Sự phát triển của Kế toán Việt Nam

Một phần của tài liệu một số giải pháp hoàn thiện các qui định về sử dụng giá trị hợp lý trong chế độ kế toán doanh nghiệp việt nam hiện nay (Trang 47)

Trải qua mấy nghìn năm lịch sử, kế toán cũng như một số môn khoa học khác đã xuất hiện và phát triển từ khi có sự giao thương hàng hóa và con người có nhu cầu ghi chép lại các hoạt động buôn bán và tài sản mà mình đang sở hữu. So với các nước trên thế giới, nhìn chung kế toán Việt Nam phát triển còn khá chậm. Có thể chia quá trình hình thành và phát triển của kế toán Việt Nam thành các giai đoạn sau:

Từnăm1954trởvềtrước:

TrongthờikỳViệt Nam dưới chế độ phong kiến, kế toán chỉ đơn giản là việc ghi chép mangtínhliệtkêtàisản,nhằmphụcvụchongườisởhữutàisảnnắmđược vềtìnhhìnhtàisảncủamình. Các giao dịch được ghi theo giá cả hàng hóa tại thời điểm diễn ra trao đổi.

KhithựcdânPhápvàoxâmchiếmViệtNam,xâydựngcácnhàmáy,đồn điền phục vụ chohoạt động của thực dân Pháp. Lúc đó,để theo dõi được hoạt động này, người Pháp đã sử dụng các ghi chép kế toán đồngthờicósửdụngkế toán theo kiểu của Pháp. Các ghi chép đều dựa trên số tiền đã bỏ ra hoặc thu được để xác định vốn và tài sản. Nghềkếtoán cũng nhờ đó mà du nhập vào Việt Nam. Tuy nhiên, thời kỳ đó, các đồn điền, các hoạt động mà thực dân Pháp thống trị cũng chỉ chiếm một phần nhỏ trong toàn bộ hoạt động của nền kinh tế, nên kếtoánởViệtNamthờikỳđó vẫncònchưapháttriển.

Giaiđoạn1954 - 1975:

Sau khi Pháp bị thất bại, rút về nước. Mỹ nhảy vào xâm chiếm miền Nam, Việt Nam tạmthờibịchiacắtthànhhai miền riêng biệt. Miền Bắc với sự giúp đỡ của Liên Xô pháttriển theođườnglốixã hội chủ nghĩa, miền Nam tiếp tục cuộc

chiến tranh giải phóng dân tộc.Bốicảnhlịchsửđóđã có ảnh hưởng đến sự phát triển của kế toán Việt Nam. MiềnBắc ápdụng hệ thống kế toán của Liên Xô, còn miền Nam áp dụng hệ thống kếtoánMỹ. Sự khác nhau giữa hình thức sở hữu doanh nghiệp ở miền Bắc và miền Nam cũng làm cho các quan điểm áp dụng trong kế toán có những điểm khác nhau. Nhưng cả hai hình thức này đều yêu cầu các nghiệp vụ kinh tế phát sinh xác định giá trị ghi sổ theo số tiền thực tế bỏ ra hay thu được từ các hoạt động.

Giai đoạn 1976 - 1994:

Sau khi thống nhất đất nước, Việt Nam thống nhất đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội. Hệ thống kế toán áp dụng ở Việt Nam trong thời kỳ này là hệ thống kế toán của Liên Xô trong cơ chế kế hoạch hóa tập trung. Tuy nhiên, trong thời kỳ này, kế toán chỉ là cụng cụ phản ánh thụ động tình hình hoàn thành kế hoạch Nhà nước giao. Trong thời kỳ này, Nhà nước quản lý về giá đối với tất cả các mặt hàng, các hàng hóa hóa không được trao đổi theo giá thị trường mà phải mua bán trao đổi theo giá qui định của Nhà nước, cũng chính là cơ sở để ghi sổ kế toán.

Giai đoạn 1995 đến nay:

Đây là thời kỳ đổi mới, mở cửa nền kinh tế đất nước. Sự phát triển của kinh tế thị trường đặt ra những yêu cầu về việc cung cấp thông tin kế toán một cách kịp thời, đưa kế toán lên một vị trí quan trọng trong hệ thống tài chính doanh nghiệp. Kế toán ngày nay trước hết là công cụ quản lý, điều hành sản xuất kinh doanh của chủ doanh nghiệp, thông tin kế toán là cơ sở cho các quyết định kinh tế. Nhà nước dựa vào kế toán để thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về kinh tế của mình. Trong giai đoạn này, kế toán Việt Nam đã có những chuyển biến và thay đổi theo hướng hội nhập với kế toán quốc tế. Hệ thống chuẩn mực kế toán, Chế độ kế toán, Luật Kế toán ra đời tạo điều kiện cho kế toán có nền tảng để phát triển.

Thị trường ngày càng phát triển, việc sở hữu các doanh nghiệp cũng ngày một đa dạng. Hội nhập kinh tế quốc tế làm cho ngày càng có nhiều giao dịch kinh tế mới lạ, các nguyên tắc kế toán cũng phải thay đổi để đáp ứng tình hình thực tế.

Một phần của tài liệu một số giải pháp hoàn thiện các qui định về sử dụng giá trị hợp lý trong chế độ kế toán doanh nghiệp việt nam hiện nay (Trang 47)