3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
3.4. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất đậu xanh
3.4.1. Các yếu tố cấu thành năng suất của các giống đậu xanh
Mục đích của công tác chọn tạo giống đậu xanh là tìm và đưa ra được những giống đậu xanh có năng suất cao, chất lượng tốt. Tuy nhiên, năng suất đậu xanh cũng như năng suất của các loại cây trồng khác thường chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố. Trong đó, các chỉ tiêu cấu thành năng suất: tổng số hoa, số quả trên một cây, tỷ lệ đậu quả và khối lượng 1000 hạt là những yếu tố ảnh hưởng rõ đến năng suất của đậu xanh. Chúng tôi đã tiến hành theo dõi bằng cách cân, đo, đong, đếm các chỉ tiêu theo dõi trên. Theo dõi các chỉ tiêu trên kết quả trình bày qua bảng 3. 9.
Bảng 3.9. Các yếu tố cấu thành năng suất của các giống đậu xanh Số TT Chỉ tiêu Tên giống Tổng số hoa trên cây Tổng số quả/cây Tỉ lệ đậu quả (%) P1000 hạt (g) 1 VN99-3 20 13,70,9 68,5 3,3 56.6 2 VN4 33,1 28,81,0 87,03,5 66,2 3 D23 24,3 17,30,7 71,1 0,6 60,5 4 D208 25,6 20,5 0,6 80,0 2,1 49,6 5 Địa phương 19,9 13,6 0,7 68,3 1,1 48,02 3.4.1.1. Tổng số quả/cây.
Phản ánh tỉ lệ đậu quả trên tổng số hoa được hình thành. Tỷ lệ này phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố như: giống, điều kiện thời tiết, chế độ chăm sóc…Kết quả điều tra cho thấy, tổng số quả trên cây của các giống đậu xanh dao động từ 13,6 0,7 đến 28,8 1,0 (quả/cây). Trong đó giống địa phương có số quả trên cây là thấp nhất (13,6 0,7). Giống có số quả trên cây cao nhất là VN4 (28,8 1,0).
3.4.1.2. Tỉ lệ đậu quả.
Tỉ lệ đậu quả của các giống theo dõi tương đối cao dao động từ 68% đến 87%. Cao nhất là VN4 có tỉ lệ đậu quả là 87,0%, các giống còn lại đều tương đương và cao hơn giống địa phương. Thấp nhất là giống địa phương với 68,3%.
3.4.1.3. Khối lượng 1000 hạt
Khối lượng P1000 phần lớn chịu ảnh hưởng của đặc tính di truyền. Đa số những giống có kích thước hạt lớn sẽ có P1000 hạt lớn. Ngoài ra, các biện pháp kỹ thuật tác động và điều kiện ngoại cảnh cũng ảnh hưởng đến P1000
hạt. Qua khảo sát P1000 hạt của các giống dao động từ 48g đến 66g. Cao nhất là giống VN4 (66,2 g), thấp nhất là giống đối chứng (48,02 g).
3.4.2. Năng suất của các giống đậu xanh
Năng suất là một yếu tố quan trọng, phản ánh toàn bộ quá trình sinh trưởng và phát triển của cây. Năng suất còn là mục tiêu mà bất kỳ người sản xuất nào cũng muốn đạt được. Năng suất của một cây trồng chính là tiềm năng kinh tế của cây đó. Ngày nay người sản xuất đều có nhu cầu trồng những loại cây trồng cho năng suất cao để thu lợi cao. Năng suất của các giống đậu xanh khảo sát được thể hiện ở bảng 3.10 và hình 3.2.
Bảng 3.10. Năng suất của các giống đậu xanh
Số TT
Tên giống Năng suất cá thể (g/cây) Năng suất lý thuyết (tạ/ha) Năng suất thực thu (tạ/ha) 1 VN99-3 4,27 11,45 8,15 2 VN4 8,10 28,59 19,73 3 D23 6,39 14,62 10,24 4 D208 5,73 21,54 14,82 5 Địa phương 3,15 10,04 7,26
Qua khảo sát 5 giống đậu xanh vụ hè năm 2009 cho thấy:
- Năng suất cá thể: Năng suất cá thể phản ánh tiềm năng năng suất của các giống đậu xanh trong điều kiện tối ưu. Năng suất cá thể cao dẫn đến năng suất lý thuyết tương ứng cũng cao. Trong công tác chọn tạo giống thì năng suất cá thể là một chỉ tiêu quan trọng được đặc biệt quan tâm nhằm áp dụng các biện pháp thâm canh cao để đạt được tối đa tiềm năng của giống. Năng suất cá thể của các giống khảo sát dao động trong khoảng 3,15 – 8,10 (g/cây).
Thấp nhất là giống đối chứng với 3,15 (g/cây); cao nhất là giống VN4 với 8,10 (g/cây). 0 5 10 15 20 25 30 35 VN99-3 VN4 D23 D208 Địa phương
Năng suất lý thuyết (tạ/ha) Năng suất thực thu (tạ/ha)
Tên giống
Hình 3.2: Năng suất của các giống đậu xanh
- Năng suất lý thuyết: Tỷ lệ thuận với năng suất cá thể, năng suất lý thuyết dao động trong khoảng 10,04 – 28,59 (tạ/ha).Trong đó cao nhất là VN4 (28,59 tạ/ha); thấp nhất là giống địa phương (10,04 tạ/ha).
- Năng suất thực thu: Năng suất thực thu là yếu tố phản ánh trung thực nhất khả năng cho năng suất của các giống trong từng mùa vụ và điều kiện chăm sóc cụ thể. Theo dõi chỉ tiêu này cho thấy: Năng suất thực thu của các giống khảo sát dao động từ 7,26 – 19,73 (tạ/ha). Cao nhất là giống VN4 19,73 (tạ/ha); thấp nhất là giống địa phương 7,26 (tạ/ha).
CHƯƠNG IV: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
1. Kết luận:
Từ những kết quả nghiên cứu về đặc điểm sinh trưởng, phát triển và năng suất của 5 giống đậu xanh, tôi rút ra kết luận:
- Các giống đậu xanh có thời gian từ gieo đến ra hoa biến động từ 29 đến 34 ngày và thời gian ra hoa kéo dài từ 20 đến 28 ngày.
- Chiều cao cây tăng mạnh từ lúc cây bắt đầu ra hoa, sau đó tăng chậm dần đến khi cây có quả chín. Chiều cao thân chính biến động từ 50,2- 62,3 cm. Giống cao nhất là D23 (62,3 cm), thấp nhất là giống địa phương (50,2 cm).
- Các giống có thời gian sinh trưởng từ 74 đến 94 ngày, ngắn nhất là giống địa phương, các giống còn lại đều dài hơn và dài nhất là VN99-3 (94 ngày).
- Khả năng hình thành nốt sần của các giống có sự khác biệt. Cao nhất là D23 (116 nốt/cây), thấp nhất là giống địa phương (90 nốt/cây).
- Mức độ nhiễm sâu, bệnh hại: Các giống có khả năng chống chịu sâu bệnh hơn giống địa phương là: VN4 và VN99-3.
- Các yếu tố cấu thành năng suất như: Tổng số quả/cây, tổng số hoa/cây, tỉ lệ đậu quả và P1000 hạt ưu thế ở các giống VN4, D208, D23.
- Năng suất lí thuyết của các giống đậu xanh từ 10,04- 28,59 tạ/ha, năng suất thực thu từ 7,26 đến 19,73 tạ/ha.. Các giống có tiềm năng năng suất lí thuyết và năng suất thực thu cao là VN4, D208 và D23. Giống đối chứng (giống địa phương) cho năng suất thực thu thấp nhất (7,26 tạ/ha).
2. Đề nghị:
Qua theo dõi khả năng sinh trưởng, phát triển và năng suất của các giống đậu xanh trồng vụ hè 2009 tại Cao Minh – Phúc Yên – Vĩnh Phúc chúng tôi thấy các giống đậu xanh VN4, D208, D23 là những giống sinh trưởng phát triển khỏe, bộ rễ có nhiều nốt sần, khả năng chống chịu sâu bệnh
và chống đổ tốt, năng suất cao. Có thể đưa các giống này trồng vào vụ hè hoặc vụ thu trên chân đất vàn cao để vừa cải tạo đất và cho hiệu quả kinh tế cao.
Các giống cần được theo dõi tiếp ở các vụ trồng để có kết luận chính xác hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Điêu Thị Mai Hoa. Ảnh hưởng của Mo đến một số chỉ tiêu sinh lý, sinh hoá và năng suất của cây đậu xanh trên đất bạc màu Mê Linh – Vĩnh Phúc. Luận án tiến sĩ năm 1999 – 93 trang.
2. Bùi Thế Hùng, Nguyễn Đình Vinh, Nguyễn Thế Côn, Nguyễn Thị
Thơm, Vũ Văn Liết, 2003. Phần đậu xanh, Kỹ thuật thâm canh một số
cây trồng.
3. Trần Đăng Khôi. Cây đậu ăn hạt ở Việt Nam. Tạp chí sinh học tập 12,
số 2- 1997, trang 5- 7.
4. Trần Đình Long (1991). Nghiên cứu mới về chọn tạo giống đậu ở Việt
Nam. NXB Nông Nghiệp (trang 10-15).
5. Trần Đình Long – Lê Khả Tường (1998). Cây đậu xanh. NXB Nông
Nghiệp. 115 trang.
6. Đỗ Tất Lợi. Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam. NXB Y học 2003-
trang 239.
7. Chu Hoàng Mậu (2001). Sử dụng phương pháp đột biến thực nghiệm
để tạo các dòng đậu tương và đậu xanh thích hợp cho miền núi Đông Bắc Việt Nam. Luận án tiến sĩ Sinh học. Viện công nghệ sinh học Hà
Nội – trang 120.
8. Dương Minh, 1999. Phần đậu xanh, Giáo trình “Hoa màu”. Khoa
9. Bùi Việt Ngữ. Nghiên cứu mẫu giống đậu xanh nhập nội và hiện có
trong công tác chọn giống cho vùng Đông Nam Bộ, luận án tiến sĩ
Khoa Học Nông Nghiệp, Hà Nội, 1995.
10. Nguyễn Xuân Thành. Nghiên cứu khả năng chịu hạn của cây đậu xanh
trên đất bạc màu. Công trình nghiên cứu dự thi “Sinh viên nghiên cứu
khoa học – 1999” – 37 trang.
11. Phạm Văn Thiều (2002). Cây đậu xanh kĩ thuật trồng và chế biến sản
phẩm. NXB Nông Nghiệp. 152 trang
12. Nguyễn Trần Trọng (1982). Phát triển cây hoa màu lương thực ở Việt
Nam. NXB Nông Nghiệp. Tr 123 – 128.
13. Lê Khả Tường. Đánh giá tuyển chọn một số giống đậu xanh có khả
năng thích ứng với vụ thu đông ở đồng bằng Bắc Bộ. Luận án tiến sĩ-
1998. 152 trang.
14. Trần Uyển (2000). Cây ngắn ngày hiệu quả kinh tế cao. NXB Văn hoá
dân tộc.44 trang.
MỘT SỐ WEBSITE THAM KHẢO
15. http://agriviet.com./home/showthread.php?t=7013 16. http://vi.wikipedia.org/wiki/Đậu xanh