GIA CÔNG CẮT

Một phần của tài liệu Gia công áp lực trong gia công cơ khí (Trang 118)

III. CÁC QUÁ TRÌNH GIA CÔNG BIẾN DẠNG KIM LOẠI TẤM

3.1 GIA CÔNG CẮT

Hình 20.1 Cắt trượt tấm kim loại giữa hai lưỡi cắt: (1) ngay trước khi tiếp xúc với vật gia công; (2) mũi dập bắt đầu đẩy vào vật gia công, gây ra biến dạng dẻo;

(3) mũi dập nén và lún sâu vào vật gia công tạo ra một bề mặt cắt trơn nhẵn; (4) nứt gãy được bắt đầu ở chỗ hai lưỡi cắt đối ngược nhau và sẽ cắt tấm kim loại.

Biến dạng dẻo xảy ra ở các bề mặt của tấm kim loại. Khi mũi dập chuyển động xuống thấp hơn.

Sự lún sâu (penetration) xảy ra trong đó mũi dập sẽ nén tấm kim loại và cắt vào kim loại. Vùng lún sâu này nói chung là ở khoảng một phần ba độ dày của tấm. Khi mũi dập tiếp tục đi vào vật gia công.

Sự gãy nứt (fracture) được bắt đầu trong vật tại nơi hai lưỡi cắt gặp nhau. Nếu khe hở giữa mũi dập và khuôn là vừa đúng, hai đường nứt gãy gặp nhau, dẫn đến cắt gọn gàng vật gia công thành hai miếng.

Các đặc trưng của rìa cắt:

Vùng mép gấp (rollover): Ở đỉnh của bề mặt cắt là một vùng tương ứng với sự lún được tạo ra bởi lưỡi cắt trong vật gia công trước khi cắt. Nó là nơi mà biến dạng dẻo đầu tiên xảy ra trong vật gia công.

Vùng bóng (burnish): Ngay dưới vùng lõm là một vùng tương đối trơn nhẵn. Vùng này là kết quả từ sự lún sâu của mũi dập vào vật trước khi nứt gãy bắt đầu.

Vùng nứt gãy (fractured zone): Phía dưới vùng bóng, là một bề mặt tương đối thô nháp của lưỡi cắt đang tiếp tục chuyển động xuống gây ra nứt gãy kim loại.

Vùng gờ sắc (burr): ở đáy của lưỡi cắt, gây ra bởi sự dập sâu dài thêm kim loại tại thời điểm cắt cuối cùng tạo thành hai miếng.

Một phần của tài liệu Gia công áp lực trong gia công cơ khí (Trang 118)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(176 trang)