- Lực uốn: lực cần thiết thực hiện uốn phụ thuộc vào hình dáng hình học của mũi dậpvà khuôn và độ bền, độ dày và độ dài kim loại tấm Lực uốn cực đại có thể được ước tính bằng
Các khuyết tật trong dập sâu
3.4.2 Các quá trình gia công áp lực thực hiện bằng dụng cụ cao su
Hai quá trình được đề cập trong bài này được thực hiện dựa trên các máy ép thông thường, nhưng dụng cụ lại không bình thường, nó sử dụng một thành phần mềm dẻo (chế tạo bằng cao su hoặc vật liệu tương tự) để gây tác dụng lên quá trình gia công áp lực. Các quá trình bao gồm (1) quá trình Guerin, và (2) quá trình gia công áp lực thủy động (hydroforming).
Quá trình Guerin: quá trình Guerin sử dụng một miếng cao su dày (hoặc vật liệu mềm dẻo khác) để gia công áp lực kim loại tấm trên một khối gia công dương, như trong hình 20.28. Miếng cao su được giữ trong một thùng chứa bằng thép. Khi búa đập đi xuống, cao su sẽ bao quanh từ từ tấm kim loại, tạo ra áp lực biến dạng hình dáng khối kim loại gia công áp lực.
Ưu điểm của quá trình Guerin là chi phí dụng cụ gia công tương đối thấp. Khối gia công áp lực có thể được chế tạo bằng gỗ hoặc vật liệu khác mà có thể tạo hình dễ dàng, và miếng cao su có thể được sử dụng với những khối có hình dạng khác nhau. Các yếu tố này làm cho gia công áp lực bằng cao su thích hợp nhiều cho sản xuất nhỏ chẳng hạn như ngành công nghiệp máy bay là ngành có quá trình này được phát triển.
Hình 20.28 Quá trình Guerin: (1) trước và (2) sau. Các ký hiệu v và F chỉ sự chuyển động và lực tác dụng.
Quá trình gia công áp lực thủy động (hydroforming): quá trình gia công áp lực thủy động tương tự với quá trình Guerin; sự khác nhau là nó sẽ thay màng cao su bằng chất lỏng thủy động vào chỗ miếng cao su dày, như minh họa trong hình 20.29.
Thực tế, các kỹ thuật dập sâu vuốt sâu có thể thực hiện được bằng quá trình gia công áp lực thủy động hơn là với dập sâu vuốt sâu thông thường. Do áp suất đồng đều trong gia công áp lực thủy động buộc vật gia công tiếp xúc với chày dập theo toàn bộ chiều dài của nó, do vậy làm tăng ma sát và giảm các ứng suất kéo gây ra sự xé rách ở đáy cốc được gia công dập sâu
Hình 20.29 Quá trình gia công áp lực thủy động (hydroform): (1) khởi động, không có chất lỏng trong hốc khuôn; (2) máy ép đóng lại, hốc bị tạo áp lực bằng chất lỏng thủy lực; (3) mũi dập ép vật gia công để hình thành chi tiết. Các ký hiệu: v = vận tốc, F = lực tác dụng, p = áp suất thủy lực.