Nghĩa của việc sắp xếp các khái niệm trong phạm trù PPDH theo ba bình diện quan điểm, phương pháp, kỹ thuật trong việc lập kế hoạch và thực hiện quá trình dạy học

Một phần của tài liệu bài thu hoạch môn lí luận dạy học hiện đại (Trang 50)

- Tri giác của con người có thể phân chia theo nhiều tiêu chí khác nhau.

2. nghĩa của việc sắp xếp các khái niệm trong phạm trù PPDH theo ba bình diện quan điểm, phương pháp, kỹ thuật trong việc lập kế hoạch và thực hiện quá trình dạy học

thuật trong việc lập kế hoạch và thực hiện quá trình dạy học

QĐDH là khái niệm rộng, định hướng cho việc lựa chọn các PPDH cụ thể. Các PPDH là khái niệm hẹp hơn, đưa ra mô hình hành động. KTDH là khái niệm nhỏ nhất, thực hiện các tình huống hành động.

Một QĐDH có những PPDH phù hợp, một PPDH cụ thể có các KTDH đặc thù. Tuy nhiên có những phương pháp phù hợp với nhiều QĐDH, cũng như KTDH dùng nhiều dùng trong nhiều PPDH khác nhau. Trong mô hình này thường không có sự phân biệt giữa PPDH và hình thức dạy học.

QĐDH là nền tảng giúp cho người giáo viên định hướng một con đường cụ thể để đạt tới mục tiêu dạy học, để có thể phát huy được hết khả năng cũng như tiềm năng của học sinh, tức là giáo viên trước khi bắt đầu một bài học thì phải bắt đầu

từ QĐDH, tiếp đó tới phương pháp và KTDH. Đi theo trình tự như vậy giúp bài học được hiểu trọn vẹn và khắc sâu hơn trong đầu người học. Lâu nay chúng ta chỉ chú ý đến PPDH (hiểu theo nghĩa hẹp) dẫn đến cái nhìn vi mô, hạn hẹp, và áp dụng không phù hợp các phương pháp trong những quan điểm khác nhau, các kỹ thuật khác nhau. Sự xáo trộn này khiến các phương pháp cũng như kỹ thuật dạy học không phát huy được hết các tính năng của nó, cản trở việc học sinh tiếp nhận, khám phá tri thức.

Đối với người giáo viên, hiểu được sự sắp xếp của các bình diện trong phạm trù PPDH (hiểu theo nghĩa rộng) giúp cho việc định hướng và thực hiện mục tiêu dạy học được tốt hơn. QĐDH là những định hướng tổng thể cho các hành động phương pháp. Phương pháp là các mô hình hành động cụ thể, là cách thức, hình thức hành động của GV và HS nhằm thực hiện những mục tiêu dạy học xác định. Kỹ thuật dạy học là những động tác, cách thức hành động của giáo viên và học sinh nhằm thực hiện và điều khiển quá trình dạy học. Giống như những bậc thang để dẫn tới mục đích dạy học. Cả người dạy lẫn người học phải tiến hành từng bước mới thu được hiệu quả cao nhất.

Việc hiểu về sự sắp xếp các khái niệm trong phạm trù PPDH còn giúp giáo viên có cách nhìn tổng quan và toàn diện hơn trong lập kế hoạch cũng như thực hiện quá trình dạy học, định hướng thiết kế và vận dụng cụ thể, khoa học từng phương pháp, phương tiện cũng như hiểu rõ bản chất các cách thức tiến hành. Chẳng hạn như : khi dạy một bài mới mà tính chất của bài học mang nặng lý thuyết, do đó để chắt lọc thông tin, vạch ra những ý chính, ý cơ bản, học sinh chưa thể làm tốt được thì cần áp dụng quan điểm truyền thống cho kiểu bài này, mà hợp lý hơn cả là phương pháp thuyết trình. Ưu thế của phương pháp này là nguời giáo viên truyền đạt được lượng thông tin lớn, chính xác, trọng tâm đến học sinh và tiết kiệm được thời gian. Tuy nhiên phương pháp này cũng mang lại hạn chế trong việc tiếp nhận của học sinh, đó là kiểu tiếp nhận thụ động giống kiểu bình và nước. Do vậy giáo viên khắc phục hạn chế bằng cách tiến hành thêm quan điểm tích cực, nhằm

phát huy tính tích cực chủ động của học sinh, đưa ra những câu hỏi mang tính phát hiện, cho học sinh thảo luận nhóm về một vấn đề trọng tâm trong bài, việc thảo luận này không những giúp học sinh không những thu nhận thêm kiến thức chủ động, cách làm việc nhóm mà còn tăng sự thân thiện, đoàn kết trong tập thể. Hiện nay theo quan điểm đổi mới PPDH , người giáo viên lên lớp không thể áp đặt phương pháp truyền thống lên học sinh theo một chiều suy nghĩ từ giáo viên được. Người giáo viên chỉ mang tính chất định hướng còn sự chủ động, quan điểm cá nhân và trình bày quan điểm cá nhân thuộc về học sinh. Nếu chăm chăm theo hướng “ Thầy đọc, trò ghi, đến khi thi chép lại cho đúng” sẽ dẫn tới hệ quả học sinh không có quan điểm riêng, cũng như không có phương pháp tiến hành các bài tập khác. Nhiệm vụ của giáo viên là chỉ ra phương pháp, cách thức để trình bày chứ không vạch ra ý, quan điểm rồi ép học sinh đi theo. Có thể sử dụng kỹ thuật lấy ý kiến bằng phiếu ở dạng bài có trình bày vấn đề, quan điểm mang tính chất hai mặt đúng sai… những vấn đề, thực trạng bên ngoài xã hội, sau đó thảo luận để học sinh nói lên quan điểm của mình, giáo viên kết luận sau cùng để tóm lại vấn đề, từ những buổi thảo luận như vậy, chính giáo viên cũng sẽ bất ngờ trước những ý tưởng và quan điểm đầy sáng tạo, thông minh của học sinh. Do đó không những là gây hứng thú cho học sinh mà còn mang lại hứng thú cho cả người dạy.

Kết luận

Phương pháp dạy học xét đến cùng vẫn là con đường để tiến tới mục đích dạy học, phát triển năng lực cá nhân. Các mô hình cấu trúc PPDH cho thấy khái niệm PPDH rất phức hợp. PPDH có thể hiểu theo nghĩa rộng và nghĩa hẹp. Với mô hình ba bình diện đã trình bày ở trên thì PPDH ở đây hiểu theo nghĩa hẹp, cụ thể là những hình thức, cách thức hành động của giáo viên và học sinh nhằm thực hiên mục tiêu dạy học.

Quan điểm dạy học – phương pháp dạy học – kỹ thuật dạy học là mô hình có giá trị to lớn trong cả dạy và học, do đó hiểu được ý nghĩa của việc sắp xếp các bình diện chính là chìa khóa để giáo viên vận dụng mô hình được hiệu quả, giúp đề ra chiến lược cụ thể trong từng bài học, trong việc đạt tới mục tiêu dạy học cho học sinh.

Câu 3. Trình bày ví dụ một phác thảo kế hoạch dạy học trong đó thể hiện sự vận dụng các quan điểm, phương pháp và kĩ thuật dạy học.

Chương II. CƠ SỞ TỰ NHIÊN VÀ CƠ SỞ XÃ HỘI CỦA TÂM LÝ ( 5 tiết: 4 LT; 1 TH) I. Cơ sở tự nhiên của tâm lý

Một phần của tài liệu bài thu hoạch môn lí luận dạy học hiện đại (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(84 trang)
w