Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của hoạt động dạy học cho đội ngũ cán

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học các trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện sông lô, tỉnh vĩnh phúc luận văn ths giáo dục học (Trang 75)

ngũ cán bộ QL và giáo viên các trường THCS trực thuộc

* Mục đích của biện pháp:

Làm cho đội ngũ CBQL và giáo viên

- Nhận thức sâu sắc hơn tầm quan trọng của hoạt động dạy học và công tác QL hoạt động dạy học. Dạy học là hoạt động đặc trưng của mỗi đơn vị trường học, là con đường cơ bản để thực hiện mục đích của quá trình giáo dục. QL hoạt động dạy học là nhiệm vụ hàng đầu, là trọng tâm trong hoạt động QL của người CBQL .

- Thông qua việc nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của hoạt động dạy học và công tác QL hoạt động dạy học mỗi cán bộ quản lý, giáo viên không ngừng nâng cao ý thức trách nhiệm của mình, có kế hoạch phù hợp nghiêm túc phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ góp phần thúc đẩy hoạt động dạy học ngày càng đi vào chiều sâu và hiệu quả.

* Nội dung biện pháp

- Bồi dưỡng về tinh thần trách nhiệm, ý thức nghề nghiệp trước nhiệm vụ được phân công.

- Những kiến thức nhằm nâng cao nhận thức về tư tưởng Hồ Chí Minh trong tình hình mới, Nghị quyết 40/2000/QH10 của Quốc hội khóa X về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, Chỉ thị 14/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông thực hiện Nghị quyết 40/2000/QH10 của Quốc hội khóa X, Chỉ thị 40-CT/TW của Ban Bí thư về xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ QL giáo dục.

- Những kiến thức về khoa học QL giáo dục và thông tin về đổi mới giáo dục nói chung, giáo dục THCS nói riêng.

67

- Bồi dưỡng thông qua các lớp tập huấn, tổ chức các hội nghị, các lớp bồi dưỡng nhằm quán triệt cho cán bộ quản lý, giáo viên những chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về GD&ĐT.

- Bồi dưỡng thông qua tổ chức hội nghị cán bộ, viên chức, sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn giúp cho cán bộ, giáo viên có nhận thức và định hướng đúng đắn. Tổ chức các buổi tọa đàm, các buổi nói chuyện chuyên đề và các hình thức thông tin phong phú khác cung cấp cho cán bộ, giáo viên hiểu biết thêm về hoạt động dạy học và QL hoạt động dạy học, qua đó xác định trách nhiệm, công việc, tự đề ra kế hoạch và có các biện pháp thực hiện công việc một cách sáng tạo, hiệu quả.

- Bồi dưỡng thông qua tự học, tự nghiên cứu tìm hiểu của cán bộ quản lý, giáo viên.

* Điều kiện để thực hiện biện pháp

- Trước hết, lãnh đạo và chuyên viên phòng GD&ĐT phải có nhận thức đúng đắn việc nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của hoạt động dạy học và công tác QL hoạt động dạy học cho đội ngũ cán bộ QL và giáo viên các trường THCS trực thuộc là việc làm cần thiết.

- Hiệu trưởng phải biết khuyến khích, động viên, xác định trách nhiệm cho mọi thành viên của nhà trường tham gia các lớp tập huấn bồi dưỡng, tự bồi dưỡng.

- Chuẩn bị đầy đủ tài liệu và các điểu kiện đảm bảo khác cho người tham gia các lớp bồi dưỡng tập huấn và các báo cáo viên.

3.3.2. Thực hiện phân cấp QL và nâng cao vai trò, trách nhiệm của hiệu trưởng trong QL hoạt động dạy và học ở các trường THCS

* Mục đích của biện pháp

- Trao quyền chủ động cho hiệu trưởng và tập thể nhà trường trong việc ra quyết định về những vấn đề liên quan đến quá trình diễn ra trong nhà trường và trên lớp học.

68

- Nâng cao chất lượng giáo dục trên cơ sở kiểm soát, bảo đảm và kiểm định chất lượng, tăng cường tính minh bạch và trách nhiệm giải trình của nhà trường trước cơ quan QL GD và công chúng.

- Nâng cao vai trò, trách nhiệm của hiệu trưởng trong công tác QL toàn diện các hoạt động của nhà trường nói chung, QL hoạt động dạy và học nói riêng.

Kiểu phân cấp QL tới cấp trường như trên được gọi là QL lấy nhà trường làm cơ sở, nó cũng có nhiều tên gọi khác như QL phân cấp, QL trao quyền, tự chủ trường học v.v…

* Nội dung của biện pháp

- Luật Giáo dục 2005, Nghị định 75/2006/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật Giáo dục.

Luật Giáo dục 2005 là cơ sở pháp lý để phân cấp QL giáo dục, để QL nhà trường phổ thông ở nước ta chuyển sang phương thức QL lấy nhà trường làm cơ sở. Điều 14 của Luật Giáo dục quy định nguyên tắc QL nhà nước về giáo dục trong đó Nhà nước thực hiện phân công, phân cấp QL giáo dục, tăng cường quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của cơ sở giáo dục. Quy định được cụ thể hóa ở Điều 58 về nhiệm vụ và quyền hạn của nhà trường với 3 nội dung: 1/ Nhà trường có quyền tuyển dụng nhà giáo và tham gia vào quá trình điều động nhà giáo; 2/ Nhà trường có quyền huy động, sử dụng, QL các nguồn lực theo quy định của pháp luật; 3/ Nhà trường có nhiệm vụ tự đánh giá chất lượng giáo dục và chịu sự kiểm định chất lượng giáo dục của cơ quan có thẩm quyền.

Các quy định trên mở ra cơ hội cho nhà trường phổ thông nói chung, trường THCS nói riêng trong việc khẳng định vị thế trung tâm của mình đối với tiến trình đổi mới giáo dục. Nhà trường là tế bào của hệ thống giáo dục, là điểm đầu và điểm cuối của mọi sự đổi mới. Vì vậy, không có cấp nào tốt hơn chính nhà trường trong việc tạo ra trách nhiệm, nỗ lực và sự cam kết đưa đổi mới đến thành công trên cơ sở trao đủ quyền hạn để quyết định và giải quyết vấn đề tại chỗ.

69

- Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2006 của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập.

Mục tiêu chính thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm là trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho đơn vị sự nghiệp trong việc tổ chức công việc, sắp xếp lại bộ máy, sử dụng lao động và nguồn lực tài chính để hoàn thành nhiệm vụ được giao; phát huy mọi khả năng của đơn vị để cung cấp dịch vụ với chất lượng cao cho xã hội; tăng nguồn thu nhằm giải quyết thu nhập cho người lao động. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Thông tư liên tịch số 07/2009/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 15 tháng 4 năm 2009 của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế đối với đơn vị sự nghiệp công lập giáo dục và đào tạo.

- Nhiệm vụ và quyền hạn của trường trung học được quy định tại Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học (Ban hành kèm theo Quyết định số 07/2007/QĐ-BGDĐT ngày 02 tháng 4 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT.

- Đổi mới nhà trường phổ thông theo phương thức lấy nhà trường làm cơ sở. Tập trung một số nội dung sau: 1.Nhà trường phổ thông trong bối cảnh đổi mới QL giáo dục; 2.Xu thế chung trong đổi mới QL nhà trường phổ thông; 3.QL lấy nhà trường làm cơ sở; 4.Cơ hội và thách thức.

- Tài liệu tập huấn nghiệp vụ phân cấp QL cán bộ, công chức, viên chức của tỉnh Vĩnh Phúc (lưu hành nội bộ)

*Cách thức thực hiện biện pháp

Tham mưu với các cấp QL , mở các lớp bồi dưỡng về lý luận chính trị, chuyên môn nghiệp vụ, nhà trường bố trí công việc để cho họ tham gia các lớp bồi dưỡng về lý luận chính trị, QL nhà nước, QL giáo dục.

Tạo điều kiện cho hiệu trưởng đi học nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Động viên, khích lệ cả về vật chất và tinh thần cho những cán bộ QL có điều kiện tham gia học nâng cao, học lên đại học, thạc sỹ để họ có trình độ “vượt chuẩn”.

70

Có chính sách thu hút, sử dụng cán bộ sau khi học nâng cao trình độ. Phân công đúng nhiệm vụ theo trình độ chuyên môn mà họ đạt được.

Đầu tư cơ sở vật chất: Máy vi tính, nối mạng Internet, phòng học bộ môn theo tiêu chuẩn của Bộ GD-ĐT, tăng cường các đầu sách, báo chí, các phương tiện học tập, thư viện trường học phải được sử dụng có hiệu quả và liên tục bổ sung các tài liệu, cập nhật nhưng thông tin khoa học mới, giúp cho giáo viên có thêm nhiều kênh thông tin trong việc tiếp nhận, bổ sung kiến thức mới ngay trong chính môi trường công tác của họ.

Bên cạnh đó, để đạt được mục tiêu về xây dựng và phát triển đội ngũ. hiệu trưởng phải là người gương mẫu đi đầu trong các hoạt động tự học tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn. Tích cực đọc thêm, nghiên cứu tài liệu về nghiệp vụ QL trường học.

Tăng cường tổ chức các hoạt động giao lưu, học hỏi kinh nghiêm của các đơn vị khác, từ đó bổ sung, vận dụng hợp lý cho đơn vị, tổ chức của mình.

Kiến thức luôn luôn thay đổi biến động cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, đặc biệt là trong kỷ nguyên thông tin ngày nay, điều đó luôn đặt ra cho đội ngũ cán bộ QL giáo dục, phải thường xuyên cập nhật thông tin, bổ sung kiến thức về nghiệp vụ quản lý, trình độ chuyên môn. Đối với các khu vực trung du miền núi, đặc biệt là các vùng đặc biệt khó khăn. Do đường xá giao thông đi lại khó khăn, trình độ dân trí còn thấp. Hơn nữa việc tiếp cận các thông tin đại chúng càng khó khăn hơn. Như vậy, tăng cường bồi dưỡng năng lực, trình độ chuyên môn đạt chuẩn, vượt chuẩn cho đội ngũ cán bộ QL . Đặc biệt là với thực trạng giáo dục Sông Lô là một vấn đề hết sức cần thiết, với mục tiêu nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ QL , nhằm từng bước nâng cao hiệu quả QL hoạt động dạy học, khắc phục tình trạng yếu kém về chất lượng trong toàn huyện, từng bước nâng cao năng lực chuyên môn và nghiệp vụ quản lý.

* Điều kiện để thực hiện biện pháp

Cần xây dựng một lộ trình cụ thể về việc bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ QL cho hiệu trưởng, để đáp ứng nhu cầu công việc trong từng giai đoạn cụ thể.

71

Phòng GD&ĐT thực hiện nghiêm túc các bước trong việc đánh giá chuẩn hiệu trưởng theo từng năm học. Kết quả đánh giá, xếp loại hiệu trưởng cần được công khai, dân chủ, qua đó mỗi hiệu trưởng tự đánh giá đúng năng lực bản thân và là động lực thúc đẩy công tác bồi dưỡng và tự bồi dưỡng của mỗi cá nhân.

3.3.3. Tăng cường sự chỉ đạo của phòng GD&ĐT đối với hoạt động dạy học và QL hoạt động dạy học ở các trường THCS

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học các trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện sông lô, tỉnh vĩnh phúc luận văn ths giáo dục học (Trang 75)