2.3.2.1. Phân cấp QL hoạt động dạy học ở trường THCS
Phòng GD&ĐT có trách nhiệm giúp Ủy ban nhân dân huyện thực hiện chức năng QL nhà nước về giáo dục trên địa bàn huyện. Về công tác chuyên môn, Phòng GD&ĐT giúp Ủy ban nhân dân huyện QL công tác chuyên môn nghiệp vụ. Cụ thể: Phổ biến, quán triệt nhiệm vụ năm học, nhiệm vụ dạy học đến các trường. Xây dựng kế hoạch chuyên môn của Phòng, đồng thời chỉ đạo các trường lập kế hoạch dạy học. Tổ chức, chỉ đạo các trường thực hiện kế hoạch dạy học. Thanh tra, phân tích đánh giá, tổng kết hoạt động dạy và học trong nhà trường, đồng thời hướng dẫn và kiểm tra công tác tự kiểm tra trong nội bộ trường học.
Hiệu trưởng các trường THCS chịu trách nhiệm QL toàn diện hoạt động dạy học trong nhà trường. Trên cơ sở chương trình, kế hoạch giảng dạy của Bộ và Sở GD&ĐT, kế hoạch hoạt động chuyên môn của Phòng GD&ĐT, hiệu trưởng chỉ đạo việc xây dựng kế hoạch dạy học của nhà trường. Hiệu trưởng thực hiện công tác tổ chức trong QL hoạt động dạy học như phân công giữa hiệu trưởng và phó hiệu trưởng chuyên môn để QL hoạt động dạy học, xây dựng các tổ chuyên môn, phân công giảng dạy và chủ nhiệm, sắp xếp học sinh vào các lớp. Hiệu trưởng điều hành, lãnh đạo hoạt động giảng dạy của giáo viên và hoạt động học tập của học sinh. Kiểm tra hoạt động của tổ chuyên môn, hoạt động giảng dạy của giáo viên và hoạt động học tập của học sinh.
Tổ chuyên môn là tổ công tác của giáo viên, giúp hiệu trưởng điều hành và thực hiện hoạt động dạy học, trực tiếp QL lao động của giáo viên trong tổ.
54
Căn cứ vào nhiệm vụ của hoạt động dạy học các bộ môn trong kế hoạch năm học của nhà trường và các nhiệm vụ được giao cho tổ cụ thể hóa thành kế hoạch hoạt động của tổ. Tổ chuyên môn có các nhiệm vụ: Tổ chức giảng dạy các môn học do tổ phụ trách. Tổ chức QL kỷ luật chuyên môn và kỷ luật lao động của giáo viên trong tổ. Tổ chức các hoạt động nhằm trao đổi chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên trong tổ như: Tổ chức dự giờ, thăm lớp, tổ chức nghiên cứu học tập các phương pháp theo đặc thù của bộ môn, công tác cải tiến phương pháp giảng dạy theo hướng lấy học sinh làm trung tâm. Tổ chức kiểm tra các hoạt động giảng dạy của giáo viên trong tổ.
2.3.2.2. QL các nội dung của hoạt động dạy học
Để nắm bắt thực trạng công tác QL của Phòng GD&ĐT đối với hoạt động dạy học ở các trường THCS trong huyện, tác giả luận văn đã tiến hành khảo sát lấy ý kiến của 05 lãnh đạo - chuyên viên Phòng GD&ĐT, 35 cán bộ QL (hiệu trưởng, phó hiệu trưởng) đánh giá về mức độ thực hiện các biện pháp QL của Phòng GD&ĐT đối với hoạt động dạy học ở các trường THCS. Với phiếu trưng cầu ý kiến đã dùng, cách tính như mục 2.2.5.
55
Bảng 2.15. Đánh giá về mức độ thực hiện các biện pháp phổ biến, quán triệt nhiệm vụ năm học, nhiệm vụ dạy học
T T Các biện pháp quản lý LĐ&CV phòng GD&ĐT CBQL trƣờng học Tổng hợp chung Σ X Thứ bậc Σ X Thứ bậc Σ X Thứ bậc
1 Phổ biến, quán triệt
nhiệm vụ năm học 13 2,60 2 89 2,54 2 102 2,55 2 2
Hướng dẫn những thay đổi (nếu có) về nhiệm vụ dạy học
12 2,40 3 83 2,37 3 95 2,38 3 3
Chỉ đạo triển khai các công tác chuẩn bị khai giảng năm học mới
14 2,80 1 92 2,63 1 106 2,65 1
X = 2,60 X = 2,51 X = 2,53
Qua bảng 2.15 cho thấy:
- Các biện pháp phổ biến, quán triệt nhiệm vụ năm học, nhiệm vụ dạy học của Phòng GD&ĐT được các đối tượng khảo sát đánh giá ở mức độ tốt. Thứ bậc mức độ thực hiện các biện pháp phổ biến, quán triệt nhiệm vụ năm học, nhiệm vụ dạy học của Phòng GD&ĐT được đánh giá không đều nhau. So sánh hai luồng ý kiến đánh giá, giữa lãnh đạo & chuyên viên Phòng GD&ĐT với cán bộ QL các trường đều có sự đồng thuận cao về mức độ thực hiện các biện pháp phổ biến, quán triệt nhiệm vụ năm học, nhiệm vụ dạy học của Phòng GD&ĐT, các biện pháp đều có mức độ thực hiện tốt, thể hiện lãnh đạo & chuyên viên Phòng GD&ĐT có X = 2,60, cán bộ QL có X = 2,51. Có sự khác biệt nhưng không đáng kể, xu hướng lãnh đạo & chuyên viên Phòng GD&ĐT đánh giá mức độ thực hiện các biện pháp cao hơn so với cán bộ QL các trường.
56
Bảng 2.16: Đánh giá về mức độ thực hiện các biện pháp chỉ đạo, hƣớng dẫn các trƣờng lập kế hoạch dạy học T T Các biện pháp quản lý LĐ&CV phòng GD&ĐT CBQL trƣờng học Tổng hợp chung Σ X Thứ bậc Σ X Thứ bậc Σ X Thứ bậc 1
Cung cấp các thông tin, tài liệu cần thiết cho nhà trường trong công tác lập kế hoạch dạy học 13 2,60 1 90 2,57 1 103 2,58 1 2 Tư vấn, hỗ trợ công tác lập kế hoạch dạy học của nhà trường 11 2,20 2 75 2,14 2 86 2,15 2 3 Thẩm định, phê duyệt kế hoạch dạy học 8 1,60 3 60 1,71 3 68 1,70 3 X = 2,13 X = 2,14 X = 2,14
Qua bảng 2.16 cho thấy:
Các biện pháp chỉ đạo, hướng dẫn các trường lập kế hoạch dạy học của Phòng GD&ĐT được các đối tượng khảo sát đánh giá ở mức độ trung bình. Qua đó nhận thấy rằng, việc chỉ đạo các nhà trường lập kế hoạch, đặc biệt là công tác tư vấn, hỗ trợ công tác lập kế hoạch dạy học của các nhà trường của phòng GD&ĐT còn ở mức trung bình. Thứ bậc mức độ thực hiện các biện pháp chỉ đạo, hướng dẫn các trường lập kế hoạch dạy học của Phòng GD&ĐT được đánh giá không đều nhau. So sánh hai luồng ý kiến đánh giá giữa lãnh đạo & chuyên viên Phòng GD&ĐT với cán bộ QL các trường có sự đồng thuận cao về mức độ thực hiện các biện pháp chỉ đạo, hướng dẫn các trường lập kế hoạch dạy học, các biện pháp đều có mức độ trung bình - thể hiện lãnh đạo & chuyên viên Phòng GD&ĐT có X = 2,13; cán bộ QL các trường có X = 2,14. Có sự khác biệt nhưng không đáng kể.
57
Bảng 2.17: Đánh giá về mức độ thực hiện các biện pháp tổ chức, chỉ đạo thực hiện kế hoạch dạy học
T T Các biện pháp quản lý LĐ&CV phòng GD&ĐT CBQL trƣờng học Tổng hợp chung Σ X Thứ bậc Σ X Thứ bậc Σ X Thứ bậc 1
Chỉ đạo các trường xây dựng nề nếp, kỷ cương trong hoạt động giảng dạy của giáo viên
13 2,60 1 90 2,57 1 103 2,58 1
2
Chỉ đạo việc thực hiện chương trình, kế hoạch giảng dạy của Bộ và Sở GD&ĐT
12 2,40 3 80 2,29 5 92 2,30 5
3
Chỉ đạo các trường xây dựng nề nếp kỷ cương trong hoạt động học tập của học sinh
12 2,40 3 84 2,40 2 96 2,40 3
4
Chỉ đạo việc giáo dục động cơ học tập của học sinh
10 2,00 6 78 2,23 6 88 2,20 6 5
Chỉ đạo phối hợp các hoạt động trong giờ lên lớp và ngoài giờ lên lớp
12 2,40 3 82 2,34 4 94 2,35 4 6
Chỉ đạo công tác phụ đạo học sinh yếu, kém; bồi dưỡng học sinh giỏi
13 2,60 1 84 2,40 2 97 2,43 2
X = 2,40 X = 2,37 X = 2,38
Qua bảng 2.17 cho thấy:
Các biện pháp tổ chức, chỉ đạo thực hiện kế hoạch dạy học của Phòng GD&ĐT được các khách thể đánh giá ở mức độ trung bình (thể hiện điểm trung bình chung của cả 6 biện pháp là X = 2,38), trong đó công tác chỉ đạo việc giáo dục động cơ học tập, chỉ đạo việc thực hiện chương trình, kế hoạch dạy học được đánh giá thấp hơn so với các nội dung khảo sát.
Thứ bậc mức độ thực hiện các biện pháp tổ chức, chỉ đạo thực hiện kế hoạch dạy học của Phòng GD&ĐT được đánh giá không đều nhau. So sánh hai luồng ý kiến đánh giá giữa lãnh đạo & chuyên viên Phòng GD&ĐT với cán bộ QL các trường có sự đồng thuận cao về mức độ thực hiện các biện pháp tổ chức, chỉ đạo thực hiện kế hoạch dạy học của Phòng GD&ĐT, các biện pháp đều có mức độ trung bình. Tuy nhiên qua khảo sát giữa lãnh đạo - chuyên viên Phòng
58
GD&ĐT và CBQL các trường đã có sự khác biệt (trong biện pháp chỉ đạo công tác phụ đạo học sinh yếu kém, bồi dưỡng họ sinh giỏi, trong khi phòng GD&ĐT đánh giá X = 2,60 thì CBQL đánh giá X = 2,43).
*Kiểm tra, đánh giá thực hiện kế hoạch dạy học
Bảng 2.18: Đánh giá về mức độ thực hiện các biện pháp kiểm tra, đánh giá thực hiện kế hoạch dạy học
T T Các biện pháp quản lý LĐ&CV phòng GD&ĐT CBQL trƣờng học Tổng hợp chung Σ X Thứ bậc Σ X Thứ bậc Σ X Thứ bậc 1
Thanh tra toàn diện các mặt công tác của các
trường học 13 2,60 1 92 2,63 1 105 2,63 1 2
Kiểm tra thường xuyên/đột xuất thực hiện kế hoạch dạy học của các nhà trường
10 2,00 4 80 2,29 4 90 2,25 4 3 Thanh tra hoạt động sư
phạm của giáo viên 12 2,40 2 90 2,57 2 102 2,55 2 4
Hướng dẫn và kiểm tra công tác kiểm tra của Hiệu trưởng và việc tự kiểm tra nội bộ trường học
11 2,20 3 84 2,40 3 95 2,38 3
X = 2,30 X = 2,47 X = 2,45
Qua bảng 2.18 cho thấy:
- Các biện pháp kiểm tra, đánh giá thực hiện kế hoạch dạy học của Phòng GD&ĐT được các đối tượng khảo sát đánh giá ở mức độ trung bình. Thứ bậc mức độ thực hiện các biện pháp kiểm tra, đánh giá thực hiện kế hoạch dạy học của Phòng GD&ĐT được đánh giá không đều nhau. So sánh hai luồng ý kiến đánh giá của lãnh đạo & chuyên viên Phòng GD&ĐT với CBQL các trường có sự đồng thuận khá cao về mức độ thực hiện các biện pháp kiểm tra, đánh giá thực hiện kế hoạch dạy học của Phòng GD&ĐT, các biện pháp đều có mức độ thực hiện trung bình, thể hiện lãnh đạo & chuyên viên Phòng GD&ĐT có X = 2,30, cán bộ QL có X = 2,47. Có sự khác biệt nhưng không đáng kể, xu hướng CBQL các trường đánh giá mức độ thực hiện các biện pháp cao hơn so với lãnh đạo & chuyên viên Phòng GD&ĐT như biện pháp 3 - lãnh đạo & chuyên viên
59
Phòng GD&ĐT đánh giá mức trung bình có X = 2,40; CBQL các trường đánh giá mức độ tốt có X = 2,57.