Xu hướng chung của các nước trên thế giới

Một phần của tài liệu một số giải pháp hoàn thiện các qui định về sử dụng giá trị hợp lý trong chế độ kế toán doanh nghiệp việt nam hiện nay (Trang 79)

Nếu như trước đây kế toán theo giá gốc được sử dụng rộng rãi thì hiện nay kế toán theo giá trị hợp lý đang dần chiếm ưu thế, đặc biệt trong kỷ nguyên về khủng hoảng tín dụng toàn cầu chưa từng có trong lịch sử kể từ cuộc khủng hoảng cho vay và tiết kiệm vào thập niên 1990. Sự sụp đổ của Bear Stearns và IndyMac cộng hưởng với làn sóng suy giảm lớn về bảng cân đối kế toán của các ngân hàng phố Wall hoàn toàn là chủ đề doanh nghiệp của năm 2008, và cùng với đó là kế toán theo giá trị hợp lý.

Sau khi cả thế giới thực hiện Hiệp ước Basel II và Chuẩn mực lập và trình bày báo cáo tài chính Quốc tế (IFRS) của Ủy ban Chuẩn mực Kế toán quốc tế (IASB), kế toán theo giá trị hợp lý đã trở thành xu hướng chủ đạo của những người lập ra Chuẩn mực kiểm toán và kế toán. Báo cáo tài chính quốc tế đã thay đổi rất nhiều, kể từ bài giới thiệu của Luca Pacioli, từ kế toán theo giá gốc đến các hình thức kế toán hiện đại như: Kế toán theo chi phí hiện hành và kế toán theo sức mua hiện hành, quay trở lại kế toán theo giá gốc trước khi chuyển sang kế toán theo giá trị hợp lý như ngày nay.

Kế toán theo giá gốc vẫn mang tính thời đại qua nhiều thập kỷ và đã thể hiện tốt vai trò cho tới khi toàn cầu hóa trở thành xu hướng mạnh mẽ, ngành tài chính tiến vào một kỷ nguyên mới với sự ra đời của các sản phẩm tài chính rất phức tạp. Các nỗ lực sáng tạo nhằm cơ cấu lại bảng cân đối kế toán đã cho thấy rằng các công cụ tài chính chiếm vị trí vô cùng quan trọng, lên đến đỉnh điểm khi Enron và Worldcom sụp đổ đầu năm 2000. Nhiều doanh nghiệp khám phá ra phương thức phá vỡ kế toán theo giá gốc bằng cách sử dụng đạo hàm tài chính để nâng cao lợi nhuận và tăng giá trị bảng cân đối kế toán nhờ vào kết luận sau cùng mà hệ thống báo cáo tài chính có được tại thời điểm đó. Chuỗi các doanh nghiệp sụp đổ vào đầu năm 2000 đã đẩy các cơ quan quản lý trên toàn thế giới vào thế phải cân nhắc một loại hình kế toán mới, và kế toán theo giá trị hợp lý xuất hiện. Bất kể tính phức tạp của IFRS, kế toán theo giá trị hợp lý phản ánh các tài sản chính và nợ tài chính được bán theo giá mà người mua và người bán đều hài lòng. Tất cả các sản phẩm (hay công cụ) tài chính không thể tiếp tục nằm ngoài suy xét của các nhà đầu tư, lỗ hay lãi được ghi nhận kịp thời. Nhờ đó, các nhà đầu tư sẽ nhìn nhận tình hình tài chính của doanh nghiệp theo đúng bản chất của doanh nghiệp đó.

Kế toán giá trị hợp lý tại Mỹ

Tại Mỹ, kế toán theo giá trị hợp lý bắt đầu được quan tâm và được áp dụng từng bước từ năm 2000, vào thời điểm Enron và Worldcom - hai công ty hàng đầu về năng lượng và viễn thông tại Mỹ sụp đổ. Khi đó chưa có chuẩn mực kế toán tài chính về Giá trị hợp lý, nhưng kế toán giá trị hợp lý đã được đưa từng phần vào các chuẩn mực kế toán cụ thể như các chuẩn mực: Tài sản cố định, Hàng tồn kho, Các khoản phải thu… Việc áp dụng nguyên tắc kế toán này đã dẫn đến các công ty phải

bỏ thêm nhiều thời gian và sức lao động do khối lượng báo cáo tài chính tăng lên, nhà đầu tư có thêm niềm tin vào báo cáo tài chính của doanh nghiệp, còn các cơ quan quản lý giám sát thì có một công cụ giám sát hữu hiệu để kiểm soát tình hình thị trường.

Cho đến khi khủng hoảng tín dụng toàn cầu mới đây bắt đầu với sự bùng nổ một số nghiệp vụ kinh tế mới của nền kinh tế Hoa Kỳ. Tiêu chuẩn cho vay thấp do các tổ chức tài chính đưa ra nhằm tiếp liệu cho sự tăng trưởng nhà đất trong những năm gần đây khiến “bong bóng nhà đất” vỡ tan dưới tác động của giá dầu tăng và tỷ lệ không trả nợ được cũng tăng. Công cụ và công cụ phái sinh có thu nhập cố định gắn liền với các khoản cho vay nhà đất trong chứng khoán hóa tài sản theo đó đã phải chịu hậu quả thua lỗ do không trả được nợ dẫn đến các công ty phải cố tình chế biến lãi lỗ sao cho phù hợp với kế toán theo giá trị hợp lý. Sự tin tưởng và niềm tin vào mức tín nhiệm của các tổ chức tài chính đã giảm sút tới mức thấp nhất trong mọi thời đại. Điều này làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng niềm tin dù Cục Dự trữ Liên bang đã có nhiều nỗ lực rất lớn nhằm khôi phục lại thị trường.

Sự suy giảm được ghi nhận trong bảng cân đối kế toán của các doanh nghiệp đã khởi đầu chuỗi phản ứng trên toàn bộ thị trường tài chính do nợ của doanh nghiệp này là tài sản của doanh nghiệp khác theo một số loại hình đầu tư. Do vậy, nợ không trả được của doanh nghiệp này trở thành tài sản của doanh nghiệp khác trong chuỗi xoắn ốc tài chính đi xuống, bởi vì, giá giao dịch chứng khoán là nguồn tham chiếu đầu tiên được sử dụng khi thực hiện kế toán theo giá trị hợp lý. Các tổ chức đánh giá tín dụng như Standard & Poor’s và Moody’s đã bị chỉ trích và kế toán theo giá trị hợp lý cũng vì thế mà bị đưa lên diễn đàn tranh luận khá gay gắt.

Các chuyên gia phân tích tài chính (CFA) thuộc Trung tâm Hội nhập Thị trường Tài chính tiến hành khảo sát nội bộ chính các thành viên CFA vào tháng 3/2008 thu được kết quả đáng ngạc nhiên: Trong khi 55% người được hỏi phát biểu rằng các yêu cầu đối với kế toán theo giá trị hợp lý làm xấu thêm khủng hoảng tín dụng toàn cầu, 79% ý kiến lại cho rằng các yêu cầu kế toán theo giá trị hợp lý tăng cường tính minh bạch, góp phần giúp nhà đầu tư hiểu rõ hơn về các dạng rủi ro của các tổ chức tài chính. Trong khi đó, Ngân hàng Trung ương và các Bộ trưởng Tài chính nhóm G-7 thúc giục IASB nâng cao chuẩn mực về công bố thông tin kế toán

dành cho các hạng mục không nằm trong bảng cân đối kế toán, nâng cao chất lượng kế toán theo giá trị hợp lý, đặc biệt các hướng dẫn về đánh giá công cụ tài chính trong thời kỳ khủng hoảng. Ủy ban Basel về Giám sát Ngân hàng hứa hẹn hợp tác với những người thiết lập chuẩn mực kế toán và kiểm toán nhằm thúc đẩy chất lượng hướng dẫn đối với các ước tính giá trị hợp lý trình bày trên báo cáo tài chính và báo cáo tài chính đã được kiểm toán.

Thực chất, mọi con đường đều dẫn tới kế toán theo giá trị hợp lý. Các chuyên gia phân tích tài chính của Trung tâm Hội nhập thị trường Tài chính thậm chí khẳng định lại họ sẽ hỗ trợ kế toán theo giá trị hợp lý thành một trong những thước đo minh bạch nhất dành cho các nhà đầu tư ưa phân tích báo cáo tài chính. Họ cho rằng, giá trị hợp lý đang được các công ty sử dụng như một công cụ “giơ đầu chịu báng” trong khi các công ty này có những quyết định thiếu sáng suốt và không tuân thủ các chuẩn mực kế toán.

Dù có nhiều ý kiến trái ngược nhau của các đối tượng áp dụng khác nhau, cuối cùng, kế toán giá trị hợp lý vẫn được áp dụng tại Mỹ. Nó được chứng minh bằng việc, ngày 09 tháng 04 năm 2009, FASB đã ban hành bản cập nhật chính thức Chuẩn mực số 157 giúp giảm bớt các quy tắc giá trị hợp lý khi thị trường không ổn định hoặc không hoạt động

Kế toán theo giá trị hợp lý tại Malaysia

Ngày 01/08/2008, Ủy ban Chuẩn mực Kế toán Malaysia (MASB) đã thông qua IFRS và nhất trí với chuẩn mực IASB. Bằng hình thức này, Malaysia đương nhiên chấp nhận kế toán theo giá trị hợp lý qui định trong các chuẩn mực kế toán quốc tế. Malaysia đã hội nhập toàn diện với kế toán quốc tế, là một phần trong cộng đồng số đông trên toàn thế giới.

Kế toán theo giá trị hợp lý tại Anh

Tại Vương quốc Anh, dù không có một qui định cứng nhắc nào cho việc bắt buộc áp dụng các nguyên tắc kế toán, nhưng qua nghiên cứu việc áp dụng kế toán theo giá trị hợp lý theo IFRSs cho thấy, các đơn vị kế toán rất hài lòng với việc phản ánh biến động tài sản mà không ảnh hưởng xấu đến hợp đồng nợ. Các đơn vị cung cấp thông tin trên báo cáo tài chính theo IFRS có số liệu tài chính đáng tin cậy hơn so với các đơn vị không cung cấp thông tin theo IFRS. Vì vậy, các đơn vị tích

cực áp dụng IFRS để các dữ liệu tài chính được các nhà đầu tư quan tâm hơn. Chính vì vậy, kế toán theo giá trị hợp lý đã được thừa nhận tại đây.

Tóm lại, qua việc trình bày ở trên, xu hướng chung của các nước trên thế giới là áp dụng theo kế toán giá trị hợp lý, nhằm cung cấp các thông tin tài chính minh bạch và có tác dụng đối với các đối tượng sử dụng thông tin nhiều hơn.

Một phần của tài liệu một số giải pháp hoàn thiện các qui định về sử dụng giá trị hợp lý trong chế độ kế toán doanh nghiệp việt nam hiện nay (Trang 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)