3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
2.5.3. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất
Tổng số hoa trung bình của một cây.
Tổng số quả trung bình của một cây.
Tỉ lệ đậu quả
P1000 hạt
Năng suất cá thể
Năng suất lý thuyết
Năng suất thực thu 2.6. Phương pháp xử lý số liệu:
Các số liệu thu được xử lí bằng thống kê qua các thông số sau: Giá trị trung bình; Độ lệch chuẩn; Sai số trung bình; Hệ số biến động.
Giá trị trung bình số học X = n Xi n i 1 Trong đó: Xi là các biến số. n là số cá thể theo dõi. Độ lệch chuẩn = 1 ) ( 1 2 n X X n i i nếu n < 30 = n X X n i i 1 2 ) ( nếu n 30 Sai số trung bình m = n
CHƯƠNG III: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Đặc điểm hình thái của các giống đậu xanh.
Qua theo dõi đặc điểm hình thái của các giống đậu xanh, kết quả thu được chúng tôi trình bày ở bảng 3.1
Bảng 3.1. Đặc điểm hình thái của các giống đậu xanh
Số TT Tên giống Màu sắc thân mầm Hình dạng lá Màu sắc lá Màu sắc hoa Màu sắc hạt 1 VN99-3 Tím nhạt Tam giác Xanh đậm Vàng tím Xanh xám 2 VN4 Xanh nhạt Trái xoan Xanh nhạt Vàng nhạt Xanh nhạt 3 D23 Xanh Tam giác Xanh nhạt Vàng Xanh bóng 4 D208 Xanh Thuôn dài Xanh đậm Vàng nhạt Xanh nhạt
5 Địa
phương Tím nhạt Trái xoan Xanh đậm Vàng Xanh lục
3.1.1. Đặc điểm thân, cành, lá.
Thân đậu xanh là loại thân thảo, mọc thẳng đứng, có hình hơi nghiêng, ít phân nhánh, có một lớp lông màu nâu bao bọc, lớp lông này dày hay mỏng là do giống. Thân yếu.
Thời kì trước khi cây có 3 lá kép thì tốc độ tăng trưởng của thân chậm sau đó mới tăng nhanh dần đến khi ra hoa và hoa rộ, đạt chiều cao tối đa khi quả chắc. Chiều cao của cây phụ thuộc vào giống, thời vụ, đất đai và sự chăm sóc.
Cây đậu xanh ít phân cành và thường phân cành muộn, trung bình có từ 1 đến 5 cành, cành mọc ra từ các nhánh thứ 2, thứ 3 phát triển mạnh gọi là cành cấp 1. Trên thân và cành được chia làm nhiều đốt, giữa 2 đốt là lóng.
Quan sát màu gốc thân của từng giống đậu xanh thấy có 2 dạng màu rõ rệt: màu xanh và màu tím. Trong đó, giống địa phương và giống VN99-3 là có màu tím, các giống còn lại có màu xanh.
Số đốt trên thân được đếm vào thời kỳ quả chín, nhìn chung giữa các giống không có sự chênh lệch nhau nhiều. Về số đốt dao động từ 5 – 7 đốt/cây.
Lá đậu xanh là loại lá kép, có 3 lá chét, mọc cách. Các lá chét có hình dạng khác nhau như hình ovan, thuôn tròn, thuôn dài…Một lá được gọi là hoàn chỉnh gồm có: lá kèm, cuống lá và phiến lá.
Sau khi mọc từ 1 đến 2 ngày thì lá xòe ra và sau đó khoảng 7 – 8 ngày mới hình thành các lá thật. Diện tích của lá tăng dần từ dưới lên các lá giữa thân rồi lại giảm dần lên phía ngọn. Số lá và kích thước, hình dạng của lá phụ thuộc vào giống, thời vụ, độ màu mỡ của đất.
Tôi tiến hành quan sát màu sắc và hình dạng lá vào giai đoạn cây đã trưởng thành (khi cây ra hoa). Kết quả quan sát hình dạng lá đậu xanh được thể hiện ở bảng 3.1. Trong 5 giống khảo sát: giống VN99-3 và D23 lá có hình tam giác; giống đối chứng và VN4 lá có hình trái xoan; D208 lá có hình thuôn dài.
Về màu sắc lá của các giống khảo sát thấy có 2 màu là màu xanh đậm và xanh nhạt. Trong đó, màu xanh đậm gồm: VN99-3, D208 và giống địa phương; màu xanh nhạt gồm 2 giống: VN4, D23.
3.1.2. Đặc điểm hoa, quả, hạt.
Hoa đậu xanh là hoa lưỡng tính mọc thành chùm to, xếp xen kẽ nhau trên cuống. Mỗi chùm hoa dài từ 10 – 20 cm và có từ 10 – 15 hoa. Khi cây mới hình thành hoa có hình cánh bướm, màu xanh tím. Khi nở cánh hoa có màu vàng nhạt, mang 5 cánh hoa, một bộ nhị đực (gồm 10 nhị), một bộ nhị cái với vòi nhị xoắn và dài. Hoa thường nở lúc 7 – 9 giờ sáng và héo từ buổi trưa.
Cây đậu xanh thường nở hoa thành 2 – 3 đợt. Mỗi đợt hoa nở trong vòng 5 – 7 ngày, hai đợt cách nhau 5 – 10 ngày.
Sau khi trồng từ 30 – 45 ngày ở vụ Xuân và 30 – 35 ngày ở vụ Hè, 40 – 45 ngày ở vụ Đông là cây bắt đầu ra hoa. Hoa đậu xanh thường nở rải rác, các hoa ở thân nở trước, các hoa ở cành nở sau, chậm hơn, có khi chậm hơn các chùm hoa cuối cùng ở ngọn cây. Các yếu tố này ảnh hưởng trực tiếp đến thời gian chín quả và tốc độ thu hái.
Màu sắc hoa của các giống khảo sát được thể hiện ở bảng 3.1.
Quả đậu xanh thuộc loại quả giáp, hình trụ, dài từ 8 – 10 cm. Có hình dạng hơi tròn, hơi dẹp, có 2 gân nổi rõ dọc theo 2 bên cạnh quả. Đa số là quả thẳng, một số hơi cong. Khi còn non quả có màu xanh đến khi quả chín có màu có màu vàng nâu hoặc xám đen, đen…Vỏ quả khi chín nếu gặp nhiệt độ cao có thể tách đôi làm hạt rơi ra.
Hạt đậu xanh có hình trụ, thuôn tròn đều, có màu xanh bóng, xanh xám, vàng, xanh lục, mốc hoặc đen xám...nằm ngăn cách nhau bởi vách xốp của quả. Trọng lượng hạt thay đổi tuỳ theo giống và điều kiện chăm sóc. Qua bảng 3.1 ta thấy các giống khảo sát thì giống VN99-3 có màu xanh xám; D208, VN4 màu xanh nhạt, giống địa phương có màu xanh lục còn giống D23 màu xanh bóng.
3.1.3. Đặc điểm của bộ rễ đậu xanh.
Tuỳ giống và điều kiện trồng, rễ đậu xanh có thể mọc sâu 50 – 80 cm, nhờ đó cây đậu xanh chịu hạn khá tốt, ngược lại rễ chịu úng kém. Trước khi cây ra hoa, chỉ cần bị ngập úng 1 – 2 ngày là cây bị chết hoặc giảm năng suất nặng nề.
Từ 7 – 10 ngày sau khi gieo, rễ bắt đầu tạo nốt sần do vi khuẩn Rhizobium cộng sinh với rễ và tạo ra chất đạm dần dần cung cấp cho cây sử dụng, làm cho đất giàu dinh dưỡng hơn.
Rễ cây đậu xanh thuộc loại rễ cọc, xung quanh có các rễ con mọc ra. Bình thường ở rễ cái có thể mọc ra 30 – 40 rễ con hoặc nhiều hơn, các rễ con này dài khoảng 20 – 25 cm phát triển theo chiều ngang và tập trung nhiều ở lớp đất mặt từ 0 – 25 cm. Từ các rễ con này lại mọc ra nhiều nhánh khác làm nhiệm vụ hút nước và chất dinh dưỡng để nuôi cây.
3.2. Đặc điểm sinh trưởng và phát triển của các giống đậu xanh.
3.2.1. Các thời kì sinh trưởng và phát triển của cây đậu xanh.
Sinh trưởng và phát triển của cây đậu xanh được xác định bằng tổng lượng tích lũy chất khô qua các giai đoạn bao gồm: cacbonhiđrat, protein, lipit, vitamin, khoáng chất thông qua quá trình quang hợp và dinh dưỡng khoáng.
Năng suất đậu xanh là kết quả phản ánh đặc điểm sinh trưởng và phát triển của mỗi giống đậu xanh trong sự tương tác nhất định giữa giống và môi trường.
Thời gian sinh trưởng của đậu xanh thay đổi tuỳ vào giống, mùa vụ và biện pháp canh tác (tưới, phân bón…). Thời gian sinh trưởng của cây đậu xanh có thể được chia thành 6 thời kỳ: Thời kỳ nảy mầm và ra rễ, thời kỳ cây con, thời kỳ tăng trưởng chậm, thời kỳ ra hoa, thời kỳ phát triển quả, thời kỳ già và chết.
Mỗi thời kỳ sinh trưởng, phát triển của cây có yêu cầu khác nhau về dinh dưỡng, điều kiện ngoại cảnh cũng như điều kiện chăm sóc. Chính vì vậy, cần nắm rõ các đặc điểm sinh trưởng, phát triển của cây ở từng thời kỳ khác nhau cũng như các yếu tố đất đai, nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm, dinh dưỡng để có những biện pháp chăm sóc, bố trí mùa vụ phù hợp nhằm đem lại hiệu quả cao nhất. Theo dõi các thời kì sinh trưởng, phát triển của các giống đậu xanh, kết quả thể hiện ở bảng 3.2.
- Thời kỳ nảy mầm và ra rễ (từ gieo đến mọc được 50%).
Trong thời kỳ này, hạt đậu xanh sẽ hút no nước (tăng thể tích 2,0 đến 2,5 lần), mọc thành cọng giá và đẩy 2 lá mầm lên khỏi mặt đất. Sau đó 2 lá mầm sẽ nở ra và phát triển thành 2 lá đơn đầu tiên. Thời kỳ này cây con chủ yếu lấy chất dinh dưỡng từ lá mầm. Sau 5 – 7 ngày lá mầm ổn định và tự nó teo đi, thời kỳ nảy mầm kết thúc. Thời kỳ này được thể hiện ở bảng 3.2.
Bảng 3.2: Thời gian và tỉ lệ mọc mầm của các giống đậu xanh
STT Tên giống Thời gian gieo mọc (ngày) Tỉ lệ mọc (%) 1 VN99- 3 5 98 2 VN4 5 98 3 D23 4 95 4 D208 4 97 5 Địa phương 5 93
Sau một thời gian theo dõi trên 5 giống đậu xanh khác nhau trong vụ hè cho thấy thời gian từ gieo đến mọc dao động trong khoảng từ 4 đến 5 ngày. Hầu hết các giống đều có tỉ lệ mọc mầm cao do được gieo vào thời điểm
thuận lợi. Riêng giống địa phương do khâu bảo quản giống chưa được tốt nên tỉ lệ còn thấp hơn các giống khác.
- Thời kỳ cây con (giai đoạn 2 – 3 lá thật).
Trong thời kì này giai đoạn từ khi cây mọc mầm đến khi cây có 3 lá kép: cây tăng trưởng chậm, yếu ớt nhưng rễ mọc nhanh, sâu xuống đất để hút nước và dinh dưỡng, bộ rễ bắt đầu hình thành, số nốt sần ít nên khả năng cố định nitơ cho cây thấp. Lúc này cây có khả năng chịu hạn tốt, nhưng chịu úng rất kém. Cần chú ý đề phòng dòi đục thân và nấm bệnh héo cây con có thể hại cây.
Vào cuối thời kì cây con, ở nách cuống lá kép sẽ xuất hiện lá bẹ, cây đậu xanh bắt đầu tạo mầm hoa ở những hoa đầu tiên. Vì vậy, cần bón phân N vào lúc này để cây cho nhiều mầm và nụ.
Trong số 5 giống theo dõi, các giống có thời gian từ mọc đến ra hoa là từ 29 – 34 ngày. Giống ra hoa sớm nhất là giống đối chứng (giống địa phương) với 29 ngày. Ra hoa muộn nhất là giống D23 với 34 ngày.
- Thời kỳ tăng trưởng chậm
Được tính từ sau thời kì cây con đến khi cây có nụ hoa lớn (33 – 40 ngày sau gieo). Cây tăng trưởng nhanh hơn thời kỳ cây con, nhưng vẫn còn rất chậm. Đây là thời kỳ cây tăng trưởng chậm về chiều cao nhưng là giai đoạn hoàn thiện hệ thống rễ. Vì thế cần vun gốc cho cây để bộ rễ phát triển, tăng cường khả năng hấp thu dinh dưỡng từ đất, hình thành nốt sần hữu hiệu và chống đổ ngã cây về sau.
- Thời kỳ ra hoa.
Nằm gối lên thời kỳ sau (thời kỳ tạo quả). Vì vậy đậu xanh có tập quán ra hoa thành 2 đến 3 đợt. Hoa ra tập trung hay không tập trung, hoa ra nhiều hay ít tuỳ thuộc vào giống và điều kiện ngoại cảnh. Ngoài ra đặc tính này còn phụ thuộc vào mật độ trồng và mùa vụ gieo trồng. Nếu mật độ quá dày, không
đúng thời vụ thì số hoa ít và khả năng đậu quả kém. Đậu xanh là cây tự thụ phấn, tỷ lệ tạp giao tự nhiên là 4 – 5%. Hoa đậu xanh mọc thành chùm hoa tự, mỗi hoa tự có thể có từ 10 – 15 hoa. Thời kỳ này cây cần nhiều nước, ánh sáng và phân bón để tăng trưởng nhanh. Cần bón phân N vào thời kỳ này để cây nuôi quả và hạt.
Thời gian ra hoa của các giống được thể hiện ở bảng 3.3. Các giống theo dõi bắt đầu ra hoa sau gieo 34 – 38 ngày. Thời gian ra hoa của các giống kéo dài từ 20 – 28 ngày: Giống đối chứng (giống địa phương) có thời gian ra hoa ngắn nhất (20 ngày). Giống VN4 có thời gian nở hoa dài nhất (28 ngày). - Thời kỳ phát triển quả.
Bắt đầu từ khi cây đậu quả (2 ngày sau khi hoa nở) đến khi chấm dứt thu hoạch. Từ 5 – 7 ngày sau khi đậu, quả dài 4 – 6 cm (nông dân gọi là đậu có “quả đỉa”), hạt đậu bên trong đã bắt đầu phát triển. Quả chín sau khi đậu quả khoảng 20 ngày, thời gian chín của quả phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết. Trên cây đậu xanh lúc này có cả nụ, hoa, quả chắc và quả chín. Quả đậu xanh chín rải rác kéo dài khoảng 1/3 thời gian sinh trưởmg. Các quả ra lứa đầu thường chín chậm hơn các quả ra lứa sau đó. Nếu những ngày sau khi kết quả gặp mưa thì thời gian quả chín bị kéo dài và chất lượng quả giảm. Sau khi quả chín thì tiếp tục là đợt hoa mới. Trong thời kỳ này, cây tăng trưởng nhanh (cao gấp 2,0 – 2,5 lần so với lúc ra hoa), do đó cần cung cấp nhiều nước và phân bón. Quả đậu xanh chín thành 2 – 3 đợt cách nhau 7 – 10 ngày. Thời kỳ này cần đề phòng sâu đục quả, bệnh khảm, đốm, cháy lá phá hại cây.
Bảng 3.3. Các giai đoạn sinh trưởng của các giống đậu xanh
Số TT
Thời gian (ngày) Tên giống Gieo - Mọc Mọc - Ra hoa Thời gian ra hoa TGST 1 VN99-3 5 31 26 94 2 VN4 5 32 28 88 3 D23 4 34 25 82 4 D208 4 33 24 85 5 Địa phương 5 29 20 74 - Thời kỳ già và chết:
Đây là giai đoạn cuối cùng của quá trình sinh trưởng và phát triển, cây bắt đầu tàn lụi, lá từ màu xanh chuyển sang màu vàng và rụng dần. Thân cũng chuyển màu vàng và khô lại, lá cây mất dần khả năng quang hợp.
- Thời gian sinh trưởng của các giống đậu xanh:
Thời gian sinh trưởng được tính từ khi mọc tới khi thu hái hết quả chín. Đậu xanh là cây có thời gian sinh trưởng ngắn và không khác nhau nhiều giữa các giống.
Thời gian sinh trưởng dao động từ 60 – 80 ngày tuỳ theo từng giống, thời vụ gieo trồng. Có một số giống có thể lên tới trên dưới 100 ngày và qua nghiên cứu người ta thấy rằng sự sai khác chủ yếu lại ở vào giai đoạn từ khi bắt đầu thu hoạch đến khi thu hoạch xong. Do đó việc chọn giống có thời gian sinh trưởng ngắn sẽ khó hơn tìm ra giống có khả năng ra hoa, kết quả và chín tập trung.
Qua bảng 3.3 cho ta thấy: Thời gian sinh trưởng của 5 giống đậu xanh theo dõi dao động từ 74 đến 94 ngày. Giống địa phương có thời gian sinh trưởng ngắn nhất (74 ngày), dài nhất là giống VN99-3 (94 ngày). Các giống còn lại có thời gian sinh trưởng từ 82 - 88 ngày.
3.2.2. Động thái tăng trưởng chiều cao thân chính.
Chiều cao cây biểu hiện khả năng tăng trưởng của cây, chịu tác động của thành phần dinh dưỡng trong đất và điều kiện ngoại cảnh, nó ảnh hưởng rất lớn đến năng suất và phẩm chất của cây trồng. Theo dõi động thái tăng trưởng chiều cao thân chính của các giống đậu xanh, kết quả thu được trình bày ở bảng 3.4 và hình 3.1.
Bảng 3.4. Động thái tăng trưởng chiều cao thân chính của các giống đậu xanh (cm)
STT Tên giống
Số ngày sau gieo (ngày)
25 32 39 46 53 1 VN99-3 7,6 15,2 27,8 38,2 53,7 2,01 2 VN4 7,5 16,2 27,5 43,3 59,1 1,95 3 D23 6,2 16,4 28,2 45,0 62,3 3,02 4 D208 6,4 18,6 27,4 39,2 57,8 2,18 5 Địa phương 7,8 21,4 29,2 36,0 50,2 4,39
Qua kết quả thu được ở bảng 3.4, cho thấy:
Từ sau khi gieo 25 ngày và bước sang tuần tiếp theo tốc độ tăng chiều cao thân chính là khá rõ rệt. Chiều cao thân chính dao động từ 6,2 đến 7,8 cm. Thấp nhất là giống D23 (6,2cm), cao nhất là giống địa phương (7,8cm).
Chiều cao tăng nhanh dần kể từ sau gieo 30 ngày và tăng mạnh nhất vào 2 tuần tiếp theo đó. Đến thời điểm kết thúc ra hoa, chiều cao cây tăng chậm và ngừng lại để bước và giai đoạn hình thành quả do cây phải tập trung