Quá trình phát triển cơ sở kế toán xác địnhgiá trị trong kế toán

Một phần của tài liệu một số giải pháp hoàn thiện các qui định về sử dụng giá trị hợp lý trong chế độ kế toán doanh nghiệp việt nam hiện nay (Trang 49)

nghiệp tại Việt Nam

Từ khi kế toán ra đời và phát triển cho đến ngày nay, xác định giá trị (hay còn gọi là đo lường giá trị) của các nghiệp vụ kinh tế phát sinh làm cơ sở cho việc ghi sổ kế toán luôn là một nội dung cơ bản và được quan tâm bậc nhất. Nó chính là cơ sở hình thành nên các báo cáo kế toán, sản phẩm cuối cùng của khoa học kế toán. Nội dung đo lường xuất hiện sớm nhất trong lịch sử kế toán Việt Nam là cơ sở giá cả hàng hóa tại thời điểm phát sinh mua bán. Sau này, các chuyên gia gọi đó là đo lường theo giá gốc.

Từ năm 1975 đến năm 1986, Nhà nước quản lý tập trung bao cấp, giá cả của tất cả các mặt hàng được quản lý theo kế hoạch, còn gọi là giá kế hoạch. Thời kỳ này, công tác kế hoạch được đặt lên hàng đầu. Mọi hàng hóa đều được Nhà nước quản lý và bán theo một loại giá. Nhà nước ban hành giá cả của các mặt hàng, từ mặt hàng có giá trị cao đến các mặt hàng có giá trị thấp. Việc trao đổi hàng hóa ngoài qui định của Nhà nước bị cấm và những người thực hiện các hành vi này gọi là buôn lậu. Vì vậy, cơ sở giá trị để ghi chép kế toán thời kỳ này là ghi sổ theo giá kế hoạch. Do đó, các số liệu kế toán mang tính kế hoạch và người quản lý nhìn nhận và đánh giá dựa trên giá cả kế hoạch. Các số liệu này không có sự biến động bất thường, các đơn vị sản xuất, bán hàng theo chỉ tiêu kế hoạch Nhà nước giao với giá cả đã được định sẵn.

Nền kinh tế tập trung bao cấp, quản lý theo kế hoạch đã bộc lộ nhiều nhược điểm, nó không thúc đẩy sản xuất phát triển và nền kinh tế dần dần bị trì trệ, đòi hỏi phải có một phương thức mới thay thế. Đại hội Đảng Toàn quốc lần thứ VI vào năm 1986 đã đánh dấu một bước ngoặt quan trọng, đưa Việt Nam chuyển dần sang nền kinh tế thị trường, dần dần hội nhập với kinh tế quốc tế. Lúc này. Nhà nước đã không quản lý giá theo kế hoạch nữa mà việc trao đổi mua bán hàng hóa trên thị trường được hình thành theo hình thức thuận mua vừa bán. Do đó, cơ sở giá trị để ghi vào sổ kế toán đã thay đổi, chuyển từ cơ sở giá theo kế hoạch sang giá mua bán theo thị trường tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ, đó chính là giá gốc của hàng hóa, dịch vụ.

Cho đến nay, Luật Kế toán 2003, các Chuẩn mực Kế toán Việt Nam và Chế độ Kế toán Doanh nghiệp Việt Nam qui định nguyên tắc giá gốc là một trong các nguyên tắc chính trong đo lường giá trị của kế toán hiện nay. Dưới đây là một số tổng kết cơ bản về nguyên tắc giá gốc.

Đo lường theo giá gốc có nghĩa là kế toán phải ghi chép giá trị của một tài sản được mua theo phí tổn được tính bằng tiền trên cơ sở trao đổi ngang giá tại thời điểm hoàn tất việc mua, và giá trị này được giữ nguyên kể cả trong trường hợp sau đó giá cả của những tài sản tương tự có thể thay đổi trên thị trường. Cơ sở đo lường theo giá gốc có các đặc trưng sau:

- Thông qua đo lường giá trị bằng tiền và tôn trọng trao đổi ngang giá;

- Sự hy sinh lợi ích trong hiện tại (chi phí mua tài sản) được xem là chắc chắn và gắn liền với lợi ích tương lai (khả năng sinh lợi của tài sản);

- Có đủ minh chứng về việc thực hiện (chứng từ mua) để đảm bảo tính pháp lý đáng tin cậy và phù hợp của thông tin về tài sản.

Các đặc trưng của cơ sở giá gốc giúp tăng cường độ tin cậy và tính hữu ích của thông tin kế toán. Qua đó, đảm bảo một cách hợp lý lợi ích của các bên liên quan. Việc áp dụng kế toán giá gốc đòi hỏi phải tuân thủ nguyên tắc, yêu cầu của kế toán và phải chịu sự chi phối của nhiều nhân tố khác nhau.

Luật Kế toán Việt Nam năm 2003 qui định: “Giá trị của tài sản được tính theo

giá gốc, bao gồm chi phí mua, bốc xếp, vận chuyển, lắp ráp, chế biến và các chi phí liên quan trực tiếp khác đến khi đưa tài sản vào trạng thái sẵn sàng sử dụng”.

Trải qua nhiều biến động và chịu nhiều thử thách, tác động của môi trường kế toán, đến nay, kế toán giá gốc bộc lộ nhiều hạn chế, cần có sự xem xét, điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện cụ thể để nâng cao chất lượng công tác kế toán và tính hữu ích của thông tin trình bày trên báo cáo tài chính. Các quan điểm về giá trị, giá cả và phương pháp tính giá đã có nhiều thay đổi qua các giai đoạn lịch sử khác nhau. Dù vậy, do nhiều lý do khác nhau, việc ghi nhận, xử lý và trình bày các đối tượng kế toán trên cơ sở giá gốc vẫn được chấp nhận là nền tảng cho đo lường trong kế toán tại Việt Nam trong những năm qua.

Bên cạnh đó, hiện nay kế toán doanh nghiệp Việt Nam cũng đang từng bước áp dụng kế toán dựa trên giá trị hợp lý. Các qui định này được qui định rải rác trong

các Chuẩn mực kế toán và các hướng dẫn liên quan. Nguyên tắc tính giá này đang được nhiều người quan tâm. Vậy, hiện nay, kế toán doanh nghiệp Việt Nam đã sử dụng nguyên tắc này như thế nào. Phần 2.2 sẽ trình bày cụ thể về vấn đề này.

2.2. Thực trạng các qui định về sử dụng giá trị hợp lý trong Kế toán doanh nghiệp tại Việt Nam hiện nay

Một phần của tài liệu một số giải pháp hoàn thiện các qui định về sử dụng giá trị hợp lý trong chế độ kế toán doanh nghiệp việt nam hiện nay (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)