Đặc điểm về lịch sử văn hóa, giáo dục

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học các trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện sông lô, tỉnh vĩnh phúc luận văn ths giáo dục học (Trang 43)

Về lịch sử văn hóa, giáo dục thì Sông Lô là một vùng quê có nền văn hoá lâu đời, giàu truyền thống cánh mạng, nhân dân cần cù, chăm chỉ.

Sông Lô có 02 khu di tích lịch sử nổi tiếng đó là: Khu di tích lịch sử tháp Bình Sơn - chùa Vĩnh Khánh ở thị trấn Tam Sơn được xây dựng thời kỳ Lý -

35

Trần; Khu di tích lịch sử chùa cổ Kim Tôn nay xây dựng thành Thiền viện Trúc Lâm Tuệ Đức ở trên đỉnh núi Sáng xã Đồng Quế. Ngoài ra huyện Sông Lô còn được du khách thập phương biết đến bởi hai lễ hội đó là Lễ hội Chọi trâu xã Hải lựu vào ngày 16 - 17 tháng Giêng hàng năm, lễ hội Cây bông ở xã Đồng Thịnh (ngày mùng 7 tháng Giêng), Lễ hội bơi chải trên hồ Điển triển xã Tứ Yên vào mùa xuân hàng năm. Sông Lô còn được biết đến bởi Lễ hội hát trống quân - một nét sinh hoạt văn hóa truyền thống của người dân xã Đức Bác. Với những khu di tích lịch sử, những lễ hội, những nét sinh hoạt văn hóa truyền thống như vậy có thể khẳng định Sông Lô có tiềm năng phát triển du lịch, dịch vụ văn hóa trong tương lai.

Là một huyện mới thành lập, mặc dù còn nhiều khó khăn song chính quyền và người dân nơi đây luôn dành sự quan tâm hàng đầu cho giáo dục. Giáo dục & Đào tạo của huyện những năm qua phát triển cả về quy mô và chất lượng. Hệ thống các trường chất lượng cao, trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm dạy nghề đang được xây dựng và mở rộng. Cơ sở vật chất, trang thiết bị cho dạy học được chú trọng đầu tư xây dựng. Hiện nay, Sông Lô có đủ 4 cấp học với 56 trường được phân bố đều trong huyện. Trong đó: MN 17 trường, TH 19 trường, THCS 18 trường, THPT 3 trường. Toàn huyện có 26 trường đạt chuẩn quốc gia; MN có 10/17 trường đạt chuẩn; TH có 13/19 trường đạt chuẩn, trong đó có 1 trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 2; THCS có 4/18 trường đạt chuẩn. Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên cơ bản đáp ứng yêu cầu về số lượng và chuẩn hóa về chuyên môn nghiệp vụ. Tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn đạt trên 99%. Số học sinh xếp loại hạnh kiểm tốt, khá đạt trên 80%; xếp loại văn hóa khá, giỏi đạt trên 60%. Học sinh hoàn thành chương trình TH, THCS đạt trên 99%. Số học sinh đỗ tốt nghiệp THPT hằng năm đạt trên 90%. Tỷ lệ học sinh thi đỗ vào các trường đại học, cao đẳng và tỷ lệ học sinh giỏi các cấp ngày càng tăng. Đặc biệt, huyện đã có học sinh giỏi Trạng nguyên cấp tỉnh và Thám hoa cấp quốc gia.

Mặc dù điều kiện kinh tế còn gặp nhiều khó khăn, nhưng Sông Lô là một huyện giàu truyền thống hiếu học. Đã có nhiều người con của Sông Lô trở thành

36

nhà thơ, nhà văn, nhà khoa học, nhiều người trong số họ có học hàm giáo sư, phó giáo sư; học vị tiến sỹ, tiến sỹ khoa học. Hiện nay Sông Lô là một trong những huyện có tiềm năng về phát triển sự nghiệp giáo dục của tỉnh Vĩnh Phúc.

2.2. Thực trạng dạy học ở các trƣờng THCS huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc

2.2.1. Thực trạng giáo dục THCS của huyện

2.2.1.1. Quy mô mạng lưới trường lớp

Bảng 2.1. Quy mô mạng lưới trường các THCS trong 4 năm gần đây

Năm học Số trƣờng THCS Số lớp Số học sinh

2008-2009 17 198 5112

2009-2010 17 191 4718

2010-2011 17 189 4661

2012-2013 18 187 4489

(Nguồn: chuyên môn THCS - Phòng GD - ĐT Sông Lô)

Trong những năm qua mạng lưới các trường THCS phát triển hợp lý, phù hợp với quy hoạch, đã phủ kín khắp các xã, thị trấn đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân. Số học sinh THCS từ năm học 2008 - 2009 đến năm học 2012 - 2013 có chiều hướng giảm xuống và đi vào ổn định. Năm học 2013 - 2014 toàn huyện có 18 trường THCS với 187 lớp, 4543 học sinh các khối lớp.

2.2.1.2. Chất lượng giáo dục

37 0 10 20 30 40 50 60 2009 - 2010 2010 -2011 2011 - 2012 2012 - 2013 Tốt Khá TBình Yếu

Biểu đồ 2.2. Xếp loại học lực của học sinh từ năm học 2009-2010(%)

0 10 20 30 40 50 60 2009 -2010 2010 -2011 2011 - 2012 2012 - 2013 Giỏi Khá TBình Yếu Kém ( Nguồn: chuyên môn THCS - Phòng GD - ĐT Sông Lô - Phụ lục 5)

Qua biểu đồ về kết quả xếp loại hạnh kiềm, chúng ta nhận thấy: Về hạnh kiểm, nhìn chung học sinh THCS của huyện có tỷ lệ xếp loại hạnh kiểm tốt và khá tương đối cao, dao động trên dưới 90%, số học sinh xếp loại hạnh kiểm yếu giảm. Về học lực, tỷ lệ học sinh xếp loại khá giỏi tăng dần từ năm học 2008- 2009 đến năm học 2012-2013, tương ứng với đó là tỷ lệ học sinh xếp loại học lực yếu giảm rõ rệt.

Tuy nhiên, chất lượng hai mặt giáo dục cấp THCS của huyện còn thiếu ổn định, so với yêu cầu chung hiện nay thì chất lượng giáo dục của cấp THCS còn

38

thấp, đặc biệt là chất lượng văn hóa. Tỷ lệ học sinh xếp loại học lực yếu, kém còn cao.

2.2.1.3. Đội ngũ giáo viên và cán bộ QL giáo dục

Bảng 2.2. Tình hình đội ngũ giáo viên cấp THCS năm học 2012 - 2013

TT Mục Số lƣợng Trình độ đào tạo TS Thừa Thiếu Thạc Đại học Cao đẳng Trung cấp

1 Toán, Toán - Tin 67 0 0 2 43 22

2 Vật Lý 12 0 0 5 7 3 Hoá học 11 0 0 1 5 5 4 Sinh học 31 0 0 1 17 13 5 Ngữ Văn 75 0 0 52 23 6 Lịch Sử 22 0 0 5 17 7 Địa Lý 18 0 0 8 10 8 Ngoại Ngữ 42 0 0 33 9 9 Công Nghệ 21 0 0 5 16 10 GDCD 9 0 0 4 5 11 Thể dục 23 0 0 12 10 1 12 Tin Học 18 0 0 6 12 13 Am Nhạc 10 0 0 10 14 Mỹ Thuật 12 0 0 1 11 15 HĐNGLL 3 0 0 3 16 Hướng Nghiệp 0 0 0 0 Tổng 374 0 0 4 192 173 1

(Nguồn: Tổ chức cán bộ - Phòng GD&ĐT huyện Sông Lô)

Từ bảng thống kê 2.2 cho thấy đội ngũ giáo viên cấp THCS của huyện đảm bảo đủ về số lượng (đạt tỷ lệ 1,92 giáo viên/lớp) và tương đối đồng bộ về cơ cấu. Về trình độ đào tạo, tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn cao.

Tuy nhiên, một số môn còn thiếu cục bộ: giáo viên Tin học, giáo viên thiết bị, trong khi đó giáo viên một số môn khác lại có hiện tượng thừa: Văn. Điều này đặt ra cho công tác tổ chức trong những năm tới phài chú ý đến vấn đề

39

cân đối đội ngũ giáo viên các bộ môn, tránh tình trạng bình quân tỷ lệ thì thừa nhưng một số môn lại thiếu.

2.2.1.4. Điều kiện cơ sở vật chất - kỹ thuật phục vụ cho hoạt động dạy học

Thực trạng về cơ sở vật chất - kỹ thuật các trường THCS huyện Sông Lô (tính đến thời điểm kết thúc năm học 2012 - 2013):

- Số trường: 18; số lớp: 187; số học sinh: 4489.

- Số trường có đủ diện tích đất theo chuẩn quốc gia: 12 trường - Khối phòng học, phòng bộ môn:

+ Phòng học: Tổng số phòng học hiện có: 202 phòng, trong đó: Phòng học kiên cố: 146 phòng - tỷ lệ 72%

Phòng học cấp 4 (cũ): 28 phòng - tỷ lệ 14% Phòng học tạm: 15 phòng - tỷ lệ 7,5%

+ Phòng học bộ môn: Số phòng học bộ môn theo Quy định về tiêu chuẩn do Bộ trưởng Bộ GD&ĐT ban hành: 12 phòng. (Đối với những trường đã đạt chuẩn quốc gia).

- Khối phục vụ học tập:

+ Số trường có nhà đa năng: Không.

+ Số trường có thư viện đạt chuẩn: Không (các trường chỉ có kho chứa sách và thiết bị dạy học).

+ Số trường có phòng truyền thống: 04

- Số trường có khối hành chính - quản trị đạt tiêu chuẩn: 02

- Trang thiết bị dạy học: mỗi trường tối thiểu có 01 bộ thiết bị đồ dùng dạy học cho mỗi khối lớp được cấp cùng với đổi mới chương trình và thay sách giáo khoa. Tuy nhiên, do chất lượng ban đầu, mặt khác do công tác bảo quản, sử dụng nên hiện nay nhiều thiết bị đã bị hư hỏng, xuống cấp.

- Số trường có phòng máy vi tính để dạy tin học tự chọn cho học sinh: 12 trường với 180 máy tính.

- Số trường đạt chuẩn quốc gia: 04

40

Trong những năm qua cơ sở vật chất - kỹ thuật các trường THCS được tăng cường. Tuy nhiên, qua số liệu thống kê trên cho thấy, thực trạng cơ sở vật chất - kỹ thuật các trường THCS huyện Sông Lô còn rất nghèo nàn. Đây là một khó khăn, ảnh hưởng lớn đối với công tác dạy học và nâng cao chất lượng ở các nhà trường.

2.2.2. Thực trạng hoạt động dạy học

Để nắm bắt thực trạng hoạt động dạy học ở các trường THCS trong huyện, tác giả luận văn đã tiến hành khảo sát lấy ý kiến của 35 cán bộ QL trường học (hiệu trưởng, phó hiệu trưởng), 60 tổ trưởng chuyên môn và 100 giáo viên các trường THCS đánh giá về mức độ thực hiện hoạt động dạy học của giáo viên và mức độ thực hiện các hoạt động của tổ chuyên môn. Với phiếu trưng cầu ý kiến đã dùng, ta quy ước:

- Mức độ thực hiện tốt: 3 điểm; bình thường: 2 điểm; chưa tốt: 1 điểm. Sau đó nhân với số phiếu tán thành ở từng mức độ thực hiện của cán bộ quản lý; của tổ trưởng chuyên môn và giáo viên (TTCM&GV) tính được tổng số điểm (Σ) của mỗi nhóm rồi chia cho số phiếu của từng nhóm đối tượng khảo sát thu được trị số trung bình X của từng nhóm. Cộng số điểm của cả hai nhóm chia cho tổng số phiếu khảo sát thu được trị số trung bình X chung.

- Chuẩn đánh giá: Trị số trung bình X từ 2,50 đến 3,00 - tốt;

Trị số trung bình X từ 1,50 đến 2,49 - trung bình; Trị số trung bình X từ 1,00 đế 1,49 - chưa tốt.

2.2.2.1. Thực trạng hoạt động dạy của giáo viên

Bảng 2.3: Đánh giá về mức độ thực hiện hoạt động dạy học của giáo viên T T Nội dung CBQL TTCM&GV Tổng hợp chung Σ X Thứ bậc Σ X Thứ bậc Σ X Thứ bậc 1

Xây dựng kế hoạch dạy học cho cả năm học và hàng tuần

90 2,57 3 412 2,58 4 502 2,57 4 2

Đảm bảo ngày công lao động, ra vào lớp đúng giờ

41 3 Đổi mới phương pháp

dạy học 72 2,06 12 356 2,23 12 428 2,19 12 4 Thực hiện chương trình

dạy học 89 2,54 4 411 2,57 5 500 2,56 5 5 Chuẩn bị bài dạy trước

khi lên lớp 92 2,63 2 426 2,66 2 518 2,66 2 6

Thực hiện chế độ kiểm tra, chấm trả bài, đánh giá kết quả học tập của học sinh 87 2,49 6 396 2,48 6 483 2,48 6 7 Làm và sử dụng đồ dùng dạy học, thực hiện các tiết thực hành, thí nghiệm trong chương trình

78 2,23 11 380 2,38 10 458 2,35 11

8 Thực hiện quy định về

hồ sơ chuyên môn 88 2,51 5 416 2,60 3 504 2,58 3 9

Học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực giảng dạy

83 2,37 8 392 2,45 8 475 2,44 8 10 QL hoạt động nhận thức

thức của học sinh 82 2,34 9 390 2,44 9 472 2,42 9 11

QL hoạt động giao tiếp của học sinh trong quá trình học tập

80 2,29 10 380 2,38 10 460 2,36 10

12

Tổ chức phụ đạo học sinh kém, bồi dưỡng học sinh giỏi

85 2,43 7 396 2,48 6 481 2,47 7

X = 2,43 X = 2,49 X = 2,48

Qua bảng 2.3 cho thấy: Mức độ thực hiện các hoạt động dạy học của giáo viên được các đối tượng khảo sát đánh giá ở mức độ trung bình. Thứ bậc mức độ thực hiện các hoạt động dạy học của giáo viên được đánh giá không đều nhau. Các nội dung được đánh giá tốt hơn như nội dung 2, mức độ hoạt động đánh giá thấp nhất là nội dung 3 rồi đến nội dung 7.

So sánh hai luồng ý kiến đánh giá, cán bộ QL với tổ trưởng chuyên môn và giáo viên có sự đồng thuận cao về mức độ thực hiện hoạt động dạy học của giáo viên, các nội dung đều có mức độ trung bình. Có sự khác biệt nhưng không

42

đáng kể, xu hướng tổ trưởng chuyên môn & giáo viên đánh giá mức độ thực hiện cao hơn cán bộ quản lý.

2.2.2.2. Thực trạng hoạt động của tổ chuyên môn

Bảng 2.4. Đánh giá về mức độ thực hiện các hoạt động của tổ chuyên môn

T T Nội dung CBQL TTCM&GV Tổng hợp chung Σ X Thứ bậc Σ X Thứ bậc Σ X Thứ bậc 1 Thực hiện quy định về chế độ sinh hoạt tổ chuyên môn hàng tháng 88 2,51 2 402 2,51 2 490 2,51 2 2

Tổ chuyên môn giúp giáo viên thực hiện chương trình dạy học

86 2,46 3 398 2,49 3 484 2,48 3

3

Tổ chức các hoạt động giúp giáo viên chuẩn bị bài dạy có chất lượng tốt

84 2,40 5 395 2,47 5 479 2,46 5

4

Tổ chức các hoạt động nâng cao chất lượng giờ dạy trên lớp của giáo viên

82 2,34 6 390 2,44 6 472 2,42 6

5

Tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh

80 2,29 7 380 2,38 7 460 2,36 7 6 Tổ chức các hoạt động

ngoại khóa cho học sinh 78 2,23 8 379 2,37 8 457 2,34 8 7

Tổ chức phụ đạo học sinh kém, bồi dưỡng học sinh giỏi

85 2,43 4 398 2,49 3 483 2,48 4 8

Tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn cho giáo viên

76 2,17 9 378 2,36 9 454 2,33 9 9 Lập hồ sơ lưu trữ thông

tin và thống kê 89 2,54 1 403 2,52 1 492 2,52 1

X = 2,37 X = 2,45 X = 2,43

Số liệu bảng 2.4 cho thấy: Mức độ thực hiện các hoạt động của tổ chuyên môn được các đối tượng khảo sát đánh giá ở mức độ trung bình. Thứ bậc mức độ thực hiện các hoạt động của tổ chuyên môn được đánh giá không đều nhau.

43

Các nội dung được đánh giá tốt hơn như nội dung 9; mức độ hoạt động đánh giá thấp nhất là nội dung 8.

So sánh hai luồng ý kiến đánh giá, giữa cán bộ QL với tổ trưởng chuyên môn & giáo viên có sự đồng thuận cao về mức độ thực hiện các hoạt động của tổ chuyên môn, các nội dung đều có mức độ trung bình; Có sự khác biệt nhưng không đáng kể, xu hướng tổ trưởng chuyên môn & giáo viên đánh giá mức độ thực hiện cao hơn cán bộ quản lý.

2.3.Thực trạng QL hoạt động dạy học của các trƣờng THCS

2.3.1. QL hoạt động dạy học ở các trường

Để nắm bắt thực trạng công tác QL hoạt động dạy học ở các trường THCS trong huyện, tác giả luận văn đã tiến hành khảo sát lấy ý kiến của 05 lãnh đạo và chuyên viên phòng GD&ĐT, 35 cán bộ QL trường học (Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng), 60 tổ trưởng chuyên môn và 100 giáo viên các trường THCS đánh giá về mức độ thực hiện các biện pháp QL hoạt động dạy học của hiệu trưởng. Với phiếu trưng cầu ý kiến đã dùng chia làm hai nhóm: nhóm CBQL gồm lãnh đạo và chuyên viên Phòng GD&ĐT, cán bộ QL trường học; nhóm tổ trưởng chuyên môn và giáo viên (TTCM&GV), cách tính như mục 2.2.5.

2.3.1.1. Lập kế hoạch dạy học

Bảng 2.5: Đánh giá về mức độ thực hiện các biện pháp QL lập kế hoạch dạy học của Hiệu trƣởng T T Các biện pháp quản CBQL TTCM&GV Tổng hợp chung Σ X Thứ bậc Σ X Thứ bậc Σ X Thứ bậc 1 Hiệu trưởng nắm vững nguyên tắc, cấu tạo chương trình dạy học của cấp học

115 2,88 1 458 2,86 1 573 2,87 1

2

Hiệu trưởng giúp giáo viên nắm vững chương trình dạy học và hướng dẫn những thay đổi (nếu có) về chương trình dạy học

113 2,83 3 454 2,84 3 567 2,84 3

3 Xây dựng kế hoạch

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học các trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện sông lô, tỉnh vĩnh phúc luận văn ths giáo dục học (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)