PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu phân tích tình hình huy động vốn và cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh ô môn thành phố cần thơ (Trang 26)

2.1.1 Phương pháp thu thập số liệu

Thu thập số liệu thứ cấp từ Phòng kế hoạch-kinh doanh của NHNN&PTNTVN chi nhánh Ô Môn trong 3 năm ( 2010-2012) và 6 tháng đầu năm 2013.

16

2.1.2 Phương pháp phân tích số liệu

- Mục tiêu 1 : sử dụng phương pháp thống kê mô tả, so sánh số tuyệt đối và tương đối để tìm ra sự thay đổi, biến động của các chỉ tiêu nghiên cứu qua các năm.

- Mục tiêu 2 : dựa vào phân tích các chỉ tiêu nghiên cứu ở mục tiêu 1 và kết hợp các chỉ số tài chính để tìm ra những nguyên nhân tác động đến sự biến động của các chỉ tiêu.

- Mục tiêu 3 : từ kết quả của mục tiêu 2, sử dụng phương pháp suy luận để tìm ra các giải pháp khắc phục những điểm yếu đồng thời phát huy những thế mạnh để nâng cao hiệu quả trong hoạt động huy động vốn và cho vay tại NH.

Phương pháp phân tích chủ yếu trong đề tài này là phương pháp so sánh số tuyệt đối và số tương đối. Các phương pháp này được sử dụng để so sánh các chỉ tiêu nghiên cứu qua các năm, từ đó đánh giá sự biến động và tìm ra nguyên nhân tác động lên các chỉ tiêu kinh tế trong hoạt động của NH.

2.1.2.1 Phương pháp so sánh số tuyệt đối

Phương pháp so sánh số tuyệt đối là kết quả của phép trừ giữa trị số của kỳ phân tích với kỳ gốc của chỉ tiêu kinh tế.

∆Y = Y1 – Y0 Trong đó:

Y0: chỉ tiêu năm trước Y1: chỉ tiêu năm sau

∆Y: là phần chênh lệch tăng, giảm của các chỉ tiêu kinh tế

Phương pháp này sử dụng để so sánh sư biến động về mặt giá trị của số liệu của năm hiện hành với số liệu năm trước của các chỉ tiêu xem có biến động.

2.1.2.2 Phương pháp so sánh số tương đối

Phương pháp so sánh bằng số tương đối: là kết quả của phép chia giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế.

∆Y = Y1

Y0 X 100 Trong đó:

Y0: chỉ tiêu năm trước Y1: chỉ tiêu năm sau

∆Y: biểu hiện tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu kinh tế

Phương pháp này dùng để làm rõ tình hình biến động của các chỉ tiêu kinh tế trong một thời gian nào đó. So sánh tốc độ tăng trưởng của chỉ tiêu giữa các năm và so sánh tốc độ tăng trưởng giữa các chỉ tiêu.

17

CHƯƠNG 3

TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH Ô MÔN

3.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH

-NHNN&PTNN Quận Ô Môn là một trong những chi nhánh trực thuộc

NHNN&PTNT thành phố Cần Thơ, có trụ sở đặt tại Quốc lộ 91-Khu vực 10- Phường Châu Văn Liêm-Quận Ô Môn-Thành Phố Cần Thơ. NH được thành lập năm 1988 thông qua quyết định số 53/HDBT vào ngày 26/03/1988 của Hội đồng Bộ Trưởng (nay là thủ tướng Chính Phủ) với tên gọi ban đầu là NHNN&PTNN Việt Nam chi nhánh huyện Ô Môn.

-Đến ngày 14/11/1990 theo nghị định 400/CP ban hành pháp lệnh về NH, hợp tác xã tín dụng và công ty tài chính, NHNN&PTNN Việt Nam chi nhánh huyện Ô Môn được xem là NH Nông nghiệp thương mại quốc doanh và được đổi tên thành NHNN&PTNN chi nhánh huyện Ô Môn. Đến tháng 11/1996 NHNN&PTNN chi nhánh huyện Ô Môn lại đổi tên thành NHNN&PTNN Việt Nam chi nhánh huyện Ô Môn, có tên tiếng Anh là “Viet Nam Bank for Agricuture and Rual Development”, viết tắt là VBARD và gọi tắt là “Agribank”.

-Sau nghị định 05/2004/NĐCP chia tách huyện Ô Môn thành Quận Ô Môn và huyện Cờ Đỏ. NHNN&PTNN Quận Ô Môn hoạt động với chức năng huy động vốn ủy thác từ NH cấp trên để đầu tư và thực hiện dịch vụ NH. NH được thành lập với nguồn vốn ban đầu là 1,8 tỷ đồng của ngân sách nhà nước chuyển sang, thông qua các hoạt động tín dụng NH đã không ngừng nâng cao vai trò huy động vốn từ các tổ chức kinh tế và hộ dân cư để đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng góp phần thực hiện phát triển kinh tế trong vùng và thực hiện công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước nói chung và Quận Ô Môn nói riêng.

3.2 CƠ CẤU TỔ CHỨC

NHNN&PTNT chi nhánh quận Ô Môn có 30 cán bộ, bao gồm: - 01 Giám đốc - 01 Phó giám đốc - Phòng kế hoạch-kinh doanh: + 01 Trưởng phòng + 02 Phó phòng + 06 Nhân viên TD (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

18 - Phòng kế toán-Ngân quỹ:

+ 01 Kế toán trưởng + 02 Phó phòng kế toán + 03 Kế toán viên

+ 03 Kiểm ngân-Thủ quỹ + 01 Cán bộ kiểm tra

- 02 nhân viên phòng Hành chính-Bảo vệ - 07 nhân viên Phòng giao dịch

* Hình sau thể hiện cơ cấu tổ chức của NHNN&PTNT chi nhánh Ô Môn

Nguồn: Phòng Hành chính-bảo vệ NHNN&PTNT chi nhánh Ô Môn 2013

Hình 3.1 Sơ đồ tổ chức ở NHNN&PTNT chi nhánh Ô Môn

3.3 CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ

a) Giám đốc:

- Có nhiệm vụ quản lý và điều hành mọi hoạt động của chi nhánh.

- Hướng dẫn và diễn giải việc thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ và phạm vi hoạt động của cấp trên đã giao.

- Quyết định những vấn đề liên quan đến tổ chức, bổ nhiệm, bãi nhiệm, khen thưởng và kỷ luật…. cán bộ và công nhân viên của đơn vị.

- Phối hợp với các đoàn thể lãnh đạo các phong trào thi đua và bảo vệ quyền lợi của cán bộ, công nhân viên trong NH theo quy chế hiện hành.

- Xử lý hoặc kiến nghị các cấp có thẩm quyền để xử lý các tổ chức hoặc cá nhân có hành vi vi phạm chế độ tiền tệ, tín dụng, thanh toán của NH.

- Đại diện cho ngân hàng để xử lý hợp đồng với khách hàng (KH). - Quản lý và quyết định về vấn đề cán bộ thuộc bộ máy NH theo sự phân công ủy quyền của tổng giám đốc.

b) Phó giám đốc

- Có nhiệm vụ hỗ trợ giám đốc về các mặt trong nghiệp vụ.

BAN GIÁM ĐỐC PHÒNG KẾ HOẠCH- KINH DOANH PHÒNG GD SỐ 1 PHÒNG KẾ TOÁN - NGÂN QUỸ KIỂM TOÁN VIÊN PHÒNG HÀNH CHÍNH-BẢO VỆ PHÓ GIÁM ĐỐC

19

- Hỗ trợ giám đốc trong việc điều hành một số công tác do ban giám đốc đã phân công, ký thay giám đốc và chịu trách nhiệm trước giám đốc về các nhiệm vụ được giao.

c) Phòng kế hoạch-kinh doanh

- Đây là phòng ban quan trọng nhất của đơn vị chuyên về tín dụng.

- Có nhiệm vụ trực tiếp thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh: tiếp nhận hồ sơ vay vốn, thẩm định dự án, và đưa ra mức đề nghị cho vay để trình lên Giám đốc duyệt, chịu trách nhiệm chính trong việc quản lý dư nợ cho vay và giám sát việc sử dụng vốn của khách hàng.

- Theo dõi tình hình giữa nhu cầu vốn cấp thiết để phục vụ TD đầu tư, từ đó trình lên Giám đốc có kế hoạch cụ thể.

- Tổ chức chỉ đạo thông tin, phòng ngừa rủi ro TD, kết hợp với kế toán trong việc theo dõi và thu nợ đến hạn, đôn đốc KH trả nợ đúng hạn, đề xuất các biện pháp xử lý các khoản nợ quá hạn.

- Thực hiện chế độ báo cáo thống kê, tổng kết định kỳ hàng tháng, quý, năm, theo quy định NH cấp trên.

- Xây dựng kế hoạch TD, phân loại KH và đề xuất chính sách ưu đãi đối với từng KH, phân tích thẩm định và đưa ra các biện pháp an toàn và hiệu quả nhất.

c) Phòng kế toán-ngân quỹ

- Thực hiện các nhiệm vụ có liên quan đến quá trình thanh toán như thu tiền theo yêu cầu của KH, tiến hành mở tài khoản cho KH nếu khách hàng có yêu cầu hợp lý.

- Kết toán các khoản chi trong ngày, kế toán cho vay, xác định lượng vốn của chi nhánh khi hoạt động trong ngày. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Hạch toán quá trình chuyển khoản giữa chi nhánh với KH, giữa chi nhánh với các NH khác, phát hành các loại séc theo yêu cầu của KH, làm thanh toán điện tử qua mạng vi tính.

d) Phòng giao dịch số 1

Có chức năng giống như phòng kế toán - ngân quỹ. Thực hiện việc giải ngân vốn trên cơ sở hồ sơ giải ngân được duyệt và lưu trữ hồ sơ TD. Mở tài khoản tiền gửi, chịu trách nhiệm xử lý các yêu cầu của KH về tài khoản hiện tại và tài khoản mới. Thực hiện các giao dịch thanh toán, chuyển tiền cho KH. Tiếp nhận các thông tin phản hồi từ KH.

e) Kiểm tra viên

Phụ trách kiểm tra và kiểm soát tình hình hoạt động kinh doanh, kiểm tra sổ kế toán, các báo cáo, bảng quyết toán tài chính của năm. Giải quyết các đơn thư, khiếu nại liên quan tới hoạt động của NH.

20

Có chức năng phân phối, bảo vệ hoạt động của NH và KH. Thực hiện công tác quản lý theo dõi các tài sản, công cụ sử dụng chung của chi nhánh. Quản lý xe và các phương tiện đi lại, làm kế hoạch dự trữ, mua sắm các công cụ phương tiện phục vụ cho công tác chi nhánh.)

3.4 TỔNG QUAN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH 3.4.1 Sản phẩm, dịch vụ (DV) cá nhân 3.4.1 Sản phẩm, dịch vụ (DV) cá nhân

3.4.1.1 DV thẻ

DV thẻ là để thực hiện chủ trương của NHNN là thanh toán không dùng tiền mặt, thời gian qua chi nhánh đã đẩy mạnh những hoạt động liên quan đến thanh toán qua thẻ ATM điển hình là việc thành lập Tổ thẻ tại NH. Với các sản phẩm thẻ đa dạng từ thẻ ghi nợ E-Partner đến thẻ thanh toán quốc tế Visa, Master, NH cung cấp nhiều DV giúp KH thực hiện nhiều loại giao dịch từ máy ATM, điện thoại di động cho đến Internet, Thẻ lập nghiệp do đơn vị cấp (Thẻ "Lập nghiệp" là tên gọi của loại thẻ liên kết đồng thương hiệu giữa Agribank và Ngân hàng Chính sách Xã hội Việt Nam (VBSP) dành riêng cho khách hàng là các học sinh, sinh viên vay vốn của VBSP).

3.4.1.2 DV cho vay

DV cho vay để đáp ứng nhu cầu vay vốn của dân cư trên địa bàn Quận Ô Môn, Chi nhánh đã có nhiều hình thức cho vay ưu đãi, ngắn hạn cũng như trung và dài hạn. Một số nhu cầu của KH mà ngân hàng cho vay như sau: cho vay để làm vốn lưu động hay tăng cường vốn cho hoạt động kinh doanh, sản xuất. Cho vay phát triển kinh tế gia đình như nuôi cá, gia súc, gia cầm, kinh doanh nhỏ lẻ,…Cho vay thực hiện phương án sản xuất kinh doanh phục vụ đời sống khác. Cho vay tiêu dùng như mua xe ô tô, mua nhà đất,…

3.4.1.3 DV tài khoản

DV tài khoản nhằm huy động được nguồn tiền nhàn rổi từ dân cư, đồng thời tạo nguồn tiền cho NH. Chi nhánh đã có nhiều loại hình tiền gửi khác nhau để phục vụ nhu cầu của người dân. Các loại tài khoản dành cho cá nhân bao gồm: tài khoản tiền gửi thanh toán dùng để thực hiện các giao dịch mua bán không dùng tiền mặt; tài khoản tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn. Tài khoản tiền gửi có kỳ hạn, và các sản phẩm tiền gửi: tiết kiệm, kỳ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi,… để đáp ứng nhu cầu tích lũy vốn, tìm kênh đầu tư ít rủi ro của người dân; tài khoản tiền gửi khác.

3.4.1.4 Kinh doanh ngoại tệ

Kinh doanh ngoại tệ đáp ứng nhu cầu mua, bán ngoại tệ của cá nhân để để thanh toán học phí, viện phí, công tác, du lịch, thừa kế, định cư ở nước ngoài, và các nhu cầu thanh toán vãng lai khác của người dân,…

21

3.4.2 Sản phẩm, DV doanh nghiệp

- DV cho vay đối với Doanh nghiệp NH cho vay đối với các nhu cầu vốn cho sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đầu tư phát triển,… trong nhiều lĩnh vực như thương mại – DV, công nghiệp, nông nghiệp.

- DV tài khoản là các loại tài khoản dành cho tổ chức và doanh nghiệp bao gồm: tài khoản tiền gửi thanh toán giúp các doanh nghiệp thuận lợi hơn trong giao dịch thương mại trong nước cũng như quốc tế; tài khoản tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn; tài khoản tiền gửi có kỳ hạn, và các sản phẩm tiền gửi: tiếtkiệm, kỳ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi, là các kênh đầu tư ít rủi ro cho cácdoanh nghiệp; tài khoản tiền gửi khác.

- DV thanh toán và tài trợ thương mại để đáp ứng nhu cầu thanh toán quốc tế của các doanh nghiệp cũng như người dân, NH đã có nhiều dịch vụ phong phú trong thương mại quốc tế.

+ Phát hành, thanh toán thư tín dụng nhập khẩu; thông báo, xác nhận, thanh toán thư tín dụng xuất khẩu.

+ Nhờ thu xuất nhập khẩu, nhờ thu hối phiếu trả ngay và nhờ thu chấp nhận hối phiếu.

+ Thanh toán ủy nhiệm thu, ủy nhiệm chi, séc.

+ Để đáp ứng nhu cầu của người dân trong nước cũng như Kiều bào ta ở nước ngoài trong việc chuyển tiền cho các mục đích cá nhân. Chi nhánh có các DV chuyển tiền trong nước và quốc tế, chuyển tiền nhanh Western Union.

+ Chi trả lương cho các doanh nghiệp qua tài khoản, qua thẻ ATM và chi trả kiều hối.

- DV khác: cung cấp các sản phẩm bảo hiểm như bảo hiểm ô tô, bảo hiểm tiền gửi; dịch vụ tư vấn đầu tư và tài chính; và cuối cùng là dịch vụ cho thuê tài chính.

3.4.3 Quy trình cho vay

Hình sau thể hiện quy trình xét duyệt cho vay tại NHNN&PTNT chi nhánh Ô Môn

22 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nguồn: Phòng Kế hoạch-kinh doanh NHNN&PTNT chi nhánh Ô Môn 2013

(1) Cán bộ tín dụng phụ trách địa bàn của mình tiếp nhận hồ sơ vay vốn của KH, kiểm tra tính hợp lê, hợp pháp của từng hồ sơ và tiến hành thẩm định từng hồ sơ vay vốn.

(2) Nếu hồ sơ không đáp ứng đủ điều kiện thì cán bộ tín dụng trả lại hồ sơ cho khách hàng, nếu đủ điều kiện vay vốn thì tiến hành thẩm định trực tiếp tại địa bàn. Cán bộ tín dụng sẽ quyết định cho vay với điều kiện cho vay, số tiền cụ thể để mở sổ vay vốn (đối với món vay dưới 30 triệu đồng) hoặc hợp đồng tín dụng (đối với món vay trên 30 triệu đồng) cho khách hàng.

(3) Sau khi mở sổ vay vốn (hoặc hợp đồng tín dụng), cán bộ tín dụng sẽ chuyển hồ sơ cho trưởng phòng tín dụng, trưởng phòng tín dụng có trách nhiệm kiểm tra, phê duyệt hồ sơ vay vốn.

(4) Sau khi được trưởng phòng tín dụng phê duyệt, hồ sơ tiếp tục được chuyển lên ban giám đốc. Giám đốc (hoặc phó giám đốc) sẽ phê quyệt theo quyết định của trưởng phòng tín dụng và khả năng nguồn vốn của NH.

(5) Hồ sơ sau khi được ban giám đốc phê duyệt sẽ được trả về cho cán bộ tín dụng để tiến hành giải ngân.

(6) Cán bộ tín dụng chuyển hồ sơ cho phòng kế toán.

(7) Phòng kế toán thu giữ hồ sơ và làm thủ tục giải ngân cho KH. (8) Thủ quỹ nhận lệnh chi tiền và giải ngân cho KH.

23

3.4.4 Kết quả hoạt động kinh doanh

NHTM tuy kinh doanh trong lĩnh vực đặc biệt-tiền tệ, nhưng về bản chất vẫn giống như các doanh nghiệp sản suất, kinh doanh bình thường khác, cũng đặt lợi nhuận lên làm mục tiêu hàng đầu. Do đó, chúng ta cần phân tích kết quả hoạt động kinh doanh thường xuyên để nắm bắt kịp thời tình hình, hiệu quả hoạt động tại NH.

Bảng 3.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của NHNN&PTNT chi nhánh Ô Môn 2010-2012 ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2011/2010 2012/2011 2010 2011 2012 Số tiền % Số tiền % 1.Tổng thu nhập 47.091 78.300 75.455 31.209 66,3 (2.845) (3,6) -Thu từ lãi 28.019 54.218 62.628 26.199 93,5 8.410 15,5 -Thu ngoài lãi 19.072 24.082 12.827 5.010 26,3 (11.255) (46,7) 2.Tổng chi phí 41.120 62.200 61.767 21.080 51,3 (433) (0,7) -Chi lãi 18.589 28.323 41.850 9.734 52,4 13.527 47,8 -Chi ngoài lãi 22.531 33.877 19.917 11.346 50,4 (13.960) (41,2) 3.Lợi nhuận 5.971 16.100 13.688 10.129 169,6 (2.412) (15,0)

Nguồn: Phòng Kế toán-ngân quỹ NHNN&PTNT chi nhánh Ô Môn 2010-2012

Qua Bảng 3.1, ta thấy tình hình kinh doanh của NHNN&PTNT chi nhánh Ô Môn giai đoạn 2010-2011 đạt nhiều kết quả khả quan, thu nhập, chi phí và lợi nhuận tăng trưởng khá mạnh với mức tăng mạnh nhất là năm 2011.

Một phần của tài liệu phân tích tình hình huy động vốn và cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh ô môn thành phố cần thơ (Trang 26)