Phương pháp

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học các trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện sông lô, tỉnh vĩnh phúc luận văn ths giáo dục học (Trang 91)

* Bước 1: Xây dựng phiếu trưng cầu ý kiến với nội dung xin đồng chí vui lòng cho biết ý kiến về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp QL của Phòng Giáo dục - Đào tạo đối với hoạt động dạy học ở các trường THCS huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc.

* Bước 2: Lựa chọn khách thể khảo sát

Khách thể mà chúng tôi lựa chọn là lãnh đạo, chuyên viên phòng GD&ĐT, hiệu trưởng, phó hiệu trưởng và tổ trưởng chuyên môn giàu kinh nghiệm ở các trường THCS huyện Sông Lô

- Tổng số: 105 người, gồm:

+ Lãnh đạo, chuyên viên phòng GD&ĐT: 05 người; + Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng: 35 người;

+ Tổ trưởng chuyên môn: 65 người; - Cơ cấu

+ Giới tính: Nam: 57 người; Nữ: 48 người;

+ Độ tuổi: tuổi đời bình quân 42, tối đa là 59 tuổi

+ Trình độ học vấn: Thạc sĩ: 01 người; Đại học: 79 người; Cao đẳng: 25 người.

* Bước 3: Xin ý kiến khách thể khảo sát và xử lý kết quả

83

Tiêu chí về tính cần thiết có 3 mức độ: Cần thiết, ít cần thiết và không cần thiết.

Tiêu chí về tính khả thi có 3 mức độ: khả thi, ít khả thi và không khả thi. - Cách cho điểm:

Cần thiết (khả thi): 3 điểm Ít cần thiết (ít khả thi): 2 điểm Không cần thiết (không khả thi): 1 điểm

Đếm số lượng khách thể đồng ý ở từng mức độ của từng tiêu chí, sau đó nhân với số phiếu tán thành ở từng mức độ tính được tổng số điểm (Σ) rồi chia cho tổng số phiếu của khách thể khảo sát ta thu được trị số trung bình X và xếp thứ bậc.

Chuẩn đánh giá:

Trị số trung bình X từ 2,50 đến 3,00 - cần thiết (khả thi); Trị số trung bình X từ 1,50 đến 2,49 - ít cần thiết (ít khả thi);

Trị số trung bình X từ 1,00 đế 1,49 - không cần thiết (không khả thi).

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học các trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện sông lô, tỉnh vĩnh phúc luận văn ths giáo dục học (Trang 91)