nghiệp mặc dù hoạt động chưa lâu nhưng việc mua bán hàng hóa diễn ra ngày càng nhiều, thu hút nhiều khách hàng trong nước, các mặt hàng

đạt chất lượng đảm bảo uy tín cho khách hàng, nhìn chung quy mô nhiệm vụ

kinh doanh của doanh nghiệp đi theo hướng ngày càng mở rộng. Doanh nghiệp được bảo toàn và phát triển được nguồn vốn kinh doanh. Quy mô và nguồn vốn ngày càng tăng, từ đó mức lưu chuyển hàng hóa cũng tăng, doanh nghiệp làm ăn có lãi góp phần tăng tích lũy cho doanh nghiệp và xã hội.

Mạng lưới kinh doanh rộng giúp cho doanh nghiệp tiêu thụ nhiều mặt hàng khác nhau và đây còn là mặt hàng dễ tiêu thụ nhất vì nền kinh tế phát triển thúc đẩy các ngành nghề kinh doanh phát triển, đặc biệt trong đó có ngành nông nghiệp với một đặc thù riêng và các nhóm mặt hàng như: phân bón, nhóm giống cây trồng, nhóm thuốc BVTV, nhóm chăn nuôi, thú y,…. Nguồn cung cấp của doanh nghiệp ổn định, liên tục hiện đại đáp ứng nhu cầu thị hiếu của khách hàng.

Do áp dụng các biện pháp quản lý chặt chẽ, tính toán hiệu quả phù hợp,

Một phần của tài liệu kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại doanh nghiệp tư nhân hiệp hòa (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)