Khả năng tích lũy chất khô của các giống đậu xanh

Một phần của tài liệu Đánh giá sự sinh trưởng, phát triển và năng suất một số giống đậu xanh trồng vụ hè 2009 trên đất cao minh phúc yên vĩnh phúc (Trang 39)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

3.2.4. Khả năng tích lũy chất khô của các giống đậu xanh

Ngoài đánh giá khả năng hình thành nốt sần, chúng tôi còn xác định

khả năng tích lũy chất khô của các giống đậu xanh. Khối lượng chất khô là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá khả năng sinh trưởng và năng suất của đậu xanh. Là một trong những đặc tính để đánh giá năng suất sinh khối của mỗi giống, đây là yếu tố biểu hiện sự tổng hợp, vận chuyển, tích lũy chất hữu cơ của mỗi giống. Giống có hàm lượng chất khô cao là giống có khả năng tổng hợp được nhiều chất hữu cơ tạo nguồn dinh dưỡng phong phú cho việc hình thành các bộ phận của cây, giúp cây sinh trưởng, phát triển tốt. Do vậy, có thể coi khả năng tích luỹ chất khô ở đậu xanh là thước đo đánh giá tình hình sinh trưởng, phát triển của mỗi giống.

Sự vận chuyển và tích lũy chất khô diễn ra trong suốt quá trình sinh trưởng thân lá đến hết giai đoạn sinh trưởng sinh thực. Khi cây bước vào giai đoạn ra hoa thì khối lượng khô tăng rất nhanh. Khi chuyển từ sinh trưởng sinh

dưỡng sang sinh trưởng sinh thực thì hầu hết chất dinh dưỡng của cây được tập trung vào quả và hạt.

Vì vậy, trong thời kỳ hình thành quả và hạt cần có các biện pháp tác động để huy động các chất dinh dưỡng tập trung về cơ quan kinh tế (quả và hạt) như: gieo trồng đúng thời vụ, mật độ trồng thích hợp, bón phân đúng lượng, đúng thời điểm và đặc biệt là sử dụng các giống có hệ số kinh tế cao. Để tính khối lượng khô của các giống đậu xanh tôi tiến hành sấy khô ở nhiệt độ 1600C và khoảng 6 tiếng đem cân lại một lần đến khi khối lượng không đổi.

Kết quả thu được thể hiện ở bảng 3.6.

Bảng 3.6. Khối lượng tươi và khô của các giống đậu xanh (g/cây)

Số TT

Tên giống Thời kì bắt đầu ra hoa

Thời kì hoa rộ Thời kì quả mẩy

KL tươi KL khô KL tươi KL khô KL tươi KL khô 1 VN99-3 9,35 2,52 20,12 9,78 41,23 9,89 2 VN4 7,28 3,15 18,04 7,96 39,18 11,05 3 D23 5,24 2,16 15,31 4,12 30,20 5,34 4 D208 5,37 2,05 16,42 3,75 29,01 7,12 5 Địa phương 4,92 1,85 24,89 4,59 36,19 6,89 KL: Khối lượng

Từ số liệu bảng 3.6 cho thấy:

- Thời kì bắt đầu ra hoa: Khối lượng tươi và khô của các giống đạt thấp vì ở thời kỳ này lượng vật chất tạo ra chủ yếu được dùng để kiến tạo cơ thể và

chưa có sự tích lũy dinh dưỡng, kích thước thân, lá chưa đạt tối đa, cơ quan kinh tế cũng chưa hình thành. Cụ thể ở thời kỳ này khối lượng tươi biến động từ 4,92 - 9,35 (g/cây), khối lượng khô tương ứng là 1,85 - 2,52 (g/cây). Giống có khối lượng khô thấp nhất là giống địa phương (1,85g/cây) và cao nhất là VN4 (3,15g/cây).

- Thời kì ra hoa rộ: Vào thời điểm này một số giống chín sớm đã hình thành quả non, do vậy mà khối lượng cây tăng lên đáng kể. Khối lượng cây tươi ở thời điểm này ở các giống dao động từ 15,31 - 24,89 (g/cây), khối lượng khô đạt từ 3,75 - 9,87(g/cây). Giống có khối lượng khô đạt cao nhất là VN99-3 (9,78g/cây), thấp nhất là D208 (3,75g/cây).

- Thời kì quả mẩy: Ở thời kì này cây đạt kích thước tối đa và khá ổn định. Khối lượng cây tươi dao động trong khoảng 29,01 - 41,23(g/cây), khối lượng khô dao động trong khoảng 5,34 - 11,05 (g/cây). Giống có khối lượng khô thấp nhất là D23(5,34 g/cây). Các giống còn lại đều cao hơn và tương đương giống đối chứng (6,89g/cây).

Một phần của tài liệu Đánh giá sự sinh trưởng, phát triển và năng suất một số giống đậu xanh trồng vụ hè 2009 trên đất cao minh phúc yên vĩnh phúc (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(51 trang)