Cơ sở của việc kế toán theo giá trị hợp lý là việc phải đánh giá được giá trị hợp lý của tài sản và công nợ. Kế toán phải xác định được giá trị hợp lý để làm căn cứ ghi sổ. Hiện vấn đề này đang còn nhiều tồn tại ở Việt Nam, được thể hiện qua hai góc độ sau:
Thứ nhất, căn cứ để các chuyên gia xác định giá trị tài sản và công nợ là giá
trị ghi sổ và giá thị trường của các chỉ tiêu trên báo cáo tài chính. Cả hai căn cứ này hiện nay cũng chưa đảm bảo độ tin cậy. Bởi vì, tại nhiều doanh nghiệp, báo cáo tài chính chỉ mang tính hình thức, đối phó với các cơ quan quản lý, nhiều hoạt động kinh tế ngầm không được phản ánh vào sổ sách kế toán. Trường hợp ngược lại, báo cáo tài chính lại được thổi phồng, phù phép để doanh nghiệp có thể giải ngân hay vay vốn ngân hàng một cách thuận lợi. Hơn nữa, khái niệm giá thị trường, khái niệm hàng hoá tương đương còn khá mơ hồ, không rõ ràng, không có một văn bản pháp luật nào quy định cụ thể. Các chuyên gia định giá khi căn cứ vào giá thị trường còn mang nặng tính chủ quan. Thậm chí, ngay cả việc xác định giá trị hiện trạng của từng tài sản là rất khó, rất chung chung. Công việc xác định giá trị lợi thế kinh doanh như vị trí địa lý, giá trị thương hiệu, tiềm năng phát triển, uy tín doanh nghiệp… hay quyền sử dụng đất chưa có khung pháp lý rõ ràng hoặc nếu có cũng chưa phù hợp với điều kiện thị trường thường xuyên biến động.
Thứ hai, Các phương pháp định giá doanh nghiệp như phương pháp tài sản,
quá trình định giá một cách nhất quán. Kết quả của các phương pháp còn mâu thuẫn, chênh lệch còn lớn. Ngày 13/03/2006, Bộ Tài chính ban hành Thông tư 17/TT/BTC hướng dẫn Nghị định 101/2005 về thẩm định giá trong đó có quy định cụ thể hơn, rõ ràng hơn các phương pháp định giá bao gồm: Phương pháp so sánh, phương pháp thu nhập, phương pháp thặng dư, phương pháp lợi nhuận, phương pháp chi phí. Phương pháp thẩm định giá theo thông lệ Quốc tế đã từng bước kiện toàn lại hệ thống pháp luật về thẩm định giá. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là môi trường pháp luật, môi trường kinh tế chung có hoạt động định giá chưa đồng bộ, thị trường chứng khoán chưa phát triển trong khi các yếu tố khác của thị trường rất phức tạp và thường xuyên biến động.
Việc xác định nợ phải trả mới chỉ dừng lại ở việc kiểm tra đối chiếu công nợ với khách hàng, chưa có một kỹ thuật, một phương pháp riêng nào để xác định đúng giá trị hợp lý các khoản nợ.
Cho đến thời điểm này, các văn bản pháp luật về định giá doanh nghiệp đã ban hành khá nhiều, đó là Nghị định 101/2005/NĐ-CP ngày 03/08/2005 và Thông tư 17/2006/TT-BCT ngày 13/03/2006 về thẩm định giá; Quyết định 06/2005/QĐ- BTC ngày 18/01/2005 về việc ban hành quy chế tính giá tài sản, hàng hoá, dịch vụ; đã ban hành 12 tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam… Hệ thống pháp luật về định giá chưa đầy đủ, chưa bao quát các hoạt động của nền kinh tế như xác định giá trị quyền sử dụng đất, tài sản vô hình và các hàng hoá đặc thù.
Các tổ chức tham gia vào lĩnh vực định giá bao gồm: Ban Vật giá, các công ty thẩm định giá, các công ty kiểm toán… đều bị đánh giá là mang nặng tính lý thuyết, định giá chưa sát với giá thị trường. Các chuyên gia về thẩm định giá của Việt Nam còn ít về số lượng, kém về chất lượng, chưa có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực này. Bên cạnh đó, các vi phạm về đạo đức nghề nghiệp của cán bộ quản lý, của các thẩm định viên về giá cố tình vi phạm các nguyên tắc về thẩm định giá khi giám định vẫn còn tồn tại. Hiện tại, chúng ta đang thiếu những chuyên gia thực sự có năng lực làm việc, hiểu biết có tâm huyết với nghề định giá…
Trong các qui định về kế toán, về phương pháp xác định giá trị hợp lý, ngoại trừ đoạn 24 của Chuẩn mực số 4 - Tài sản cố định vô hình - có đề cập đến phương pháp xác định giá trị hợp lý của tài sản cố định vô hình, và Thông tư 21/2006/TT-
BTC ngày 20/03/2006 của Bộ Tài chính có hướng dẫn việc xác định giá trị hợp lý trong xác định giá phí hợp nhất kinh doanh, đến nay chưa có hướng dẫn chính thức và thống nhất về phương pháp xác định giá trị hợp lý trong kế toán.
Những vấn đề đó đã tạo nên một lỗ hổng, gây khó khăn rất lớn khi các doanh nghiệp áp dụng kế toán theo giá trị hợp lý.
Chương 3
MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÁC QUI ĐỊNH VỀ SỬ DỤNG GIÁ TRỊ HỢP LÝ TRONG CHẾ ĐỘ KẾ TOÁN
DOANH NGHIỆP VIỆT NAM HIỆN NAY