MỤC TIÊU, PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÁC DOANH

Một phần của tài liệu Tổ chức công tác kế toán quản trị trong các doanh nghiệp thuộc tổng công ty công nghiệp ô tô việt nam (Trang 133)

Trải qua gần năm thập kỷ (1964 – 2015) thể hiện bề dày lịch sử của ngành cơ khí, Tổng công ty Công nghiệp ô tô Việt Nam nói chung hay các doanh nghiệp thuộc Tổng công ty mong muốn có được sự hợp tác của các đối tác trong và ngoài nước, từ mọi thành phần kinh tế để chung tay cùng phát triển.

Để thực hiện được Chiến lược phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035 theo Quyết định số 1168/QĐ-TTg ngày 16 tháng 7 năm 2014, Tổng công ty Công nghiệp ô tôViệt Nam thấy rằng còn rất nhiều việc phải làm:

- Đó là tái cấu trúc lại Tổng công ty để có mô hình tổ chức sản xuất kinh doanh gọn nhẹ, hợp lý, có hiệu quảđảm bảo thực hiện nhiệm vụ của chính phủ

và nhà nước giao và luôn bảo toàn phát triển vốn trên cơ sở thực hiện Quyết định số 613/QĐ-BGTVT ngày 21 tháng 3 năm 2012 của Bộ Giao thông Vận tải.

- Bảo toàn và sử dụng hiệu quả nguồn vốn nhà nước, tập trung phát triển nguồn vốn để phát triển sản xuất kinh doanh. Tổng công ty, các công ty con phải chuyển đổi sang mô hình công ty cổ phần để phát triển. Phần vốn nhà nước trong các công ty chỉ nắm chi phối ở các lĩnh vực trọng điểm.

- Xây dựng Tổng công ty Công nghiệp ô tô Việt Nam mạnh hơn, hiệu quả

hơn trên cơ sở sử dụng hợp lý các nguồn lực; năng lực quản trị doanh nghiệp, liên kết cao hơn về tài chính, công nghệ và thị trường.

- Xây dựng các doanh nghiệp thuộc Tổng công ty Công nghiệp ô tô Việt Nam có quy mô và sức cạnh tranh cao.

- Đổi mới quản lý, phân công phân nhiệm rõ ràng cụ thể đến từng đơn vị, cá nhân để phát huy tính sáng tạo chủđộng trong công việc.

- Triển khai đồng bộ chiến lược về sản phẩm, thị trường. Trước mắt cơ cấu lại các dòng sản phẩm cơ khí ô tô truyền thống và phát triển sản xuất sản phẩm mới trên cơ sở đó tạo cơ hội mở ra hướng phát triển cho Tổng công ty công

nghiệp ô tô Việt Nam gắn với chương trình phát triển công nghiệp ô tô của Chính phủ.

- Mở rộng đầu tư các doanh nghiệp vận tải trong Tổng công ty Công nghiệp ô tô Việt Nam theo hướng đầu tư phương tiện, mở rộng luồng tuyến, xây dựng kho bãi phục vụ vận chuyển hàng hóa. Nghiên cứu ứng dụng thiết bị

tiên tiến trong vận hành quản lý vận tải, sử dụng các công nghệ xanh góp phần tham gia các chương trình mang tính xã hội.

- Xây dựng ngành công nghiệp ô tô Việt Nam bằng những sản phẩm mang thương hiệu Việt Nam phục vụ thị trường trong nước và xuất khẩu.

Mc tiêu phát trin t nay đến 2035

• Sản xuất các loại xe khách, xe buýt và xe tải đạt tối đa tỷ lệ sản xuất trong nước, đáp ứng phần lớn nhu cầu trong nước và vươn tới xuất khẩu sang nhiều thị trường mới.

• Phát triển sản xuất các loại xe con (4-15 chỗ) với tỷ lệ nội địa hoá cao

đáp ứng nhu cầu ngày một tăng của thị trường trong nước.

• Sản xuất lắp ráp động cơ Diesel dùng cho ô tô đáp ứng nhu cầu lắp ráp ô tô của Tổng công ty và các doanh nghiệp trong nước, với tỷ lệ phần sản xuất trong nước đạt từ 30% trở lên.

• Sản xuất lắp ráp hộp số, cầu chủđộng đáp ứng yêu cầu sản xuất lắp ráp khung gầm ô tô với tỷ lệ phần sản xuất trong nước đạt 30% trở lên.

• Tăng cường sản xuất phụ tùng ô tô các loại đáp ứng nhu cầu tăng tỷ lệ

nội địa hoá.

• Duy trì phát triển sản xuất các lĩnh vực khác như sản xuất xe máy, máy xây dựng phục vụ thi công đường bộ, kết cấu thép…

3.2. NHNG YÊU CU CƠ BN CA VIC HOÀN THIN T CHC CÔNG TÁC K TOÁN QUN TR TRONG CÁC DOANH NGHIP THUC TNG CÔNG TY CÔNG NGHIP Ô TÔ VIT NAM

Th nht, T chc KTQT trong các doanh nghip thuc Tng công ty Công nghip ô tô Vit Nam phi đảm bo vn dng hp lý các văn bn hướng dn v t chc KTQT và tôn trng các quy định v t chc KTQT ca Vit Nam

Trước hết KTQT nằm trong hệ thống kế toán doanh nghiệp, vì vậy việc tổ chức công tác KTQT trong các doanh nghiệp thuộc Tổng công ty Công

nghiệp ô tô Việt Nam phải tuân thủ các nguyên tắc kế toán nói chung, đồng thời tuân thủ các quy định riêng của Nhà nước với KTQT. Luật kế toán, chuẩn mực kế toán và chếđộ kế toán hiện hành vẫn là căn cứđể tổ chức công tác KTQT. Trên cơ sở đó đảm bảo tính thống nhất trong quản lý của Nhà nước. Đồng thời khẳng định kế toán là công cụ quản lý có hiệu quả mọi hoạt

động kinh tế tài chính để cung cấp thông tin trung thực, hợp lý, đầy đủ và kịp thời cho các đối tượng sử dụng.

Th hai, T chc công tác kế toán qun tr trong các doanh nghip thuc Tng công ty Công nghip ô tô Vit Nam phi phù hp đặc thù sn xut kinh doanh và tho mãn yêu cu qun lý ca doanh nghip

Tổ chức công tác KTQT phải dựa trên cơ cấu tổ chức hiện tại của doanh nghiệp, tiếp nhận có chọn lọc, không phá vỡ kết cấu tổ chức hiện tại. Mặt khác, mỗi doanh nghiệp có đặc điểm cụ thể khác nhau, yêu cầu quản lý khác nhau nên đòi hỏi phải đáp ứng yêu cầu này. Tổ chức công tác KTQT phải xác định được chức năng, nhiệm vụ, mối quan hệ giữa các bộ phận trong doanh nghiệp để thực hiện việc thu thập, cung cấp và xử lý các thông tin liên quan.

Hiện nay khi Việt Nam đã gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) thì sự cạnh tranh càng gay gắt nên KTQT có vai trò rất quan trọng. KTQT cần xác định được nguồn lực đã tiêu hao trong quá trình sản xuất và kinh doanh, nhận diện được chi phí đã phát sinh để có thể quản lý tốt chi phí, nghiên cứu mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận cùng ứng dụng các thông tin thích hợp để ra các quyết định phù hợp. KTQT phải thu thập, xử lý các thông tin liên quan một cách đồng bộ, đầy đủ ở tất cả các bộ phận, các

đơn vị trong doanh nghiệp.

Sản xuất linh kiện và lắp ráp ô tô là một ngành sản xuất kinh doanh đặc thù. Sản phẩm tại các doanh nghiệp thuộc Tổng công ty công nghiệp ô tô Việt Nam thường được sản xuất theo đơn đặt hàng của khách hàng. Nguyên vật liệu phụ thuộc nhiều vào tình hình nhập khẩu ở nước ngoài. Do đó để có thể

chủ động nguồn nguyên vật liệu đòi hỏi hệ thống thông tin của KTQT phải kịp thời, theo dõi sát sao tình hình biến động ngoại tệ, các chính sách thuế…để có những điều chỉnh thích hợp khi xây dựng định mức.

Ngoài ra, việc nghiên cứu, phát triển sản phẩm trong các doanh nghiệp rất quan trọng, quyết định tới khả năng sản xuất và tiêu thụ của doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp đều có đặc điểm riêng về hoạt động sản xuất kinh doanh, về tính phức tạp của mô hình quản lý, về trình độ tay nghề của các bộ làm kế

toán cũng như trang thiết bị cơ sở vật chất và khả năng ứng dụng công nghệ

mới trong quản lý. Vì vậy việc đảm bảo yêu cầu này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức công tác KTQT phát huy tác dụng trong việc thu thập, xử lý, phân tích và cung cấp thông tin kế toán cho nhà quản lý điều hành quá trình sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả.

Th ba, T chc công tác KTQT trong doanh nghip thuc Tng công ty Công nghip ô tô Vit Nam phi đảm bo cung cp đầy đủ thông tin và cung cp thông tin có cht lượng cho công tác qun lý, điu hành hot động sn xut kinh doanh

Chất lượng công tác kế toán trong các doanh nghiệp thuộc Tổng công ty Công nghiệp ô tô Việt Nam phụ thuộc rất nhiều vào việc tổ chức công tác kế toán nói chung và công tác KTQT nói riêng. Mục tiêu cơ bản của việc tổ

chức hợp lý và khoa học công tác KTQT trong doanh nghiệp là đảm bảo thu nhận, xử lý, phân tích và cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời phục vụ công tác

điều hành quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thành viên cũng như của cả Tổng công ty. Do đó tổ chức công tác KTQT cần phải phù hợp với tình hình thực tế về quản lý kinh tế tài chính trong các doanh nghiệp thuộc Tổng công ty, đảm bảo sự thống nhất và tính tự chủ của các doanh nghiệp thông qua hệ thống kế toán bao gồm chếđộ chứng từ kế toán và ghi chép ban

đầu, chếđộ tài khoản kế toán, chế độ sổ kế toán và hệ thống báo cáo KTQT. Các thông tin của KTQT phải đảm bảo tính kịp thời, đầy đủ có chất lượng để

phục vụ công tác quản lý và điều hành sản xuất.

Th tư, T chc công tác KTQT trong các doanh nghip thuc Tng công ty Công nghip ô tô Vit Nam kết hp được KTQT và KTTC trong cùng h thng

đểđảm bo tính hiu qu và có tính kh thi

Bất kỳ một phương án sản xuất kinh doanh hay một đề án nào đó đều phải chú ý đến tính khả thi, hiệu quả và khả năng ứng dụng vào thực tế. Vì

vậy tổ chức KTQT trong các doanh nghiệp thuộc Tổng công ty Công nghiệp ô tô Việt Nam phải đảm bảo được nguyên tắc này. Nguyên tắc này đòi hỏi khi tổ chức KTQT trong các doanh nghiệp thuộc Tổng công ty Công nghiệp ô tô Việt Nam phải thực hiện đầy đủ các quy trình từ công tác nghiên cứu lý luận, khảo sát thực tiễn đến các công việc chuẩn bị các điều kiện cần thiết để thực hiện kế hoạch tổ chức. Việc tổ chức KTQT còn phải đáp ứng được mục tiêu tiết kiệm. KTQT phải đảm bảo tận dụng được thông tin của hệ thống KTTC. Cần tổ chức hệ thống thu nhận, hệ thống xử lý thông tin bao gồm con người, chứng từ, tài khoản, sổ sách kế toán đảm bảo vừa cung cấp thông tin cho KTTC vừa cung cấp thông tin cho KTQT. Như vậy có thể nâng cao hiệu quả

cũng như đảm bảo tính khả thi của phương án đề xuất. Tuy nhiên khi điều chỉnh hệ thống kế toán hiện tại đểđáp ứng yêu cầu thông tin KTQT cần tránh làm xáo trộn, tăng biên chế lao động kế toán quá lớn và không làm ảnh hưởng

đến hệ thống KTTC và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Th năm, T chc công tác KTQT trong các doanh nghip thuc Tng công ty Công nghip ô tô Vit Nam phi đảm bo tính tiết kim

Khi xây dựng và hoàn thiện tổ chức công tác KTQT phải dựa trên nguyên tắc phù hợp, hài hòa lợi ích của nó và chi phí bỏ ra để tổ chức hoạt

động đó. Tùy từng điều kiện cụ thể của mỗi doanh nghiệp để xây dựng kế hoạch tổ chức hợp lý và khoa học, đảm bảo thực hiện tốt các yêu cầu đã nêu ra nhằm tiết kiệm chi phí, đảm bảo sự hài hòa giữa lợi ích đạt được và chi phí bỏ ra.

Hệ thống kế toán hiện nay trong các doanh nghiệp thuộc Tổng công ty Công nghiệp ô tô Việt Nam là phục vụ cho mục đích của kế toán tài chính, phần KTQT hiện nay rất ít được quan tâm. Chính vì vậy, việc tổ chức công tác KTQT sẽ tạo ra những thay đổi đáng kể tới tổng thể hệ thống kế toán trong các doanh nghiệp. Để xây dựng và vận hành hệ thống KTQT chắc chắn các doanh nghiệp sẽ phải có những đầu tư về nhân lực và vật lực, có những thay đổi trong cách thức quản lý và tổ chức kế toán. Tuy nhiên, tổ chức công tác KTQT cần phải kết hợp hài hoà với KTTC, không được quá phức tạp, gây khó khăn cho bộ máy kế toán, không được quá tốn kém nhưng vẫn bảo đảm hiệu quả cung cấp thông tin.

Những tồn tại hiện nay trong việc tổ chức công tác KTQT trong các doanh nghiệp thuộc Tổng công ty Công nghiệp ô tô Việt Nam đang là một cản trở lớn trong việc đưa ra các quyết định kinh doanh. Chính vì thế việc tổ

chức KTQT trong các doanh nghiệp này là điều hết sức cần thiết, nó góp phần cung cấp cho Ban giám đốc và các nhà quản trị trong các doanh nghiệp thông tin kịp thời, đầy đủđể có thểđưa ra các quyết định kinh doanh phù hợp giúp các doanh nghiệp có những thành công lớn trong thị trường cạnh tranh khốc liệt hiện nay.

3.3. GII PHÁP HOÀN THIN T CHC CÔNG TÁC K TOÁN QUN TR TRONG CÁC DOANH NGHIP THUC TNG CÔNG TY CÔNG NGHIP Ô TÔ VIT NAM

3.3.1. Hoàn thin t chc b phn kế toán qun tr trong b máy kế toán

Trên cơ sở nghiên cứu mối quan hệ giữa KTTC và KTQT theo tác giả

việc tổ chức bộ máy kế toán của các doanh nghiệp thuộc Tổng công ty công nghiệp Việt Nam nên theo mô hình kết hợp KTTC và KTQT để từng bước thực hiện công việc liên quan đến KTQT bởi nguồn lực tài chính và trình độ

của đội ngũ nhân viên kế toán trong các doanh nghiệp khó có thể đáp ứng

được yêu cầu của việc thực hiện ngay một hệ thống KTQT hoàn chỉnh. Mô hình này gồm hai phân hệ KTTC và KTQT trong cùng một hệ thống kế toán nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho chức năng thông tin và kiểm tra kế toán

được toàn diện, phong phú và hiệu quả. Nhân viên kế toán các phần hành vừa

đảm nhận công việc của KTTC vừa kiêm thêm một số công việc của KTQT. Việc lựa chọn mô hình kết hợp giữa KTTC và KTQT là phù hợp vì:

- KTQT mới được xây dựng và phát triển ở trình độ thấp, chưa đủ điều kiện để tách riêng thành một bộ phận độc lập, chuyên sâu.

- Dựa trên cơ sở tổ chức bộ máy kế toán của doanh nghiệp để bổ sung chức năng, nhiệm vụ cho từng bộ phận là hợp lý. Đồng thời cũng không nên tổ chức bộ

máy cồng kềnh trong điều kiện KTQT chưa phát triển theo hướng chuyên sâu. - KTTC và KTQT có mối quan hệ mật thiết với nhau, có cùng nguồn gốc thông tin, nguồn gốc số liệu, tài liệu đến hệ thống sổ sách báo cáo nên tổ chức kết hợp trong một bộ máy là tận dụng được mối quan hệ về thu thập, cung cấp thông tin trong cùng một hệ thống tổ chức sẽ hợp lý và hiệu quả hơn.

- Phù hợp với định hướng xây dựng hệ thống kế toán doanh nghiệp của Bộ tài chính là theo hướng kết hợp KTTC và KTQT; kế toán tổng hợp và kế

toán chi tiết.

Với mô hình kết hợp giữa KTTC và KTQT thì cơ cấu tổ chức bộ máy kế

toán tại các doanh nghiệp sản xuất và lắp ráp ô tô thuộc Tổng công ty công nghiệp ô tô Việt Nam nên thực hiện theo sơđồ 3.1

Sơđồ 3.1: Mô hình t chc b phn kế toán tài chính và kế toán qun tr kết hp

Theo mô hình này, từng bộ phận trong bộ máy kế toán thực hiện nội dung công việc của từng phần hành kế toán bao gồm cả những phần việc KTTC và KTQT. Không nhất thiết mỗi nhân viên kế toán phụ trách từng bộ

phận kế toán mà có thể một nhân viên kế toán phụ trách nhiều nội dung kế

toán tùy theo khối lượng công việc và khả năng của mỗi nhân viên. Kế toán là một bộ phận của hệ thống thông tin trong doanh nghiệp có mối quan hệ với nhiều bộ phận khác phục vụ công tác quản trị doanh nghiệp. Vì vậy, bộ máy kế toán trong các doanh nghiệp cần xác lập mối quan hệ chặt chẽ trong việc cung cấp thông tin lẫn nhau để hoàn chỉnh hệ thống thông tin KTTC và KTQT.

Việc xây dựng mô hình tổ chức bộ máy kế toán kết hợp giữa KTQT và KTTC phải đảm bảo được yêu cầu gọn nhẹ, hiệu quả, vừa cung cấp được thông tin cần thiết cho yêu cầu quản trị doanh nghiệp, vừa cung cấp thông tin

Một phần của tài liệu Tổ chức công tác kế toán quản trị trong các doanh nghiệp thuộc tổng công ty công nghiệp ô tô việt nam (Trang 133)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(190 trang)