*Tổ chức lập báo cáo kế toán quản trị
Để biết được nhu cầu báo cáo KTQT tại các doanh nghiệp thuộc Tổng công ty công nghiệp ô tô Việt Nam tác giả sử dụng câu hỏi “Doanh nghiệp có tiến hành lập báo cáo KTQT không?” Kết quả cho thấy hiện nay các doanh nghiệp chưa thực sự quan tâm đến việc xây dựng hệ thống báo cáo KTQT. Có 8/12 doanh nghiệp (chiếm 66,67%) có các báo cáo nội bộ.
Các doanh nghiệp thuộc Tổng công ty công nghiệp ô tô Việt Nam 100% đều tổ chức hệ thống sổ kế toán để phản ánh các nghiệp vụ phát sinh liên quan chi phí, giá thành, doanh thu, lợi nhuận… theo đúng quy định của chếđộ kế toán. Các báo cáo được lập dựa trên số liệu thực tế phát sinh theo yêu cầu của KTTC. Khảo sát thực tế tại đơn vị nhiều nhân viên kế toán còn
chưa có khái niệm về các báo cáo có sử dụng cách phân loại chi phí thành chi phí biến đổi và chi phí cố định. Tiếp tục câu hỏi “Anh chị thấy có cần thiết phải lập các báo cáo KTQT nhằm phục vụ cho các nhà quản trị doanh nghiệp hay không?”, kết quả trả lời cụ thể: Có 2 doanh nghiệp cho rằng không cần thiết (chiếm 16,67%), có 6 doanh nghiệp cho rằng cần thiết (chiếm 50%), có 4 doanh nghiệp (chiếm 33,33%) cho rằng rất cần thiết. Tuy nhiên thực tế thì có ít doanh nghiệp có các báo cáo KTQT.
Tìm hiểu lý do các công ty chưa xây dựng cáo báo KTQT, tác giả thu
được kết quả: các phiếu trả lời không thấy cần thiết chiếm 50%, chưa thấy lợi ích 33,33%, không biết các báo cáo chiếm 16,67%.
Từ kết quả khảo sát cho thấy, các báo cáo cung cấp cho nhà quản trị
vẫn chủ yếu là các báo cáo của KTTC sau đó bổ sung thêm một số thông tin nhất định mà nhà quản trị yêu cầu nên những báo cáo này chưa cung cấp
được những định hướng hoạt động sản xuất kinh doanh, kết quả thực hiện và báo cáo phân tích biến động giữa định hướng thực hiện và kết quả thực tế phát sinh.
(Bảng số 2.6)
Bảng số 2.6 : CÔNG TY CỔ PHẦN CƠ KHÍ Ô TÔ 3.2
BÁO CÁO TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH- THÁNG 1/2014
ĐVT: VNĐ
TT Danh mục Kế hoạch năm 2014 Kế hoạch tháng 1 Thực hiện tháng 1 I Doanh thu -Đóng mới xe ô tô -Sản xuất cơ khí -Sửa chữa ô tô 380.000.000.000 9.000.000.000 8.950.000.000 45.000.000 5.000.000 10.683.000.000 10.600.000.000 78.680.000 4.320.000 II Nội ngân sách -Thuế VAT nội địa -Thuế VAT nhập khẩu -Thuế nhập khẩu -Thuế TNDN -Tiền thuê đất 52.000.000.000 4.118.057.144 1012621.104 1.070.463.921 1.169.020.219 825.000.000 4.000.000 4.118.057.144 1012621.104 1.070.463.921 1.169.020.219 825.000.000 4.000.000 III Nộp khác: -BHXH,BHYT, KPCĐ, BHTN 323.261.000 323.261.000 IV Tiền lương 4.800.000 4.800.000
Ngoài ra các doanh nghiệp cũng tiến hành lập Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh và ước tính thực hiện cho tháng tiếp theo. Tuy nhiên các báo cáo này chưa thể hiện rõ những chỉ tiêu có sự biến động giữa thực tế và kế hoạch, cũng như nguyên nhân vì đâu có sự biến động này.
(Phụ lục 2.25- Báo cáo ước thực hiện kế hoạch năm 2013 và dự kiến kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2014 của Công ty cổ phần cơ khí ô tô 3.2).
Các doanh nghiệp chưa có sự phân chia chi phí thành biến phí và định phí nên các báo cáo bộ phận hay báo cáo kết quả kinh doanh của từng bộ
phận chưa được lập ngay cả báo cáo kết quả kinh doanh theo mức độ hoạt
động cũng chưa có doanh nghiệp nào sử dụng.
Ở một số doanh nghiệp đã bắt đầu có sự hình thành các báo cáo KTQT nhưng tính chất và hệ thống chưa đồng bộ, chủ yếu theo nhu cầu của nhà quản trị, không mang tính ổn định như tại công ty TNHH MTV Ngô Gia Tự
khi tiến hành cổ phần hóa mới lập báo cáo chi phí sản xuất (Bảng số 2.7)
Bảng 2.7
Công ty TNHH MTV Cơ khí Ngô Gia Tự
BÁO CÁO CHI PHÍ SẢN XUẤT
ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2012 9 tháng năm 2013 Giá trị (VND) Giá trị (VND) Giá vốn hàng bán 210.487 66.698 Chi phí tài chính 7.623 21.163 Chi phí bán hàng 7.829 6.323 Chi phí QLDN 9.132 12.555 Tổng cộng 235.072 106.739
(Báo cáo kiểm toán năm 2012 và Báo cáo tài chính 9 tháng 2013 của công ty TNHH MTV cơ khí Ngô Gia Tự)
*Tổ chức phân tích và cung cấp thông tin kế toán quản trị
Sau khi lập các báo cáo báo cáo KTQT, nhiệm vụ quan trọng của kế
toán quản trị là tổ chức phân tích các báo cáo KTQT để cung cấp các thông tin hữu ích phục vụ công tác quản lý của các doanh nghiệp đồng thời cung cấp các thông tin cần thiết cho việc ra các quyết định kinh doanh của lãnh đạo
doanh nghiệp. Việc phân tích này thường dựa vào số liệu định mức kỹ thuật và số liệu thực tế do KTQT cung cấp.
Tìm hiểu về công tác phân tích thông tin phục vụ KTQT, tác giả sử
dụng câu hỏi: “Doanh nghiệp anh/chị có thực hiện việc phân tích thông tin phục vụ KTQT hay không?”. Với câu hỏi khảo sát này câu trả lời thu được là có 8/12 doanh nghiệp (chiếm 66,67%) phân tích và có 4/12 doanh nghiệp (chiếm 33,33%) chưa phân tích. Lý do được các doanh nghiệp đưa ra là phân tích khi có nhu cầu chứ không thường xuyên.
Cụ thể thực tế qua khảo sát tại các doanh nghiệp thuộc Tổng công ty công nghiệp ô tô Việt Nam việc phân tích và cung cấp thông tin KTQT chưa
được thực hiện một cách thường xuyên và thiếu tính hệ thống. Các doanh nghiệp chỉ thực hiện phân tích khi cần thiết và không xây dựng kế hoạch từđầu.
Trên cơ sở kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, kế toán tiến hành phân tích tỷ trọng chi phí trên doanh thu để xem xét nguyên nhân của sự biến động
Bảng 2.8:
Công ty cổ phần cơ khí ô tô 1-5
BẢNG PHÂN TÍCH CHI PHÍ CỦA DOANH NGHIỆP
Chỉ tiêu Năm 2012 6 tháng năm 2013 Giá trị (VND) Tỷ trọng trên DTT (%) Giá trị (VND) Tỷ trọng trên DTT (%) Giá vốn hàng bán 267.914 73,34 124.784 115,09 Chi phí tài chính 63.361 17,34 36.008 33,21 Chi phí bán hang 15.016 4,11 5.933 5,47 Chi phí QLDN 18.221 4,99 10.719 9,89 Tổng cộng 364.512 99,78 177.444 163,65
(Báo cáo kiểm toán năm 2012, 2013 của công ty ô tô 1-5)
Trên cơ sở báo báo phân tích này doanh nghiệp biết được nguyên nhân sự thay đổi của các khoản mục chi phí trên doanh thu thuần như: Giai đoạn 2010-2013 các yếu tố đầu vào sản xuất của công ty diễn biến theo xu hướng tăng giá (giá nguyên vật liệu, lãi suất cho vay, tiền lương công nhân viên, chi phí xăng dầu, điện nước…) nên đã đẩy các chi phí và giá vốn của công ty tăng thêm. Hơn nữa áp lực cạnh tranh của các công ty trong cùng ngành đặc
biệt là cạnh tranh về giá và chính sách bán hàng, quản lý đã đặt ra nhiều thách thức trong việc duy trì mức độ tăng chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp hợp lý nhưng vẫn đảm bảo lợi nhuận.
Việc phân tích thông tin để ra quyết định là một trong những chức năng quan trong của nhà quản trị, Ra quyết định đúng đắn có thể mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp và ngược lại có thể dẫn đến phá sản. Các quyết định liên quan đến việc mở rộng hay thu hẹp sản xuất, quyết định tự sản xuất hay mua ngoài,…hiện nay chưa được các doanh nghiệp thuộc Tổng công ty công nghiệp ô tô Việt Nam thực hiện.
Qua phỏng vấn thực tế và trên phiếu khảo sát tác giả thống kê được 12/12 doanh nghiệp lựa chọn hiện nay đang định giá bán sản phẩm theo giá thành sản xuất. Tại công ty cổ phần ô tô 3.2, công ty cơ khí Ngô Gia Tự giá bán được xác định dựa vào giá thành sản xuất cộng với các khoản chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí tài chính, chi phí dự phòng và lợi nhuận định mức 3% giá thành sản xuất. Như vậy các doanh nghiệp chưa sử
dụng các phương pháp khác nhưđịnh giá bán sản phẩm dựa trên biến phí của giá thành toàn bộ hay dựa trên CPNVL và CPNC. (Phụ lục 2.26)