* Hoạt động dạy học chiếm hầu hết thời gian lao động của thầy và trò và là điều quan tâm của toàn xã hội. Hoạt động dạy học quyết định chủ yếu chất lượng giáo dục của nhà trường, do đó Phòng GD&ĐT phải tập trung công sức để QL có hiệu quả hoạt động dạy học ở các cơ sở giáo dục trên địa bàn huyện.
* Công tác QL hoạt động dạy học ở các nhà trường
Cũng như mọi quá trình QL khác, việc QL hoạt động dạy và học yêu cầu Phòng GD&ĐT phải thực hiện tốt các chức năng quản lý, bao gồm công tác kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo điều hành, kiểm tra để hoàn thành các mục tiêu của hoạt động dạy và học.
1.5.2.1. Kế hoạch hóa hoạt động dạy học
Lập kế hoạch là ra quyết định, nó bao gồm việc lựa chọn một đường lối hành động mà Phòng GD&ĐT sẽ thực hiện trong tương lai.
Lập kế hoạch có nghĩa là: xác định trước xem phải làm cái gì? làm thế nào? vào khi nào và ai sẽ làm?. Như vậy, nó là công cụ để tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra, đánh giá các hoạt động dạy học ở trường THCS thuộc phạm vi, thẩm quyền QL của phòng GD&ĐT cấp huyện.
Việc kế hoạch hóa hoạt động dạy học phải dựa vào: - Biên chế năm học
- Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học - Kế hoạch của phòng
- Tình hình thực tế của địa phương
Trên cơ sở đó, Phòng GD&ĐT xây dựng kế hoạch về thời gian để thực hiện các hoạt động dạy học trong năm học.
27
Kế hoạch này bao gồm các nhiệm vụ chính của hoạt động dạy học phải thực hiện trong năm học. Các hoạt động này sẽ được sắp xếp theo thời gian để các trường chủ động thực hiện.
Chỉ đạo các trường làm tốt công tác kế hoạch
Trên cơ sở kế hoạch của Phòng cũng như kế hoạch về thời gian nói trên, Phòng GD&ĐT chỉ đạo các trường làm tốt công tác kế hoạch cho các hoạt động dạy học trong nhà trường, từ kế hoạch về thời gian thực hiện các hoạt động dạy học chính như đã nói ở trên đến kế hoạch cho các tổ chức và cá nhân giáo viên trong nhà trường (kế hoạch tổ chuyên môn, kế hoạch của giáo viên). Nội dung kế hoạch phải bao gồm các mục tiêu, các biện pháp kèm theo các chương trình hoạt động cụ thể.
1.5.2.2. Xây dựng cơ cấu tổ chức QL hoạt động dạy học
- Xây dựng bộ máy biên chế ở Phòng và ở các trường
+ Ở Phòng: Thông tư liên tịch số 47/2011/TTLT-BGDĐT-BNV của liên Bộ Giáo dục - Đào tạo và Bộ Nội vụ hướng dẫn về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và biên chế của Sở GD&ĐT thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Phòng GD&ĐT thuộc UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.
+ Ở các trường: Thực hiện theo Thông tư Liên tịch số 35/2006/TTLT/ BGDĐT-BNV của Liên Bộ Giáo dục - Đào tạo và Bộ Nội vụ Hướng dẫn định mức biên chế viên chức ở các cơ sở giáo dục phổ thông công lập.
- Chỉ đạo công tác tổ chức trong hoạt động dạy và học ở các trường: Trưởng Phòng GD&ĐT chỉ đạo hiệu trưởng thực hiện tốt công tác tổ chức trong hoạt động dạy học
1.5.2.3. Chỉ đạo hoạt động dạy học trong các trường
- Chỉ đạo việc điều hành hoạt động giảng dạy của giáo viên
+ Chỉ đạo xây dựng nề nếp, kỷ cương trong hoạt động giảng dạy của giáo viên.
+ Chỉ đạo việc thực hiện chương trình và kế hoạch giảng dạy của Bộ và Sở GD&ĐT.
28
Để đảm bảo việc thực hiện chương trình phòng GD&ĐT cần thực hiện các yêu cầu sau:
Cung cấp đầy đủ tài liệu, sách giáo khoa, sách hướng dẫn giảng dạy, đồ dùng giảng dạy đến các trường.
Yêu cầu hiệu trưởng chỉ đạo chặt chẽ việc xây dựng kế hoạch giảng dạy của từng tổ chuyên môn, của từng lớp, và của từng giáo viên trong từng tuần, từng tháng, từng học kỳ và cả năm. Đồng thời tiến hành kiểm tra thường xuyên việc thực hiện và kịp thời đúc rút kinh nghiệm tốt để phổ biến rộng rãi.
Yêu cầu Hiệu trưởng tổ chức tốt các cuộc thảo luận chuyên đề của hội đồng giáo viên và chỉ đạo tốt các nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn làm cho các tổ chức này thực sự đi vào các vấn đề quan trọng nhất cũng như các vấn đề khó của chương trình, thực sự trao đổi, học tập kinh nghiệm tiên tiến (của trường mình và của trường khác) là nơi giáo viên bồi dưỡng lẫn nhau và tự bồi dưỡng, là nơi giáo viên thực hiện việc tư kiểm tra công việc của mình.
Yêu cầu Hiệu trưởng nên thường xuyên kiểm tra việc thực hiện chương trình thông qua việc dự giờ, thăm lớp, kiểm tra phiếu báo giảng, vở ghi của học sinh, các bài kiểm tra, điểm số thực hiện của giáo viên. Đồng thời chỉ đạo Hiệu trưởng các nhà trường đảm bảo các yêu cầu, điều kiện cở sở vật chất để giáo viên và học sinh có điều kiện giảng dạy và học tập tốt nhất.
- Chỉ đạo điều hành hoạt động học tập của học sinh
+ Chỉ đạo các trường xây dựng nề nếp kỷ cương trong hoạt động học tập của học sinh.
+ Chỉ đạo việc giáo dục động cơ học tập của học sinh.
+ Tổ chức phối hợp các hoạt động học tập trong giờ lên lớp và ngoài giờ lên lớp.
+ Chỉ đạo công tác công tác phụ đạo học sinh kém và bồi dưỡng học sinh giỏi.
1.5.2.4. Thanh tra, kiểm tra đánh giá hoạt động dạy học trong nhà trường
Thanh kiểm tra hoạt động dạy học trong nhà trường là một chức năng quan trọng của phòng GD&ĐT. Nó thu hút nhiều thời gian và công sức của lãnh
29
đạo cũng như cán bộ phòng GD&ĐT. Công tác này diễn ra trong suốt năm học, từ khi chuẩn bị khai giảng đến khi kết thúc năm học.
- Nội dung công tác thanh tra giáo dục huyện gồm tất cả các hoạt động của nhà trường, nhưng cần đặc biệt chú ý những nội dung chính sau:
+ Thanh tra việc giảng dạy, giáo dục của giáo viên ở các trường thuộc phạm vi QL của huyện.
+ Hướng dẫn và kiểm tra công tác kiểm tra của hiệu trưởng và việc tự kiểm tra trong nội bộ trường học.
+ Thanh tra xét khiếu tố, QL việc xét khiếu tố theo phân cấp của UBND huyện.
- Tổ chức lực lượng thanh tra: Trưởng phòng GD&ĐT huyện phụ trách công tác thanh tra. Tổ chức ở mỗi phòng GD&ĐT một tổ thanh tra giáo dục. Trưởng phòng GD&ĐT đề nghị Giám đốc Sở GD&ĐT bổ nhiệm một số hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, giáo viên có phẩm chất và năng lực chuyên môn tốt làm công tác cộng tác viên thanh tra cho phòng GD&ĐT.
- Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ thanh kiểm tra: phòng GD&ĐT phải hướng dẫn hiệu trưởng các trường thực hiện tốt việc tự kiểm tra trong trường học và xây dựng kế hoạch thanh tra các trường thuộc phạm vi QL của phòng.
+ Hướng dẫn các trường thực hiện công tác kiểm tra: Hiệu trưởng có trách nhiệm kiểm tra mọi thành viên trong trường học. Phó Hiệu trưởng, tổ trưởng chuyên môn và các giáo viên tham gia công tác kiểm tra theo sự phân công của hiệu trưởng.
+ Xây dựng kế hoạch thanh tra và tổ chức thực hiện kế hoạch thanh tra: phòng GD&ĐT phải xây dựng kế hoạch thanh tra và tổ chức thực hiện kế hoạch thanh tra để nắm được tình hình hoạt động dạy học trên địa bàn một cách kịp thời, phát hiện những lệch lạc để nhắc nhở, điều chỉnh bảo đảm các trường thực hiện tốt hoạt động giảng dạy và học tập.
1.5.2.5. Chỉ đạo nhân rộng các điển hình tiên tiến về hoạt động dạy học.
Trong công tác QL hoạt động dạy học, Phòng GD&ĐT cần tìm biện pháp nhân rộng các điển hình tiên tiến. Đây là một công tác QL có ý nghĩa hết sức
30
quan trọng, giúp cho giáo dục trên địa bàn huyện phát triển đồng đều, hạn chế các đơn vị yếu kém.
1.6. Các yếu tố ảnh hƣởng đến QL của phòng GD&ĐT đối với hoạt động dạy học ở trƣờng THCS
1.6.1. Mục tiêu và nội dung giáo dục
* Mục tiêu giáo dục
Hoạt động đầu tiên của việc QL hoạt động dạy học là xác định mục tiêu và các chuẩn mực cần đạt được. Trọng tâm của hoạt động này là tuyên bố về các mục tiêu và chuẩn mực cần đạt tới mà các bên tham gia của quá trình dạy học cùng cam kết thực hiện.
Mục tiêu đào tạo của trường THCS: “Giáo dục THCS nhằm giúp HS củng cố và phát triển những kết quả của giáo dục TH; có học vấn phổ thông ở trình độ cơ sở và những hiểu biết ban đầu về kỹ thuật và hướng nghiệp để tiếp tục học THPT, trung cấp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động”.
Trường THCS là nơi giúp HS phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản nhằm hình thành nhân cách con người Việt Nam XHCN… Xây dựng tư cách và trách nhiệm của công dân, và có thêm yêu cầu được phát triển năng khiếu (về môn học) để chuẩn bị cho các em tiếp tục học lên THPT. Như vậy có thể nói mục tiêu giáo dục của nhà trường THCS là mục tiêu kép: Vừa rèn luyện, hoàn thành nhân cách cho mỗi HS đồng thời cung cấp khối lượng kiến thức cơ bản, toàn diện giúp các em tiếp tục học lên bậc học cao hơn hoặc trở thành những lao động có ích cho đất nước.
* Nội dung giáo dục
Nội dung giáo dục ở trường THCS phải đảm bảo yêu cầu giáo dục toàn diện cho HS theo như Luật giáo dục đã quy định, nội dung chương trình phải phù hợp với đặc điểm tâm lý nhận thức của HS.
Thời lượng dạy học trước hết phải đảm bảo dạy đủ, đúng nội dung môn học được quy định theo chương trình hiện hành. Nội dung giáo dục đảm bảo tính liên thông, kế thừa của các bậc học trước, đảm bảo tính vừa sức, phù hợp với sự phát triển đối với học sinh từng bậc học.
31
1.6.2. Đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý
* Chất lượng giáo viên trường trung học cơ sở
Để thực hiện tốt nhiệm vụ đào tạo thế hệ HS có kiến thức THCS tốt để tiếp tục học lên bậc học THPT học nghề, một bộ phận các em sẽ bước vào cuộc sống lao động, cũng như có một cơ sở vững chắc để đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao và bồi dưỡng nhân tài cho đất nước, đòi hỏi đội ngũ GV THCS phải là những người có chuyên môn vững, nghiệp vụ sư phạm tốt.
- Người GV THCS phải là người có chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm vững vàng, có tư cách đạo đức đúng mực. Ngoài việc thực hiện các nhiệm vụ của người GV, các giờ dạy theo sách giáo khoa hiện hành, người GV còn phải luôn luôn tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, bổ sung cập nhật thêm thông tin, tri thức mới.
- Đối với bậc học THCS, yêu cầu trình độ chuẩn với giáo viên là tốt nghiệp cao đẳng sư phạm. Đại bộ phận đội ngũ cán bộ giáo viên trẻ là đạt chuẩn và trên chuẩn, bên cạnh đó còn tồn tại một bộ phận không nhỏ số GV có thâm niên công tác cao, được đào tạo từ trung cấp, hoặc hệ trung học, điều này gây ảnh hưởng không nhỏ đến việc phân công giảng dạy tại các nhà trường THCS.
* Cán bộ quản lý
Người cán bộ QL trực tiếp điều hành và QL nhà trường, do vậy CBQL giữ một vai trò hết sức quan trọng trong việc đảm bảo chất lượng dạy học của nhà trường.
QL và điều hành cũng được coi là yếu tố tác động đến chất lượng, bởi nó liên quan đến quá trình ra chính sách, tạo dựng bộ máy và quy trình QL để thực hiện các chính sách này. Khi xem xét QL , điều hành như một yếu tố chất lượng thì các cấu trúc, quá trình và quy trình ra chính sách, thực thi công tác QL là rất quan trọng.
1.6.3. Đối tượng tuyển sinh
Để đáp ứng mục tiêu đào tạo của trường THCS thì chất lượng tuyển sinh đầu cấp có một ý nghĩa cực kỳ quan trọng, công tác tuyển sinh phải giúp
32
nhà trường tuyển được những HS được công nhận đã hoàn thành chương trình học tập ở bậc tiểu học.
Trong thực tế hiện nay, ở các trường THCS miền núi nói chung, chất lượng HS sau khi hoàn thành bậc THCS còn rất thấp, điều này còn tồn tại do nhiều nguyên nhân: Trình độ dân trí ở các vùng này còn thấp, sự quan tâm đầu tư cho giáo dục THCS chưa thỏa đáng, chất lượng dạy học còn chưa hiệu quả…, bên cạnh đó nguyên nhân về bệnh thành tích vẫn còn tồn tại, việc đẩy chất lượng lên để hoàn thành phổ cập giáo dục THCS vẫn diễn ra ở một số nơi. Điều này dẫn đến chất lượng HS sau khi hoàn thành chương trình THCS rất thấp ở các khu vực miền núi. Chất lượng THCS thấp là một khó khăn rất lớn cho công tác tuyển sinh đầu vào của cấp THCS.
Chất lượng đầu vào thấp, khiến quá trình đào tạo kiến thức THCS gặp nhiều khó khăn, trình độ HS không đồng đều, không có kiến thức cơ bản để tiếp tục nắm bắt hệ thống kiến thức cao hơn, điều này dẫn đến tình trạng GV THCS mất nhiều thời gian để củng cố lấp lỗ hổng về kiến thức cho HS, gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng và hiệu quả hoạt động dạy học ở cấp THCS.
1.6.4. Cơ sở vật chất và các điều kiện phục vụ cho hoạt động dạy học
Cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học là phương tiện vật chất quan trọng, là điều kiện không thể thiếu trong các thành tố cấu trúc hoạt động dạy học, yếu tố này quyết định sự thành bại của việc nâng cao hiệu quả hoạt động dạy học, nâng cao chất lượng dạy học. Điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật phục vụ dạy học như lớp học, bàn ghế, bảng đen, máy chiếu, các phòng thí nghiệm thực hành, các phòng chức năng… mà đầy đủ thì chất lượng dạy học sẽ được cải thiện, giáo viên có điều kiện đổi mới phương pháp dạy học. Với các nhà quản lý, cơ sở vật chất và các trang thiết bị dạy học là điều kiện để họ yêu cầu giáo viên dạy tốt, học sinh học tốt, đặc biệt trong chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học không thể tách rời việc đảm bảo đầy đủ các phương tiện phục vụ hoạt động dạy học. Nếu cơ sở vật chất thiếu thốn, trang thiết bị dạy học lạc hậu thì hiệu trưởng hay các cấp QL rất khó khăn trong việc yêu cầu giáo viên đổi mới phương pháp, cải thiện chất lượng dạy học. Vì thế, đây là một yếu tố rất
33
quan trọng ảnh hưởng đến QL hoạt động dạy học của các nhà trường và của phòng GD&ĐT. Muốn QL tốt một hoạt động thì ngoài việc nắm vững hoạt động đó thì việc tạo điều kiện vật chất cho hoạt động cũng là mọt yêu cầu không thể thiếu được. Đó là chưa kể các điều kiện cơ sở vật chất để giám sát hoạt động dạy học như hệ thống camera theo dõi lớp học, mạng nội bộ để trao đổi chuyên môn và lưu trữ dữ kiệu phục vụ quản lý…
Tiểu kết chƣơng 1
Hoạt động dạy học là hoạt động đặc trưng, quyết định chủ yếu đến chất lượng giáo dục của nhà trường và là lý do tồn tại của nhà trường. QL hoạt động dạy học ở nhà trường có nhiều chủ thể, đó là Hiệu trưởng, tổ chuyên môn, giáo viên, các cấp QL nhà nước về giáo dục. Theo đó, chức năng, nội dung QL hoạt động dạy học đối với trường học của mỗi loại chủ thể là khác nhau nhưng đều nhằm mục đích chung là hoàn thành các mục tiêu của hoạt động dạy học, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.
Với chức năng của mình, phòng GD&ĐT có những biện pháp QL hoạt