Khả năng hình thành nốt sần của các giống đậu xanh

Một phần của tài liệu Đánh giá sự sinh trưởng, phát triển và năng suất một số giống đậu xanh trồng vụ hè 2009 trên đất cao minh phúc yên vĩnh phúc (Trang 37)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

3.2.3. Khả năng hình thành nốt sần của các giống đậu xanh

Cũng như các cây họ đậu khác, cây đậu xanh có đặc điểm quan trọng đó là bộ rễ có khả năng hình thành nốt sần, với sự xâm nhập của vi khuẩn

Rhizobium để tạo nên hệ thống rễ cố định nitơ cộng sinh, có tác dụng quyết định đến năng suất đậu xanh.

Sau khi gieo từ 7 – 10 ngày rễ bắt đầu tạo nốt sần (10 – 20 nốt/cây). Vi khuẩn Rhizobium xâm nhập vào rễ qua lớp vỏ rễ, xâm nhập vào nhu mô vỏ rễ khiến các tế bào nhu mô chứa một lượng lớn các vi khuẩn.

Nốt sần trên rễ cây đậu xanh thường phân bố đều trên các rễ phụ. Tại nốt sần hình thành mối quan hệ cộng sinh giữa vi khuẩn và tế bào cây chủ. Nốt sần đạt kích thước tối đa (1 – 2 cm), tiến hành cắt ngang nốt sần nếu thấy màu đỏ hồng thì đó là những nốt sần hữu hiệu và ngược lại. Sự có mặt của sắc tố leghêmoglobin đã tạo nên màu đỏ hồng trong nốt sần. Bên cạnh những điều kiện ngoại cảnh thì yếu tố di truyền cũng ảnh hưởng đến số lượng và chất lượng nốt sần. Tìm hiểu số lượng và khối lượng nốt sần của các giống đậu xanh khảo sát, tôi tiến hành nhổ gốc đậu xanh và đếm, cân nốt sần vào các thời kỳ: bắt đầu ra hoa, hoa rộ, quả mẩy của mỗi đợt hoa rồi tính trung bình.

Kết quả đánh giá khả năng hình thành nốt sần của các giống đậu xanh được thể hiện qua bảng 3.5.

Bảng 3.5. Số lượng và khối lượng nốt sần của các giống đậu xanh

STT Tên giống Thời kỳ bắt đầu ra hoa

Thời kỳ hoa rộ Thời kỳ quả mẩy

SLNS (nốt) KLNS (g/cây) SLNS (nốt) KLNS (g/cây) SLNS (nốt) KLNS (g/cây) 1 VN99-3 55 0,112 81 0,352 107 0,629 2 VN4 39 0,058 72 0,299 99 0,658 3 D23 51 0,065 79 0,208 116 0,594 4 D208 36 0,048 77 0,263 104 0,476 5 Địa phương 58 0,190 80 0,330 90 0,478

SLNS: Số lượng nốt sần. KLNS: Khối lượng nốt sần.

- Thời kì bắt đầu ra hoa: Số lượng ở hầu hết các giống đều ít và kích thước còn nhỏ. Số lượng nốt sần biến động từ 36 đến 58 nốt/cây. Ít nhất là giống D208 (36 nốt/cây), cao nhất là giống đối chứng (58 nốt /cây).

- Thời kì hoa rộ: Khả năng hình thành nốt sần tăng mạnh cả về số lượng và khối lượng. Số lượng nốt sần các giống dao động từ 72 đến 81 (nốt/cây). Cao nhất là giống VN99-3 (81 nốt/cây), thấp nhất là giống VN4 (72 nốt/cây), giống địa phương ở mức cao (80 nốt /cây).

- Thời kì quả mẩy: Nốt sần ở các giống đạt số lượng và kích thước lớn nhất. Trong đó cao nhất là D23 (116 nốt/cây), thấp nhất là giống địa phương (90 nốt/cây).

Một phần của tài liệu Đánh giá sự sinh trưởng, phát triển và năng suất một số giống đậu xanh trồng vụ hè 2009 trên đất cao minh phúc yên vĩnh phúc (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(51 trang)