kế toán Việt Nam hiện nay
Qua trình bày việc sử dụng nguyên tắc kế toán giá trị hợp lý trong kế toán quốc tế và kế toán Việt Nam, có sự giống và khác nhau. Dưới đây là bảng so sánh việc sử dụng giá trị hợp lý trong Kế toán quốc tế và Kế toán Việt Nam:
STT Khoản mục Kế toán quốc tế Kế toán Việt Nam 1. Khái niệm Giá trị hợp lý là giá mà có thể
nhận được từ việc bán một tài sản hoặc trả tiền để chuyển giao một khoản nợ trong một giao dịch giữa các bên có đầy đủ hiểu biết trong sự trao đổi ngang giá.
Tương tự
2 Phương pháp xác định
Áp dụng 03 phương pháp: Phương pháp tiếp cận thị trường, phương pháp thu nhập, phương pháp giá phí
Áp dụng 05 phương pháp: Phương pháp so sánh, phương pháp thặng dư, phương pháp thu nhập, phương pháp lợi nhuận, phương pháp chi phí
3 Các qui định cụ thể về kế toán giá trị hợp lý
3.1 Giá trị hợp lý được sử dụng để đánh giá và ghi nhận ban đầu
- Tài sản, công nợ Ghi nhận theo giá trị hợp lý - còn gọi là giá gốc
Trong đa số trường hợp ghi nhận theo giá gốc (cũng đồng thời là giá trị hợp lý). Trừ trường hợp tài sản nhận bàn giao của Nhà nước thì ghi theo giá gốc.
- Tài sản sinh học như cây trồng, vật nuôi…
Ghi nhận theo giá trị hợp lý trừ đi chi phí ước tính tại thời điểm bán
Chưa có hướng dẫn rõ ràng, ghi nhận theo phương pháp giá gốc.
- Một số trường hợp tài sản là công cụ tài chính
Giá trị hợp lý được sử dụng để ghi nhận ban đầu tài sản ngay cả khi giá gốc của tài sản tồn tại trong giao dịch. Khi đó, chênh lệch giữa giá trị hợp lý và giá gốc được ghi nhận là lãi hoặc lỗ tại thời điểm ghi nhận ban đầu. Ví dụ điển hình cho trường hợp này là ghi nhận tài sản tài chính theo giá trị hợp lý qua báo cáo lãi lỗ theo quy định của IAS 39- Công cụ tài chính: Ghi nhận và đo lường.
3.2 Giá trị hợp lý được sử dụng sau ghi nhận ban đầu
- Tổn thất tài sản Theo qui định, nếu có bằng chứng về sự giảm giá trị tài sản, doanh nghiệp phải đánh giá và xác định giá trị có thể thu hồi của tài sản. Sự giảm giá trị của một tài sản được trình bày trên báo cáo tài chính là chênh lệch giữa giá trị còn lại và giá trị có thể thu hồi của tài sản đó. Giá trị thu hồi là giá trị cao hơn giữa giá bán thuần và giá trị của tài sản đó trong sử dụng. Tổn thất tài sản được ghi nhận như một khoản giảm trừ giá trị còn lại tài sản và một khoản chi phí được trình bày trên báo cáo kết quả kinh doanh.
Không đề cập
- Tiền và tương đương tiền
Ghi nhận theo giá trị hợp lý Tương tự - Các khoản đầu
tư tài chính ngắn hạn
Ghi nhận theo giá trị hợp lý Ghi nhận theo giá gốc và dự phòng giảm giá đầu tư tài chính ngắn hạn.
- Các khoản phải thu
Ghi nhận theo giá trị hợp lý và dự phòng phải thu khó đòi
Các khoản phải thu bằng ngoại tệ ghi theo giá trị hợp lý và dự phòng phải thu khó đòi.
Các khoản phải thu bằng nội tệ ghi theo giá gốc và dự phòng phải thu khó đòi. - Hàng tồn kho Ghi nhận theo giá trị thuần có thể
thực hiện được. Đối với trường hợp giá hàng tồn kho cao hơn giá thị trường thì hàng tồn kho được phản ánh theo giá trị hợp lý. Đối với hàng tồn kho đang có giá bán cao hơn giá ghi sổ thì các khoản này được giữ nguyên theo giá gốc ban đầu.
- Tài sản cố định Có thể lựa chọn một trong hai phương pháp: Phương pháp giá gốc và phương pháp đánh giá lại có tính đến giá trị tổn thất lũy kế
Áp dụng phương pháp giá gốc, không đề cập đến giá trị tổn thất lũy kế. Trừ trường hợp do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền yêu cầu.
- Bất động sản đầu tư
Có thể lựa chọn một trong hai phương pháp: Phương pháp giá gốc và phương pháp đánh giá lại có tính đến giá trị tổn thất lũy kế
Áp dụng phương pháp giá gốc, không đề cập đến giá trị tổn thất lũy kế. Trừ trường hợp do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền yêu cầu
- Các khoản đầu tư vào công ty con
Có thể áp dụng 3 phương pháp: Giá gốc, Vốn chủ sở hữu hay giá trị hợp lý.
Áp dụng phương pháp giá gốc và dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn (trong trường hợp công ty con bị lỗ). - Các khoản đầu
tư vào Công ty liên kết
Có thể áp dụng 3 phương pháp: Giá gốc, Vốn chủ sở hữu hay giá trị hợp lý.
Áp dụng phương pháp giá gốc và dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn (trong trường hợp công ty liên kết bị lỗ).
- Các khoản đầu tư vào công ty liên doanh
Có thể áp dụng 2 phương pháp: Giá gốc hoặc giá trị hợp lý.
Áp dụng phương pháp giá gốc và dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn (trong trường hợp công ty liên doanh bị lỗ).
- Công cụ tài chính phái sinh
Ghi nhận theo giá trị hợp lý Chưa có qui định. - Các khoản phải
trả
Ghi nhận theo giá trị hợp lý Tương tự
3.3 Ghi nhận chênh lệch phát sinh do sự biến động của giá trị hợp lý
- Tài sản tài chính ghi nhận theo giá trị hợp lý qua báo cáo lãi lỗ, bất động sản đầu tư, hàng tồn kho, các khoản phải thu, các khoản phải trả, các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn
Ghi nhận là thu nhập, chi phí trong báo cáo lãi, lỗ
- Chênh lệch do đánh giá lại tài sản cố định, bất động sản đầu tư
Kế toán xử lý theo nguyên tắc:
o Chênh lệch giá trị đánh giá lại của tài sản giảm (Do giá trị hợp lý giảm) được ghi nhận là chi phí trên báo cáo lãi, lỗ hoặc ghi giảm vốn chủ sở hữu nếu trước đó có phát sinh chênh lệch giá lại tăng đã được ghi nhận vào vốn chủ sở hữu.
o Chênh lệch giá đánh giá lại của tài sản tăng (Do giá trị hợp lý tăng) được ghi nhận tăng vốn chủ sở hữu hoặc ghi nhận vào thu nhập nếu trước đó có phát sinh chênh lệch giá đánh giá lại giảm đã được ghi nhận vào chi phí trên báo cáo lãi, lỗ.
Không áp dụng, trừ trường hợp theo yêu cầu của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thì xử lý kế toán theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.
- Tài sản tài chính nắm giữ để bán
Ghi nhận điều chỉnh chỉ tiêu thuộc nguồn vốn chủ sở hữu trên Bảng cân đối kế toán.
Chưa qui định cụ thể.
Nhìn bảng so sánh trên, ta thấy rằng, có sự khác biệt lớn giữa việc áp dụng nguyên tắc tính giá theo giá trị hợp lý của Chế độ kế toán doanh nghiệp Việt Nam và các qui định kế toán quốc tế. Sự khác biệt này xuất phát từ đặc điểm riêng của nền kinh tế Việt Nam. Hội nhập kinh tế quốc tế đòi hỏi Việt Nam phải hội nhập cả các nguyên tắc kế toán, trong đó có nguyên tắc kế toán theo giá trị hợp lý. Nhưng áp dụng nguyên tắc kế toán này như thế nào còn tùy thuộc vào yêu cầu cụ thể của nền kinh tế và quan điểm của các nhà quản lý nền kinh tế đất nước.