* Ưu điểm:
- Đội ngũ hiệu trưởng có trình độ chuyên môn đào tạo đạt chuẩn và vượt chuẩn, đều đã qua bồi dưỡng nghiệp vụ QL trường học.
- Nắm khá vững nguyên tắc, cấu tạo chương trình dạy học của cấp học, đã chỉ đạo các tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch dạy học hợp lý, đồng thời giúp giáo viên nắm vững chương trình và hướng dẫn những thay đổi về chương trình dạy học.
- Công tác chỉ đạo, điều hành thực hiện kế hoạch dạy học của Hiệu trưởng đạt được những kết quả nhất định:
+ Đã thực hiện tốt một số biện pháp QL giáo viên thực hiện chương trình, chuẩn bị giờ lên lớp, kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh.
+ Đã quy định rõ chế độ sinh hoạt tổ chuyên môn hàng tháng, hướng dẫn các tổ lập hồ sơ lưu trữ thông tin.
+ Tổ chức xây dựng và thực hiện nề nếp kỷ cương trong học tập của học sinh, chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm lớp xây dựng kế hoạch chủ nhiệm.
- Đã xây dựng kế hoạch kiểm tra đánh giá hoạt động của tổ chuyên môn, hoạt động giảng dạy của giáo viên, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh.
- Tổ chuyên môn thực hiện nghiêm túc quy định về chế độ sinh hoạt hàng tháng, lập hồ sơ lưu trữ thông tin và thống kê.
- Đội ngũ giáo viên cấp THCS của huyện đảm bảo đủ về số lượng và tương đối đồng bộ về cơ cấu. Về chất lượng của đội ngũ giáo viên ngày một nâng lên, tỷ lệ đạt chuẩn và vượt chuẩn đào tạo cao; tích cực, chủ động trong công việc, có ý thực tự học, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
60
* Hạn chế:
- Công tác QL lập kế hoạch dạy học còn hạn chế trong việc phê duyệt kế hoạch dạy học của tổ chuyên môn, chỉ đạo giáo viên lập và phê duyệt kế hoạch dạy học cá nhân.
- Công tác chỉ đạo, điều hành thực hiện kế hoạch dạy học :
+ Chỉ đạo, điều hành hoạt động giảng dạy của giáo viên còn có những hạn chế nhất định: Chưa thường xuyên đánh giá tình hình thực hiện chương trình của các tổ chuyên môn. Công tác tổ chức bồi dưỡng giáo viên về đổi mới phương pháp dạy học và ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học, mua sắm, bảo trì đồ dùng dạy học, tài liệu tham khảo, các phương tiện kỹ thuật phục vụ giảng dạy cho giáo viên, kiểm tra công tác chuẩn bị bài dạy của giáo viên chưa được thực hiện thường xuyên và kết quả còn hạn chế. Việc xây dựng tiêu chuẩn giờ lên lớp và tổ chức việc dự giờ, đánh giá, phân tích giờ dạy của giáo viên ít được chú ý. QL giáo viên kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh chưa thật hiệu quả.
+ Việc chỉ đạo tổ chuyên môn tổ chức các hoạt động ngoại khóa cho học sinh, nâng cao chất lượng giờ dạy trên lớp của giáo viên, giúp giáo viên chuẩn bị bài dạy có chất lượng, tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh chưa được thực hiện thường xuyên và hiệu quả chưa cao.
+ Chỉ đạo, QL hoạt động học tập của học sinh cũng còn những hạn chế, giáo viên chủ nhiệm chưa phối hợp tốt với các lực lượng giáo dục khác để QL hoạt động học tập của học sinh.
- Công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động của tổ chuyên môn, giảng dạy của giáo viên, kết quả học tập của học sinh là một khâu còn yếu, nhất là việc tổng kết, điều chỉnh, đề ra kiến nghị đối với hoạt động của tổ chuyên môn, của giáo viên và phân tích, đánh giá kết quả học tập của học sinh.
- Tổ chuyên môn chưa thực hiện tốt việc tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn, các hoạt động nâng cao chất lượng giờ dạy trên lớp của giáo viên, các hoạt động ngoại khóa cũng như tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh.
61
- Một bộ phận giáo viên tuy đạt chuẩn và trên chuẩn đào tạo nhưng năng lực thực tiễn còn nhiều mặt hạn chế, còn yếu về năng lực chuyên môn, phương pháp giảng dạy, chưa nhận thức đầy đủ về yêu cầu đổi mới phương pháp, khả năng sử dụng thiết bị thực hành, thí nghiệm, ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy còn hạn chế chưa đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của ngành. Phần lớn giáo viên chưa chủ động làm và sử dụng đồ dùng dạy học, chưa thực hiện đầy đủ các tiết thực hành, thí nghiệm trong chương trình.
* Nguyên nhân của những mặt yếu:
- Nguyên nhân chủ quan:
+ CBQL một số trường chưa nhận thức đầy đủ nội dung, yêu cầu, các biện pháp chỉ đạo điều hành trong QL hoạt động dạy học từ khâu lập kế hoạch đến công tác chỉ đạo, điều hành thực hiện kế hoạch dạy học, công tác kiểm tra, đánh giá thực hiện kế hoạch dạy học. Việc xây dựng kế hoạch dạy học, chỉ đạo, điều hành thực hiện kế hoạch dạy học, công tác kiểm tra, đánh giá thực hiện kế hoạch dạy học phần lớn còn dựa vào kinh nghiệm bản thân.
+ Hiệu trưởng chưa được đào tạo cơ bản về khoa học QL giáo dục mà chỉ mới qua các lớp bồi dưỡng ngắn hạn, cá biệt có hiệu trưởng năng lực còn hạn chế. Phó hiệu trưởng một số trường chưa được bồi dưỡng về nghiệp vụ QL trường học. Đây là một hạn chế cần phải khắc phục trong thời gian tới, nhằm đáp ứng yêu cầu công tác QL giáo dục trong giai đoạn hiện nay.
+ Năng lực QL hoạt động dạy học của đội ngũ tổ trưởng chuyên môn còn nhiều hạn chế do họ chưa được bồi dưỡng nghiệp vụ. Tổ trưởng chuyên môn chưa nắm vững nhiệm vụ chính cũng như các hoạt động chủ yếu của tổ chuyên môn, thường sa vào những công việc hành chính sự vụ.
+ Đội ngũ giáo viên tuy đảm bảo đủ về số lượng và tương đối đồng bộ về cơ cấu, song chưa thực sự mạnh, một bộ phận giáo viên chưa thực sự tâm huyết khiến kết quả dạy học chưa cao. Một số còn gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống nên chưa dành thời gian thích đáng cho hoạt động chuyên môn.
62
+ Cơ sở vật chất nhiều trường còn thiếu trầm trọng, thậm chí còn phải học nhờ (các phân trường), số phòng học bộ môn, phòng thí nghiệm còn ít, chất lượng phòng học không cao, thiếu diện tích sân chơi, bãi tập, trang thiết bị phục vụ cho dạy và học còn nhiều bất cập cần được bổ sung, sửa chữa, mua sắm mới. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến công tác QL dạy và học của các nhà trường.
+ Công tác bồi dưỡng chuyên đề, bồi dưỡng thường xuyên, bồi dưỡng nghiệp vụ từ Sở đến Phòng GD&ĐT hiệu quả chưa cao.