CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ

Một phần của tài liệu Tổ chức công tác kế toán quản trị trong các doanh nghiệp thuộc tổng công ty công nghiệp ô tô việt nam (Trang 74)

QUN TR TRONG CÁC DOANH NGHIP THUC TNG CÔNG TY CÔNG NGHIP Ô TÔ VIT NAM

2.2.1. T chc b máy qun lý ca Tng công ty Công nghip ô tô Vit Nam

Qua mỗi thời kỳ phát triển cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Tổng công ty Công nghiệp ô tô Việt Nam lại được bổ sung, điều chỉnh cho phù hợp với yêu cầu

của hoạt động sản xuất kinh doanh. (Sơđồ 2.1)

Sơđồ 2.1. Sơđồ t chc và hot động ca Công ty m- Tng công ty Công nghip Ô tô Vit Nam

Tổ chức bộ máy quản lý của Tổng công ty Công nghiệp ô tô Việt Nam chịu sự quản lý của Bộ chủ quản là Bộ Giao thông vận tải, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp. Mối quan hệ giữa Tổng công ty và các đơn vị thành viên

được thực hiện thông qua người đại diện vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và theo quy định của Luật doanh nghiệp.

Bộ máy quản lý của công ty con được tổ chức theo mô hình trực tuyến chức năng, đứng đầu là Giám đốc, giúp việc cho Giám đốc là các Phó giám

đốc, bên dưới là các phòng ban chức năng và các xưởng, tổ, đội sản xuất. Giám đốc công ty là người chịu trách nhiệm trước Nhà nước, trước Tổng công ty và cán bộ công nhân viên, trước các chủ sở hữu (nếu là công ty cổ

phần) về toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh, về tài sản và các chính sách tài chính được phân công. Giám đốc công ty được Hội đồng quản trị của Tổng công ty bổ nhiệm hoặc do Đại hội cổđông bầu ra.

Các phòng ban chức năng của công ty gồm: Phòng tổ chức, Phòng vật tư, Phòng Kế toán – tài chính Thống kê, Phòng kế hoạch, Phòng hành chính quản trị, Phòng xây dựng cơ bản.

Bộ phận sản xuất: Tùy theo loại hình doanh nghiệp và đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh, quy mô sản xuất mà bố trí các phân xưởng, tổđội sản xuất...

*Cơ chế qun lý, phương thc điu hành ca Tng công ty vi đơn v

- Đối với đơn vị hạch toán phụ thuộc: được thực hiện theo phương thức quản lý và điều hành trực tiếp. Những đơn vị nào không có vốn và tài sản riêng. Các đơn vị hạch toán phụ thuộc được ký kết hợp đồng kinh tế, thực hiện hoạt động kinh doanh, tổ chức nhân sự theo phân cấp của Tổng công ty quy định trong điều lệ hoặc quy chế hoạt động của đơn vị do Hội đồng thành viên phê duyệt.

- Các công ty con do Tổng công ty nắm giữ 100% vốn điều lệ: đây là các công ty con mà Tổng công ty chi phối, quyết định các chính sách tài chính thông qua việc kiểm soát toàn bộ vốn điều lệ, thông qua việc giao chỉ tiêu và giám sát thực hiện. Hội đồng thành viên Tổng công ty là đại diện chủ sở hữu, quyết định mô hình tổ chức và hoạt động, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, lương thưởng của chủ tịch, thành viên hội đồng thành viên, quyết định dự án

đầu tư, hợp đồng mua bán...Đó là: Nhà máy ô tô Đông Vàng 1và Nhà máy cơ

khí công trình.

- Các công ty con do Tổng công ty nắm giữ trên 50% vốn điều lệ: đây là các công ty con mà Tổng công ty chi phối, quyết định các chính sách tài chính thông qua việc kiểm soát trên 50% vốn điều lệ. Tổng công ty điều hành quản lý trực tiếp thông qua người đại diện vốn. Người đại diện vốn có trách nhiệm

định hướng những chỉ đạo của Tổng công ty trong kế hoạch sản xuất kinh doanh. Tổng công ty thực hiện quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của cổ đông hoặc thành viên, bên liên doanh, bên góp vốn chi phối tại công ty con theo quy định của pháp luật, điều lệ công ty đó. Tổng công ty trực tiếp quản lý cổ

phần, vốn góp chi phối ở công ty con thông qua người trực tiếp quản lý phần vốn của Tổng công ty tại các công ty con. Đó là:

Công ty CP cơ khí ô tô Thống Nhất-Thừa Thiên Huế

Công ty TNHH một thành viên ô tô 1-5 Công ty cơ khí ô tô và thiết bịđiện Đà Nẵng Công ty TNHH một thành viên cơ khí Ngô Gia Tự

Công ty cổ phần cơ khí ô tô 3/2

Công ty thương mại và đầu tư giao thông vận tải Công ty cổ phần cơ khí ô tô Hòa Bình

Công ty cổ phần công nghiệp ô tô Trường Sơn Công ty cổ phần cơ khí ô tô Nghệ An

Công ty cổ phần vận tải ô tô số 2 Công ty cổ phần vận tải ô tô số 6 Công ty cổ phần đầu tư Vinamotor

Công ty cổ phần dịch vụ vận tải ô tô số 10 Công ty cổ phần cơ khí và xây dựng công trình

Về tổ chức bộ máy quản lý của các công ty con trong Tổng công ty Công nghiệp ô tô Việt Nam được tổ chức bộ máy quản lý theo mô hình trực tuyến chức năng. Đứng đầu công ty là giám đốc, người chịu trách nhiệm điều hành và quản lý mọi mặt hoạt động sản xuất kinh doanh, chịu trách nhiệm pháp lý về phần vốn góp của các chủ sở hữu, giúp việc cho Giám đốc là các phó giám đốc và các bộ phận chức năng. Các phòng, ban chức năng thực hiện các nhiệm vụ theo quyền hạn, chức năng của mình. Trong các công ty con thường tổ chức thành các phòng, ban như phòng kỹ thuật, phòng kế hoạch, phòng tổ chức lao động, phòng hành chính tổng hợp....Bộ phận sản xuất là nơi thực hiện các nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh theo chức năng nhiệm vụ của các công ty.

Đặc điểm này cho phép Tổng công ty cũng như ban quản lý giám sát

được chặt chẽ quy trình sản xuất và công tác quản lý tài chính tại đơn vị. Từ đó có thể xây dựng và kiểm soát được các bộ phận tạo ra doanh thu, chi phí, bộ phận đầu tư...và đánh giá được trách nhiệm quản lý của các bộ phận.

2.2.2. Quy trình sn xut, lp ráp ô tô và đặc đim sn phm ca các doanh nghip thuc Tng công ty Công nghip ô tô Vit Nam

Các lĩnh vc hot động ca các doanh nghip sn xut và lp ráp ô tô thuc Tng công ty Công nghip ô tô Vit Nam gm:

+Nhóm sản phẩm ô tô: Xe ô tô chở khách từ 29 chỗ ngồi trở lên, xe tải có tổng trọng tải dưới 10 tấn. Các sản phẩm ô tô sản xuất và lắp ráp hàng năm

ước đem lại khoảng 90% cơ cấu doanh thu và lợi nhuận cho các doanh nghiệp; +Sản xuất sản phẩm phụ trợ: linh kiện phụ tùng ô tô, kết cấu thép; +Dịch vụ vận tải hành khách và vận chuyển hàng hóa;

+Các sản phẩm dịch vụ khác...

Trong phạm vi luận án của mình tác giả đi sâu vào lĩnh vực hoạt động chính của các doanh nghiệp thuộc Tổng công ty Công nghiệp ô tô Việt Nam là hoạt động sn xut linh kin và lp ráp ô tô.

Các doanh nghiệp sản xuất lắp ráp ô tô thuộc Tổng công ty Công nghiệp ô tô Việt Nam bao gồm các doanh nghiệp chuyên về lắp ráp ô tô (mua nguyên vật liệu từ các doanh nghiệp nhập khẩu và doanh nghiệp sản xuất trong nước sau đó lắp ráp sản phẩm) và các doanh nghiệp có tiến hành sản xuất các sản phẩm phục vụ cho việc lắp ráp ô tô nên tỷ lệ nội địa hóa được đánh giá khá cao (nguyên vật liệu được mua ngoài một phần và một phần do bản thân doanh nghiệp tự sản xuất).

*Quy trình sn xut và lp ráp ô tô

Do tính chất là doanh nghiệp cơ khí nên các doanh nghiệp sản xuất và lắp ráp ô tô có quy trình công nghệ phức tạp với nhiều khâu được phân chia thành các xưởng sản xuất. Đặc điểm chung của các quy trình công nghệ này bao gồm các khâu sau: hàn, sơn, lắp ráp và kiểm tra sản phẩm. Tuy nhiên với những doanh nghiệp khác nhau thì quy cách sản xuất cũng khác nhau. (Sơđồ

Sơđồ 2.2: Quy trình t chc trin khai sn xut ti các doanh nghip thuc Tng công ty Công nghip ô tô Vit Nam

Sơđồ 2.3 : Quy trình trin khai công ngh

Din gii sơđồ 2.2 và 2.3:

-Tiếp nhận yêu cầu của khách hàng, thị trường: Phòng Kế hoạch-Điều hành sản xuất có trách nhiệm tiếp nhận mọi thông tin liên quan đến khách hàng thông qua đơn đặt hàng, email, điện thoại trực tiếp…cập nhật Sổ tiếp nhận thông tin theo BM-09-01, báo cáo Ban lãnh đạo Nhà máy xem xét và

Tiếp nhận yêu cầu của khách hàng

Lập KH sản xuât Chuẩn bị vật tư tiêu hao Chuẩn bị dây chuyền sản xuất

Thực hiện sản xuất

Kiểm tra theo dõi chất lượng sản phẩm

Vận hành thử Nhập kho TP Bàn giao cho khách Xem xét Tổ chức triển khai sản xuất Điều chỉnh Vật tư Lắp ráp

Kiểm tra, hoàn thiện

Nhập kho Hàn Sơn

thương thảo ký kết hợp đồng kinh tế. Ngoài ra thường xuyên tổ chức đánh giá xu hướng của thị trường, thiết lập phương án tổ chức sản xuất BM-09-02 trình Ban lãnh đạo Nhà máy phê duyệt.

-Triển khai bản vẽ công nghệ và tính dự toán: Phòng Kế hoạch-Điều hành sản xuất chuyển giao thông tin về phòng kỹ thuật tổ chức xem xét thông tin, phân tích và thiết lập bản vẽ triển khai công nghệ, bóc tách dự toán vật tư và xây dựng quy trình công nghệ. Bản vẽ, các thông số và phương án tổ chức triển khai sản xuất được trình Ban lãnh đạo nhà máy phê duyệt, phối hợp với phòng Kế hoạch-Điều hành sản xuất thông qua khách hàng xem xét và duyệt xác nhận.

- Phát hành lệnh sản xuất: Phòng Kế hoạch-Điều hành sản xuất căn cứ

xác nhận từ phía khách hàng, thiết lập lệnh sản xuất theo BM-09-03 trình Ban lãnh đạo Nhà máy tổ chức phê duyệt và thông báo các phòng, phân xưởng thực hiện. Phòng Kế hoạch-Điều hành sản xuất căn cứ dự toán vật tư tiến hành tổ chức triển khai thực hiện mua hàng. Phòng Kỹ thuật phân công nhiệm vụ cán bộ tổ chức giám sát quá trình triển khai thực hiện công nghệ sản xuất, tổ chức kiểm tra chất lượng máy móc, tổ chức bảo dưỡng, sửa chữa, chăm sóc trước khi tổ chức sản xuất. Phòng quản lý chất lượng tổ chức thực hiện triển khai kiểm tra và nghiệm thu chất lượng ô tô sau lắp ráp. Phòng Tài chính kế

toán xem xét, cân đối tài chính phục vụ cho các giai đoạn, quá trình tổ chức thực hiện sản xuất. Quản đốc phân xưởng sau khi tiếp nhận lệnh sản xuất, tiến hành thiết lập phiếu giao việc giao cho các tổ sản xuất thực hiện.

-Triển khai thực hiện sản xuất và lắp ráp bao gồm:

*Công đon hàn: Phân xưởng Hàn tiếp nhận vật tư, kiểm tra chặt chẽ

(tên mã số, chi tiết có bị cong vênh, biến dạng), căn cứ trên bản vẽ công nghệ

tổ chức lấy dấu trên vật tư cho các điểm hàn, triển khai hàn theo quy trình kỹ

thuật. Tại mỗi công đoạn đều có checksheet để kiểm tra số lượng điểm hàn, vị trí

điểm hàn, hình dạng bề ngoài mối hàn và dùng bút đánh dấu số lượng điểm hàn.

*Công đon sơn: Công đoạn sơn là công đoạn tiếp theo trung gian giữa hàn và lắp ráp nhằm mục đích tạo màu sắc, độ bóng và vẻđẹp cho xe; tăng độ

cứng của thân vỏ xe nhờ vào các lớp sơn trên bề mặt; bảo vệ lớp vỏ xe khỏi gỉ

sét, ăn mòn kim loại; chống nước, chống rung, chống ồn…

đây, dây chuyền xử lý bề mặt sẽ làm sạch các vết bẩn và dầu mỡ bám trong quá trình vận chuyển và sản xuất trước khi nó được sơn lớp sơn chống gỉ. Làm sạch trước sơn: Kiểm tra bề ngoài – Treo – Phun rửa áp cao – Bể tẩy dầu – Bể xử lý kiểm – Bể xử lý hoạt hóa – Bể phốt phát – Bể DI – Nhúng ED – Rửa UF – Nhúng UF – Rửa nước thường – Sấy ED – Bội kep Sealer – Bôi UBC - Sấy.

Thực hiện sơn: Kiểm tra – Mài ráp sửa lỗi bề mặt – làm sạch – Phun sơn lần 1 – Phun sơn lần 2 – Lò sấy – kiểm tra bề ngoài – Mài ráp sửa lỗi – làm sạch phun sơn Base – Phun sươn Clear – Sấy.

Thực hiện kiểm tra: Kiểm tra 1 (Vết bụi, mầu sơn, độđồng đều lớp sơn) – sửa chữa lỗi sơn – làm sạch – phun Wax và kiểm tra 2 – dán tem – chuyển sang dây chuyền lắp ráp.

Kết thúc các quá trình là công đoạn sửa chữa và hoàn thiện xe trước khi giao xe cho Xưởng lắp ráp. Ngoài ra Xưởng sơn còn một tổ nhỏđể sơn và sửa chữa các đồ nhựa và các phụ kiện nhỏ lắp trên xe ô tô thông thường.

*Công đon lp ráp: Phân xưởng lắp ráp triển khai tổ chức lắp các dây

điện, các đường ống va cụm, gầm, lắp ngoại thất và nội thất, kiểm tra. Bắt đầu từ thân xe đã sơn, tiến hành tháo cửa – lắp dây điện – hệ thống kiểm soát lắp

đặt túi khí số 1 – lắp két nước – lắp hộp tay lái – Hệ thống kiểm soát lắp đạt túi khí số 2 – lắp bình xăng – lắp cụm động cơ vào khung – lắp bánh xe – Bơm dầu phanh – lắp kính trước, sau – lắp ghế ngồi – lắp cửa xe – Nạp ga

điều hòa, bơm dung dịch làm mát – thiết bị tạo mã khóa – Chuyển sang kiểm tra chất lượng.Khi thực hiện kiểm tra có bảng kết quả kiểm tra, kiểm tra cân lực, kiểm tra chi tiết, lực xiết…

*Kim tra xe hoàn thành: Cán bộ quản lý chất lượng tổ chức kiểm tra chặt chẽ theo tiêu chuẩn kiểm tra và bảng tiêu chuẩn công việc

+Kiểm tra bề ngoài: kiểm tra khe hở, cách bậc của các chi tiết được quy định như door, side panel..

+Aligment test: Kiểm tra góc đặt bánh dẫn hướng (độ chụm, góc nghiêng bánh xe) và góc quay bánh xe dẫn đường.

+Slide ship: Kiểm tra độ trượt ngang bánh trước

về tốc độ, kiểm tra nồng độ khí thải, còi và độồn khí thải.

+Kiểm tra gầm: Kiểm tra sự rò rỉ ga của điều hòa, rò đầu, rò nước của các bộ

phận trên xe.

+Kiểm tra rò nước: Kiểm tra độ rò nước từ bên ngoài xe vào bên trong xe và các yêu cầu khác…

Hình thức tổ sản xuất được kết hợp linh hoạt giữa chuyên môn hóa sản phẩm và chuyên môn hóa theo công nghệ. Tại Xưởng hàn và Xưởng lắp ráp sự chuyên môn hóa theo sản phẩm được thể hiện một cách rõ rệt. Tại dây chuyền đó, một vị trí chỉ chuyên sản xuất và lắp ráp một loại chi tiết cho một loại xe nhất định. Xưởng sản xuất chính được đặt tại vị trí trung tâm với sự

tập kết của các công đoạn quan trọng như hàn – sơn – lắp ráp – kiểm tra chất lượng. Xung quanh xưởng sản xuất chính là các bộ phận phụ trợ như Phân xưởng nhiệt – điện –nước, phân xưởng xếp và dỡ hàng, phân xưởng sửa chữa và bảo dưỡng, phân xưởng hàn và sơn khung xe, bãi tập kết xe hoàn thiện.

*Nhp kho và bàn giao

Sau kiểm tra đảm bảo, nhà máy tổ chức ký nghiệm thu và thiết lập các thủ tục nhập kho. Liên hệ với khách hàng, tổ chức bàn giao và hoàn thiện đầy

đủ các thủ tục theo quy định.

Ngoài ra mỗi doanh nghiệp tùy đặc điểm loại sản phẩm sản xuất có thể

có đặc điểm quy trình công nghệ phù hợp. (Phụ lc 2.4A, 2.4B)

Nghiên cu quy trình sn xut ô tô trong các doanh nghip thuc Tng công ty Công nghip ô tô Vit Nam cho thy các đặc đim cơ bn này nh hưởng đến t chc công tác KTQT như sau:

- Quy trình sản xuất ô tô đang thực hiện là quy trình lắp ráp với linh kiện mua trong nước hoặc nước ngoài hoặc linh kiện nguyên chiếc nhập khẩu chiếm tỷ

trọng lớn trong tổng giá thành sản phẩm của các doanh nghiệp thuộc Tổng công ty Công nghiệp ô tô Việt Nam. Điều này cho thấy việc xây dựng định mức và dự

toán chi phí nguyên vật liệu sẽ phụ thuộc vào tỉ giá hối đoái, thuế suất thuế nhập

Một phần của tài liệu Tổ chức công tác kế toán quản trị trong các doanh nghiệp thuộc tổng công ty công nghiệp ô tô việt nam (Trang 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(190 trang)