chính số 13 (IFRS 13)
1.2.4.1. Phạm vi áp dụng
- Chuẩn mực này áp dụng trong trường hợp chuẩn mực khác yêu cầu hoặc cho phép việc xác định giá trị hợp lý hoặc thuyết minh về việc xác định giá trị hợp lý trên báo cáo tài chính.
- Khung hướng dẫn cách xác định giá trị hợp lý được mô tả trong Chuẩn mực này áp dụng trong cả hai trường hợp đánh giá ban đầu hay đánh giá lại nếu các chuẩn mực khác yêu cầu hay cho phép sử dụng giá trị hợp lý.
1.2.4.2. Định nghĩa giá trị hợp lý
Giá trị hợp lý là giá có thể nhận được khi bán tài sản hoặc phải trả khi chuyển giao một khoản công nợ trong một giao dịch bình thường giữa các bên tham gia thị trường tại ngày xác định giá trị giao dịch.
Tài sản hay công nợ:
- Việc xác định giá trị hợp lý được áp dụng cho tài sản hoặc công nợ cụ thể. Nghĩa là, khi xác định giá trị hợp lý, doanh nghiệp nên xét đến các đặc tính của tài sản hoặc công nợ nếu các bên tham gia thị trường có cân nhắc đến những đặc điểm này khi định giá tài sản hay công nợ tại thời điểm định giá. Những đặc tính này bao gồm:
a. Điều kiện hiện tại và vị trí của tài sản; và
b. Hạn chế, nếu có, đối với việc mua bán hay sử dụng tài sản đó.
- Ảnh hưởng của những đặc tính của tài sản đến việc xác định giá trị hợp lý sẽ khác nhau tùy thuộc vào cách thức mà các bên tham gia thị trường xem xét các đặc tính đó khi xác địnhgiá tài sản
- Tài sản hay công nợ được xác định giá trị hợp lý có thể thuộc một trong những dạng sau:
(a) Tài sản hay công nợ độc lập (ví dụ: Công cụ tài chính hoặc tài sản phi tài chính); hoặc
(b) một nhóm tài sản hoặc một nhóm công nợ hoặc một nhóm tài sản và công nợ. - Cho mục đích ghi nhận và thuyết minh trên báo cáo tài chính, việc tài sản hay công nợ là một tài sản hay công nợ độc lập, một nhóm tài sản hay công nợ hoặc một nhóm tài sản và công nợ đều phụ thuộc vào đơn vị khoản mục của chúng.
Giao dịch thị trường
Việc xác định giá trị hợp lý giả định rằng tài sản hay nợ phải trả được trao đổi thông qua một giao dịch độc lập giữa những chủ thể giao dịch thị trường độc lập để bán/thanh lý tài sản, chi trả khoản nợ vào ngày định giá dưới điều kiện của thị trường hiện tại.
Việc xác định giá trị hợp lý giả định rằng giao dịch bán/thanh lý tài sản hay chi trả khoản nợ phải trả phải được thực hiện trên:
(a) Thị trường chính cho loại tài sản hay công nợ đó; hoặc (b) Thị trường tối ưu nhất nếu không tồn tại thị trường chính.
1.2.4.3. Các bên tham gia thị trường
Doanh nghiệp phải xác định giá trị hợp lý của một tài sản hoặc công nợ với giả định rằng các bên tham gia thị trường cũng sẽ sử dụng giá trị hợp lý khi định giá tài sản hoặc công nợ, với điều kiện rằng các bên tham gia thị trường sẽ hành động với lợi ích kinh tế cao nhất có thể đạt được.
Mức giá giao dịch
Giá trị hợp lý là mức giá thu được khi bán hay thanh lý tài sản hay số tiền phải trả khi chuyển nhượng một khoản nợ trong giao dịch tự nguyện trên thị trường chính (thị trường tối ưu nhất) tại thời điểm xác định giá trị trong điều kiện thị trường hiện tại (giá bán) bất kể mức giá đó là có thể quan sát được hoặc được ước tính sử dụng phương pháp định giá khác.
Áp dụng cho tài sản phi tài chính
Việc xác định giá trị hợp lý của tài sản phi tài chính cần xem xét đến khả năng một bên tham gia thị trường có thể tạo ra được các lợi ích kinh tế bằng cách sử dụng tài sản đó với tần suất cao nhất và tốt nhất hoặc bán tài sản đó cho một bên tham gia thị trường có khả năng sử dụng tài sản với tần suất cao nhất và tốt nhất.
Cách thức sử dụng tài sản phi tài chính với tần suất cao nhất và tốt nhất giúp đưa ra các tiền đề về định giá phục vụ cho việc xác định giá trị hợp lý của tài sản đó.
Áp dụng cho nợ phải trả và công cụ vốn của một doanh nghiệp
- Việc xác định giá trị hợp lý giả định rằng một khoản nợ tài chính hoặc phi tài chính hay công cụ vốn của một doanh nghiệp (ví dụ tỷ lệ phần sở hữu phát hành khi hợp nhất kinh doanh) được chuyển giao cho một bên tham gia thị trường tại thời điểm xác định giá trị. Việc chuyển giao nợ phải trả hoặc công cụ vốn của một doanh nghiệp giả định những yếu tố sau:
(a) Khoản công nợ đó vẫn chưa được thanh toán và bên tham gia thị trường nhận chuyển nhượng khoản công nợ sẽ phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ trả nợ. Khoản công nợ này sẽ không được thanh toán cho chủ nợ hoặc hủy bỏ tại thời điểm xác định giá trị.
(b) Công cụ vốn của một doanh nghiệp vẫn còn hiệu lực và bên tham gia thị trường nhận chuyển nhượng sẽ có quyền và nghĩa vụ gắn với công cụ đó. Công cụ vốn này sẽ không bị hủy bỏ hoặc chấm dứt tại thời điểm xác định giá trị.
- Trong trường hợp không có giá chuyển nhượng một công nợ hoặc công cụ vốn cùng loại hoặc tương tự trong khi một công nợ hoặc công cụ vốn cùng loại đang được nắm giữ bởi một bên khác dưới dạng tài sản, doanh nghiệp cần xác định giá trị hợp lý của công nợ hoặc công cụ vốn từ góc độ của bên tham gia thị trường đang nắm giữ công nợ hoặc công cụ vốn cùng loại dưới dạng tài sản tại ngày xác định giá trị.
- Trong trường hợp không có giá chuyển nhượng một công nợ hoặc công cụ vốn cùng loại hoặc tương tự trong khi một công nợ hay công vụ vốn cùng loại không được nắm giữ bởi một bên khác dưới dạng tài sản, doanh nghiệp cần xác định giá trị hợp lý của công nợ hoặc công cụ vốn sử dụng phương pháp định giá từ góc độ của một bên tham gia thị trường sở hữu công nợ đó hoặc đã gửi yêu cầu phân chia lợi nhuận đối với phần vốn nắm giữ.
Áp dụng cho tài sản tài chính và công nợ tài chính với trạng thái thuần đối với rủi ro thị trường hoặc rủi ro tín dụng của bên đối tác.
- Khi xác định giá trị hợp lý của một nhóm tài sản tài chính và công nợ tài chính được quản lý trên cơ sở mức chịu rủi ro thuần của doanh nghiệp đối với một (hoặc nhiều) rủi ro thị trường cụ thể, doanh nghiệp phải áp dụng mức giá trong mức chênh lệch giá đặt mua - bán được xem là mức giá đại diện nhất cho giá trị hợp lý trong từng trường hợp đến mức chịu rủi ro thuần của doanh nghiệp đối với những rủi ro thị trường đó.
- Doanh nghiệp phải đảm bảo rằng một (hoặc nhiều) rủi ro thị trường mà doanh nghiệp gặp phải trong phạm vi nhóm tài sản tài chính và công nợ tài chính về cơ bản là giống nhau.
- Tương tự, thời gian mà một doanh nghiệp phải chịu một (hoặc nhiều) rủi ro thị trường cụ thể phát sinh từ tài sản tài chính và công nợ tài chính về cơ bản là giống nhau.
Giá trị hợp lý tại thời điểm ghi nhận ban đầu
- Khi một tài sản được mua hoặc một khoản công nợ được tiếp nhận, mức giá giao dịch là mức giá phải bỏ ra để mua tài sản hoặc giá trị khoản tiền thu được từ việc tiếp nhận một khoản công nợ (mức giá mua vào). Hay ngược lại, giá trị hợp lý của một tài sản hoặc một khoản công nợ là giá trị tiền thu được khi bán một tài sản hay mức giá phải bỏ ra để trả khi chuyển giao một khoản công nợ. Doanh nghiệp không nhất thiết phải bán tài sản tại mức giá đã mua tài sản và tương tự không nhất thiết phải chuyển giao các khoản công nợ tại mức giá đã thu được từ việc tiếp nhận khoản công nợ đó.
- Trong nhiều trường hợp, mức giá giao dịch chính là giá trị hợp lý của tài sản (ví dụ trường hợp tại ngày giao dịch, giao dịch mua một tài sản xảy ra trên thị trường mà tài sản đó được bán).
- Khi xác định liệu giá trị hợp lý tại thời điểm ghi nhận ban đầu có bằng với mức giá giao dịch hay không, doanh nghiệp phải xem xét các yếu tố cụ thể liên quan đến giao dịch và đến tài sản hoặc công nợ đó.
- Nếu có một chuẩn mực báo cáo tài chính khác yêu cầu hoặc cho phép một tài sản hoặc một khoản công nợ được ghi nhận ban đầu theo giá trị hợp lý và mức giá giao dịch khác với giá trị hợp lý, doanh nghiệp phải ghi nhận lãi/lỗ phát sinh vào
báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trừ trường hợp chuẩn mực đó có quy định cụ thể khác.
1.2.4.4. Các kỹ thuật định giá
Một doanh nghiệp phải sử dụng những kỹ thuật định giá phù hợp với hoàn cảnh và những dữ liệu sẵn có để xác định giá trị hợp lý, sử dụng tối đa các yếu tố đầu vào có thể quan sát được có liên quan và hạn chế sử dụng các yếu tố đầu vào
không thể quan sát được.
Các kỹ thuật định giá được sử dụng nhằm mục đích ước tính giá khi bán một tài sản hoặc khi chuyển giao một khoản công nợ trong một giao dịch tự nguyện giữa các bên tham gia thị trường tại ngày xác định giá trị theo điều kiện thị trường hiện tại. Ba kỹ thuật định giá được sử dụng rộng rãi là phương pháp giá thị trường, phương pháp chi phí và phương pháp thu nhập. Doanh nghiệp phải sử dụng các kỹ thuật định giá một cách nhất quán với một hoặc nhiều phương pháp nêu trên để xác định giá trị hợp lý.
Nếu mức giá giao dịch được xác định là giá trị hợp lý tại thời điểm ghi nhận ban đầu và một kỹ thuật định giá sử dụng các yếu tố đầu vào không thể quan sát được được sử dụng để xác định giá trị hợp lý trong các kỳ kế toán tiếp theo, kỹ thuật định giá này phải được kiểm tra để đảm bảo rằng tại thời điểm ghi nhận ban đầu, kết quả thu được từ kỹ thuật định giá này bằng với mức giá giao dịch. Việc kiểm tra nhằm đảm bảo rằng kỹ thuật định giá đã phản ánh được các điều kiện thị trường hiện tại và giúp doanh nghiệp xác định xem có cần thiết phải điều chỉnh kỹ thuật định giá đó hay không (ví dụ một số tài sản hoặc công nợ có đặc điểm không thể xác định được theo kỹ thuật định giá đó). Sau thời điểm ghi nhận ban đầu, khi xác định giá trị hợp lý theo kỹ thuật định giá hoặc theo phương pháp sử dụng các yếu tố đầu vào không thể quan sát được, doanh nghiệp phải đảm bảo rằng các kỹ thuật định giá được sử dụng đều phản ánh các dữ liệu thị trường có thể quan sát được (ví dụ giá của một tài sản hoặc công nợ tương tự) tại thời điểm xác định giá trị.
Kỹ thuật định giá được sử dụng để xác định giá trị hợp lý phải được áp dụng một cách nhất quán. Tuy nhiên, những thay đổi trong kỹ thuật định giá hoặc việc áp dụng kỹ thuật này (ví dụ thay đổi trong việc xác định khi nào nên sử dụng kết hợp nhiều kỹ thuật định giá hoặc thay đổi trong việc điều chỉnh một kỹ thuật định giá nào
đó) sẽ trở nên phù hợp hơn nếu thay đổi đó giúp xác định được giá trị bằng đúng giá trị hợp lý hoặc giá trị đại điện hơn. Ví dụ, thay đổi trong các trường hợp sau:
(a) Các thị trường mới phát triển; (b) Các thông tin mới trở nên sẵn có;
(c) Các thông tin được sử dụng trước đây không còn sẵn có nữa; (d) Sự cải thiện trong các kỹ thuật định giá; hoặc
(e) Sự thay đổi của điều kiện thị trường.
1.2.4.5. Các yếu tố đầu vào cho các kỹ thuật định giá
- Các nguyên tắc chung: Các kỹ thuật định giá được sử dụng để xác định giá trị hợp lý phải sử dụng tối đa các yếu tố đầu vào có thể quan sát được có liên quan và hạn chế sử dụng các yếu tố đầu vào không thể quan sát được.
- Thị trường với các yếu tố đầu vào có thể quan sát được đối với một số tài sản và công nợ (ví dụ công cụ tài chính) bao gồm thị trường hối đoái, thị trường khớp giá, thị trường môi giới và thị trường trực tiếp không qua trung gian.
- Doanh nghiệp phải lựa chọn các yếu tố đầu vào một cách nhất quán với những đặc điểm của tài sản hay công nợ mà các bên tham gia thị trường sẽ giao dịch. Trong một số trường hợp, những đặc điểm này đòi hỏi cần phải áp dụng điều chỉnh, như một khoản thặng dư hoặc chiết khấu. Tuy nhiên, giá trị hợp lý được xác định không bao gồm khoản thặng dư hoặc chiết khấu không nhất quán với đơn vị khoản mục trong Chuẩn mực kế toán yêu cầu hoặc cho phép việc xác định giá trị hợp lý. Khi xác định giá trị hợp lý, doanh nghiệp không được phép sử dụng các khoản thặng dư và chiết khấu phản ánh quy mô của doanh nghiệp dựa trên đặc điểm về số cổ phần của doanh nghiệp đó để điều chỉnh giá niêm yết của một tài sản hoặc công nợ do khối lượng giao dịch thông thường hàng ngày trên thị trường không đủ để tiếp nhận số lượng do doanh nghiệp nắm giữ hơn là đặc điểm của tài sản hoặc công nợ của doanh nghiệp. Trong mọi trường hợp, nếu một tài sản hoặc một khoản công nợ có giá niêm yết trên thị trường hoạt động, doanh nghiệp phải sử dụng giá này, không điều chỉnh, khi xác định giá trị hợp lý.
- Yếu tố đầu vào dựa trên giá đặt mua-bán: Nếu một tài sản hoặc một khoản công nợ được ghi nhận theo giá trị hợp lý có giá đặt mua và giá đặt thì mức giá nào trong mức chênh lệch giá đặt mua-bán đại diện nhất cho giá trị hợp lý sẽ được sử
dụng để xác định giá trị hợp lý bất kể yếu tố đầu vào đó được phân loại vào cấp nào trong hệ thống phân cấp giá trị hợp lý (cụ thể là các yếu tố đầu vào cấp 1, cấp 2
hoặc cấp 3; chi tiết xem phần 1.2.4.6.). Việc sử dụng giá đặt mua đối với tài sản và
giá đặt bán đối với công nợ được cho phép nhưng không bắt buộc.
- Chuẩn mực báo cáo tài chính này không cấm việc sử dụng giá thị trường trung bình hoặc các quy ước khác về giá được các bên tham gia thị trường sử dụng để xác định giá trị hợp lý trong mức chênh lệch giá đặt mua-bán.
1.2.4.6. Hệ thống phân cấp giá trị hợp lý
Để tăng cường tính nhất quán và so sánh trong việc xác định giá trị hợp lý và các thuyết minh liên quan, Chuẩn mực này thiết lập một hệ thống phân cấp giá trị hợp lý gồm ba cấp đối với các yếu tố đầu vào được sử dụng cho các kỹ thuật định giá khi xác định giá trị hợp lý. Hệ thống phân cấp giá trị hợp lý này đưa ra quyền ưu tiên cao nhất cho giá niêm yết (chưa điều chỉnh) trong thị trường hoạt động đối với cùng một nhóm tài sản hoặc công nợ (các yếu tố đầu vào cấp 1) và quyền ưu tiên thấp nhất cho các yếu tố đầu vào không thể quan sát được (các yếu tố đầu vào cấp 3).
Trong một số trường hợp, các yếu tố đầu vào được sử dụng để xác định giá trị hợp lý của một tài sản hoặc một khoản công nợ có thể được phân loại vào các cấp khác nhau trong hệ thống phân cấp giá trị hợp lý. Trong những trường hợp này, việc xác định giá trị hợp lý được phân loại trên cơ sở toàn bộ trong cùng một cấp trong hệ thống phân cấp giá trị hợp lý là yếu tố đầu vào cấp thấp nhất đóng vai trò quan trọng trong toàn bộ quá trình xác định giá trị. Đánh giá tầm quan trọng của một yếu tố đầu vào cụ thể đối với toàn bộ quá trình xác định giá trị đòi hỏi cần phải đánh giá, xem xét các nhân tố cụ thể đối với tài sản hoặc công nợ.