3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
3.2.2. Động thái tăng trưởng chiều cao thân chính
Chiều cao cây biểu hiện khả năng tăng trưởng của cây, chịu tác động của thành phần dinh dưỡng trong đất và điều kiện ngoại cảnh, nó ảnh hưởng rất lớn đến năng suất và phẩm chất của cây trồng. Theo dõi động thái tăng trưởng chiều cao thân chính của các giống đậu xanh, kết quả thu được trình bày ở bảng 3.4 và hình 3.1.
Bảng 3.4. Động thái tăng trưởng chiều cao thân chính của các giống đậu xanh (cm)
STT Tên giống
Số ngày sau gieo (ngày)
25 32 39 46 53 1 VN99-3 7,6 15,2 27,8 38,2 53,7 2,01 2 VN4 7,5 16,2 27,5 43,3 59,1 1,95 3 D23 6,2 16,4 28,2 45,0 62,3 3,02 4 D208 6,4 18,6 27,4 39,2 57,8 2,18 5 Địa phương 7,8 21,4 29,2 36,0 50,2 4,39
Qua kết quả thu được ở bảng 3.4, cho thấy:
Từ sau khi gieo 25 ngày và bước sang tuần tiếp theo tốc độ tăng chiều cao thân chính là khá rõ rệt. Chiều cao thân chính dao động từ 6,2 đến 7,8 cm. Thấp nhất là giống D23 (6,2cm), cao nhất là giống địa phương (7,8cm).
Chiều cao tăng nhanh dần kể từ sau gieo 30 ngày và tăng mạnh nhất vào 2 tuần tiếp theo đó. Đến thời điểm kết thúc ra hoa, chiều cao cây tăng chậm và ngừng lại để bước và giai đoạn hình thành quả do cây phải tập trung dinh dưỡng nuôi quả và hạt.
Thời kì trước ra hoa từ 25- 32 ngày sau gieo, chiều cao thân chính của giống đối chứng tăng nhanh nhất, tăng 13,6 (cm). Thấp nhất là VN 99-3 tăng 7,6 (cm).
Thời kì ra hoa (sau gieo 32- 46 ngày): chiều cao thân chính của các giống tăng mạnh, cao nhất là D23, tăng 20,6 cm. Thấp nhất là giống đối chứng, tăng 14,6 cm. 0 10 20 30 40 50 60 70 25 32 39 46 53 V N99-3 V N4 D23 D208 Đ IẠ P H Ư Ơ N G
Số ngày sau gieo (ngày)
Hình 3.1: Động thái tăng trưởng chiều cao thân chính